Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 60 - 65)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

3.2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Kỳ

3.2.1. Tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, giá thành của hạt điều

Thứ nhất, các doanh nghiệp trước khi kí hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu hạt điều cần kiểm tra cẩn thận và có thể đến tận nơi khảo sát chất lượng của hạt điều thì sau đó mới nhập khẩu về để tránh rủi ro cho doanh nghiệp cũng như giảm thiểu rủi ro về tài chính cũng như tốn thời gian khi hập lơ hàng hạt điều không đạt tiêu chuẩn. Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi thu mua cần phải thực hiện nghiêm túc, có quy trình rõ ràng, q trình vận chuyển cần được thực hiện nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng hàng hóa trong q trình vận chuyển để khi thu mua có được lượng hàng hạt điều xuất khẩu đạt chất lượng tốt.

Thứ hai, hỗ trợ những người nông dân trồng điều về giống hạt điều, vật tư nông nghiệp và bảo vệ thực vật, dạy họ kĩ thuật canh tác sao cho đạt tiêu chuẩn.

Thứ ba, nên đổi mới công tác quy hoạch với các vùng canh tác, vùng trồng nguyên cho các nhà máy, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là những giải pháp cần thiết. Kiểm tra, rà sốt tính tốn lại các vùng đất của từng địa phương trồng điều để đảm bảo vùng đất trồng điều và các nhà máy sản xuất điều là cân đối hợp lý. Các nhà máy xa vùng nguyên liệu, không đáp ứng được sản xuất, cơ sở chế biến nhỏ, khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, yêu cầu môi trường theo luật định nên cắt giảm hoặc di dời toàn bộ cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư và các khu- cụm công nghiệp sản xuất tập trung để tránh lãng phí và tăng giá điều nguyên liệu. Điều này sẽ giúp cho ngành điều phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển quy hoạch cải tạo vườn tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến hàng nông sản xuất khẩu, theo hướng xây dựng các mơ hình sản xuất tập trung, cánh đồng lớn an toàn dịch bệnh. Cần áp dụng xây dựng quy hoạch. , áp dụng quy trình cơng nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiên tiến, Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và các tiêu chuẩn

53

quốc tế khác, chuyên sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP và Global GAP, tạo thành vùng canh tác, đảm bảo nguồn cung ổn định với số lượng lớn và đảm bảo tính thống nhất về chất lượng và an toàn thực phẩm.nhằm tạo nguồn cung ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm được cấp giấy chứng nhận an tồn, nơng sản hữu cơ. Vì vậy, sản xuất và xuất khẩu nơng sản phải tn thủ nghiêm ngặt quy trình trồng trọt, canh tác sạch, từ khâu sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến chăm sóc, thu hái và truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng đúng quy chuẩn theo chuỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và hộ nông dân nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản.

Thứ năm, các tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng cần được sớm đưa vào các công đoạn sản xuất điều nhằm đảm bảo cho ra được lượng điều chất lượng tốt, dễ dàng qua được kiểm tra từ bên phía Hoa Kỳ. Việc thực hiện các tiêu chuẩn này cần phải liên tục, và được kiểm tra nghiêm ngặt kĩ càng tránh tình trạng thực hiện hời hợt, đối phó, làm được một thời gian sau khi có chứng nhận lại bỏ bê. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp có thể thị thu hòi các giấy chứng nhận chất lượng.

Thứ sáu, cần hạn chế việc nhập khẩu hạt điều để tránh giá hạt điều tăng giảm bất thường và có thể ổn định được giá xuất khẩu bằng việc trồng trọt trong nước cần chú ý các khâu canh tác trồng trọt, liên tục cải tiến giống cây trồng nhằm nâng cao được năng suất hạt điều cũng như cung cấp đủ cho sản lượng xuất khẩu. Nếu cần, nên tăng diện tích trồng các giống mới bằng việc thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển hạt giống để có thể nâng cao được chất lượng hạt điều cũng như không cần phải dựa dẫm vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Thứ nhất, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp để đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của khoa học- cơng nghệ, quy trình sản xuất, tham gia vào quá trình của chuỗi cung ứng tồn cầu với một sản phẩm chất lượng cao và mang thương hiệu Việt.

Thứ hai, đẩy mạnh các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, đổi mới chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp theo hướng trang bị các kiến thức về trồng trọt, các kĩ thuật canh tác, cách trồng theo phương pháp đạt tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kịp thời nắm bắt các thông tin bên thị trường Hoa Kỳ cũng như thị trường thế giới, năng lực xử lý và các kĩ năng xử lý tình huống các rủi ro có thể xảy

54

ra… Tăng cường đầu tư cho việc tuyển dụng các lao động có trình độ chun mơn cao, đầu tư cho việc đi học của người lao động, các chính sách dành cho người lao động như tiền lương, thưởng, nghỉ phép, thăng tiến linh hoạt… điều này sẽ tác động tích cực đến người lao động, giúp họ có động lực làm việc, nâng cao năng suất, có trách nhiệm tận tâm với cơng việc.

