Đối với Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 65 - 69)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

3.3.1.Đối với Nhà nước và Chính phủ

3.3. Kiến nghị

3.3.1.Đối với Nhà nước và Chính phủ

3.3.1.1. Tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, chất lượng của hạt điều

Thứ nhất, các Bộ, ngành chức năng cần phối hợp với địa phương, các doanh nghiệp thực thi các biện pháp giám sát an tồn thực phẩm hàng nơng sản cung cấp ra thị trường, tăng cường kiểm dịch, kiểm tra chặt chẽ 100% lô hàng xuất khẩu và ưu tiên cho những vùng sản xuất nơng nghiệp an tồn đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đưa ra các chế tài đủ mạnh đối với những trường hợp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trong xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến uy tín và quyền xuất khẩu vào các khu vực thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ của hàng nông sản Việt Nam nói chung và hạt điều nói riêng khi vào thị trường Hoa Kỳ.

58

Nghiên cứu ban hành chính sách và triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất hạt điều theo hướng tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất thành các tổ chức sản xuất đủ lớn, có điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới, giống mới vào sản xuất, giảm các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy liên kết và bảo đảm hài hịa lợi ích giữa các khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, xuất khẩu hạt điều. Tăng cường xây dựng các mối liên kết giữa các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu hạt điều qua đó phát huy được lợi thế của cả nước, của các vùng kinh tế trọng điểm và của từng địa phương trong sản xuất và xuất khẩu hạt điều.

Thứ hai, hạt điều nhập khẩu phải được kiểm tra kĩ càng, có giám định cẩn thận và theo đúng quy trình để tránh lãng phí nguồn nguyên liệu và tài chính. Cần có những chính sách, quy định nghiêm ngặt về nhập khẩu hạt điều. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền và có những khóa học đào tạo các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm, nắm rõ các quy chuẩn khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Cần nắm rõ các quy trình và các chứng nhận về vệ sinh an tồn thực phẩm, nguồn gốc hàng hóa để tuân thủ đúng quy trình sản xuất hạt điều. Điều này, giảm thiểu rủi ro cho việc hàng hóa bị trả lại, giảm thiểu về rủi ro tài chính.

Thứ ba, nhà nước nên có những chính sách, cơ chế về các trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu ra các loại giống hạt điều phù hợp với thị trường xuất khẩu. Nhà nước và doanh nghiệp nên có những quy định, cơ chế hỗ trợ người nông dân về vốn, cây trồng và các kĩ thuật cũng như quy chuẩn chất lượng để tạo ra những hạt điều chất lượng tốt nhất và có một mức giá đầu ra hợp lý cho người nông dân. Nông dân tiếp nhận giống cây và các kỹ thuật tiến hành canh tác đến kỳ thu hoạch bán lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân để chế biến xuất khẩu. Quy trình này phải hoạt động khép kín và có hiệu quả.

Thứ tư, để giảm thiểu chi phí hạt điều và giữ cho giá điều ổn định. Nhà nước cần có các chính sách, quy định nghiêm ngặt về việc nhập khẩu hạt điều ví dụ như: tăng thuế nhập khẩu hạt điều, kiểm tra nghiêm ngặt về quy trình, chất lượng sản phẩm… từ đó sẽ hạn chế được việc nhập khẩu hạt điều khiến giá thành không ổn định.

3.3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

Thứ nhất, Nhà nước cần tập hợp các đơn vị nhân lực có nhu cầu về đào tạo tiếng anh cao để tăng kinh doanh sản xuất cho thị trường Hoa Kỳ trong vùng cả nước, cũng

59

cần tham vấn cho các nhà sản xuất kinh doanh cơ sở về quy mô đào tạo nhằm nâng cao kinh tế phát triển với thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai, tùy vào tình hình điều kiện có thể giúp đỡ hỗ trợ các kinh phí về các đào tạo các doanh nghiệp quản lý nhân sự để có thể sản xuất xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ, nếu giúp đỡ các doanh nghiệp các cán bộ quản lý sẽ có được nguồn kinh tế tài trợ lớn cho các doanh nghiệp đào tạo.

Thứ ba, Việt Nam đã tạo cho các nhà máy sản xuất hạt điều tham quan, thâm nhập, nghiên cứu và học hỏi thị trường Hoa Kỳ để có thể thêm nhiều kinh nghiệm tăng kinh tế lợi nhuận về nước ta.

Thứ tư, nên đào tạo cho các quản lý doanh nghiệp sản xuất hạt điều Việt Nam, có thể khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyển giao các cơng nghệ máy móc hiện đại nhằm tăng thêm thu nhập về Việt Nam điều này sẽ có những ưu đãi đầu tư cho các nhà sản xuất nhằm thu về lợi nhuận kinh tế cho Việt Nam.

Thứ năm, cần có cung cầu nối giữa các nhà nước tư nhân trong nước nói riêng và trong Hoa Kỳ nói riêng nhằm khích lệ hợp tác giữa các nhà đào tạo doanh nghiệp cũng nên huấn luyện những cơng nhân nhân lực các kĩ thuật để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hạt điều nhằm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Thứ sáu, chính phủ cần hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cơng nhân nhằm khuyến khích khích lệ các nhà máy sản xuất sang thị trường Hoa Kỳ và áp dụng những biện pháp có ích cho kinh tế thị trường, Việt Nam cũng có thể gửi một số những doanh nghiệp cơng nhân sang Hoa Kỳ đào tạo chuyên môn lĩnh vực phát triển thích hợp và cũng nhằm thực hiện tốt các chương trình phổ thơng giáo dục về nghề nghiệp cho cộng đồng để phát triển các nhà máy sản xuất hạt điều một cách hiệu quả nhất sang thị trường Hoa Kỳ,nhà nước cũng nên đàm phán với Hoa Kỳ để có thể gửi một số nhân lực thích hợp với việc phát triển đào tạo các ngành nghề lĩnh vực ở Việt Nam.

Thứ bảy, những biện pháp về kinh tế chính sách cần khuyến khích các nhân lực cơng nhân tự đào tạo để có thêm kinh nghiệm về việc xuất khẩu hạt điều để bày bán ra từ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, các nhà nước cần hỗ trợ tài chính gây quỹ cho các doanh nghiệp.

3.3.1.3. Khuyến khích áp dụng cơng nghệ vào sản xuất hạt điều

Đối với sản xuất hạt điều, xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất, chế biến phù hợp tạo thuận lợi cho việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong khâu chế biến hạt điều, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến theo hướng hiện

60

đại, nâng cao năng lực chế biến theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm trong chế biến, từng bước hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa các công đoạn cần nhiều lao động nặng nhọc, thay thế dần các dây chuyền thiết bị lạc hậu, cơng nghệ cũ có mức tiêu hao nguyên liệu cao và sử dụng nhiều năng lượng, hiệu suất thấp, từ đó nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tạo đột biến về năng suất lao động, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường và vệ sinh an toàn của các thị trường xuất khẩu nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

3.3.1.4. Thúc đẩy hợp tác và các mối quan hệ song phương và đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với Hoa Kỳ

Thứ nhất, Việt Nam và Hoa Kỳ có mối quan hệ chính trị, kinh tế đang phát triển rất tốt đẹp, lãnh đạo hai nước đã quyết tâm nâng quan hệ hai nước lên “tầm đối tác chiến lược”. Ngoài ra, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục có những tín hiệu tốt, tăng trưởng ổn định, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đã tăng khoảng 250 lần từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021(tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020.

Thứ hai, Nhà nước cần xây dựng một chính sách và hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam. Tổ chức các hội thảo cũng như tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thêm kiến thức và biết rõ được mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thứ ba, hiện nay công nghệ đang dần chiếm lĩnh cuộc sống của con người, ai cũng có thể lên mạng đọc và tìm hiểu thơng tin cxng như tra cứu thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, cách để tổ chức thơng tin về thj trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp vô dùng dễ dàng. Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các kênh như: trang web của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương Mại….

Thứ tư, Chính Phủ có thể hỗ trợ thực hiện các dự án, chương trình thiết kế mẫu mã cho sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và có thể lồng ghép vào đó những tiêu chuẩn chất lượng mà bên phía Hoa Kỳ yêu cầu và đưa ra những phân tích và ví dụ minh họa về những lơ hàng khơng qua được cửa khẩu hải quan bên kia, bị trả lại hàng về.

61

3.3.1.5. Xây dựng thương hiệu hạt điều của Việt Nam

Thứ nhất, về thương hiệu sản phẩm đây là những giá trị cốt lõi để tạo nên thương hiệu Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Để có thể tạo ra như thế, nhà nước có thể thơng qua việc nắm bắt rõ được các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, tìm ra được đặc trưng riêng biệt của hạt điều Việt Nam và xúc tiến đăng kí tên thương hiệu hạt điều Việt.

Thứ hai, tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu vai trị và tầm quan trọng của việc đăng kí thương hiệu. Hướng dẫn cách đăng kí thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu quốc gia nhằm ngăn chặn được việc ăn cắp thương hiệu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã đăng kí nhãn hiệu trong quá trình xuất khẩu.

Thứ ba, hỗ trợ các doanh nghiệp và bảo vệ các doanh nghiệp trong trường hợp thương hiệu bị đánh cắp và các vụ việc liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ cũng như trên thị trường các quốc gia khác.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 65 - 69)