Thứ ba, thúc đẩy nâng cao năng lực quản lý, trình độ và kinh doanh của các cán bộ quản lý thơng qua q trình học hỏi từ các doanh nghiệp khác, học hỏi từ việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, trau dồi thêm kinh nghiệm và nắm bắt rõ các rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu hạt điều vào thị trường Hoa Kỳ và xúc tiến thương mại mà Nhà nước tổ chức để giúp đỡ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, các công tác đào tạo cán bộ phải đi cùng với mục tiêu chiến lược kinh doanh- cạnh tranh của doanh nghiệp theo các nội dung sau: Xác định được nhu cầu đào tạo, lựa chọn được nhân sự tốt, có trách nhiệm với cơng việc, có trình độ chun mơn vững để có kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo và hình thức đào tạo. Vận dụng được các phương pháp đa dạng và đổi mới trong quá trình đào tạo nhân sự. Chủ động liên kết với các cơ sở đào đạo, các trường đại học, viện nghiên cứu… ở trong và ngoài nước để có thể mở rộng được các khóa đào tạo thích hợp.

Thứ năm, cần có một quỹ gọi là đào tạo phát triển bồi dưỡng nhân viên. Nguồn của quỹ này có thể trích từ một phần lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc từ nguồn khác như nguồn vốn đầu tư. Hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc các doanh nghiệp lớn và các hiệp hội để có thể tạo quỹ chung và mở rộng quỹ cũng như có thể học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác, lấy là bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp liên kết với nhau có thể cùng nhau đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng lao động dưới sự bảo hộ của Nhà nước và Chính Phủ.

3.2.3. Nghiên cứu, học hỏi để đầu tư công nghệ và ứng dụng công nghệ vào sản xuất hạt điều sản xuất hạt điều

Thứ nhất, để có được năng suất cao và có chất lượng tốt xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần có sự hợp tác với các viện đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng để cho ra những giống cây chất lượng tốt nhằm thích ứng được với biến đổi khí hậu, phù hợp với từng vùng sinh thái, năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo được chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm… bên Hoa Kỳ. Để có thể cho ra những giống cây tốt cần có một khoản vốn

55

đầu tư và trong đó rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước trong giai đoạn đầu nghiên cứu giống cây.

Thứ hai, để có thể thành cơng xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ, địi hỏi cơng nghệ chế biến của các doanh nghiệp phải hiện đại và có chế độ bảo quản, chế biến tốt. Vậy nên, các doanh nghiệp cần trau dồi kiến thức và nắm bắt thông tin theo sát nhu cầu người tiêu dùng cũng như các quy định bên thị trường Hoa Kỳ để kịp thời bắt kịp và hiện đại hóa các máy móc và kịp thời thay thế và sửa chữa những máy móc đã cũ, hỏng hóc. Để làm được điều này, các doanh nghiệp có thể học hỏi, hay mua bản quyền của các hãng bên Hoa Kỳ.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần có sự liên kết giữa việc ứng dụng cơng nghệ canh tác phải đi đôi với việc nghiên cứu và thực trang canh tác hiện nay cũng như trình độ lao động của từng khu vực để có thể đưa ra những phương án tốt nhất. Sau khi thu hoạch là công đoạn cần được làm kĩ càng, cẩn thận bởi đây là khâu quan trọng nhất trong việc giảm tổn thất và nâng cao được hiệu quả sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm và phải đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.4. Đẩy mạnh về marketing quảng bá sản phẩm và thâm nhập thị trường

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và thực thi kế hoạch marketing thông qua việc thâm nhập, khảo sát thị trường hạt điều bên Hoa Kỳ, cần có sự nắm bắt thông tin một cách thường xuyên và liên tục, ln ln cập nhật những thay đổi, có chiến lược phân tích nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng và những phản ứng của khách hàng về sản phẩm và những trải nghiệm của họ về chất lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả, thị trường mục tiêu ở những bang nào… Khi đã có những thơng tin đầy đủ về phía khách hàng cần nhanh chóng khắc phục lỗi và đưa ra những giải pháp kịp thời, hợp lý.

Thứ hai, doanh nghiệp có thể thơng qua mạng Internet, báo ảnh, tuần báo, hệ thống các kênh truyền hình cable hay có thể bán sản phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử như: Amazon, Alibaba… để có thể quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp mình một cách nhanh nhất mà tiết kiệm chi phí mà có thể đánh trúng được vào các khách hàng mục tiêu và tìm được những khách hàng có nhu cầu.

Thứ ba, các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường thông qua sàn thương mại điện tử cần thiết thế trang web của mình có nội dung rõ ràng dễ hiểu, thiết kế hài hòa đơn giản, giao diện dễ sử dụng và nên có hai ngơn ngữ là Tiếng Việt và Tiếng Anh.

56

Thứ tư, các doanh nghiệp nên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội thảo hay các tiển lãm ngành hàng để hiểu biết rõ hơn về thị trường cũng như có tầm nhìn tư duy về sản phẩm của mình có thể xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ được khơng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại để liên kết và kết nối được với thị trường Hoa Kỳ và tới được khách hàng mục tiêu. Qúa trình xúc tiến được tiến hành với sự tham gia đầy đủ của các hiệp hội thương mại, các đại lý, các nhà buôn, các doanh nghiệp lớn bên Hoa Kỳ có nhu cầu muốn nhập khẩu hạt điều thông qua các hội thảo chuyên đề, hội trợ, triển lãm được tổ chức tại Việt Nam hoặc Hoa Kỳ hay qua các trang web giới thiệu của Việt Nam hoặc Hoa Kỳ.

Thứ năm, phát triển đa dạng các mặt hàng sản phẩm hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là chú trọng đến bao bì sản phẩm và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, cần ghi rõ giá trị dinh dưỡng, bao gói bắt mắt, tiện dụng và bảo vệ mơi trường trên sản phẩm hạt điều của mình.

Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ, đặt mối quan hệ hợp tác với các đại lý phân phối, các cửa hàng lớn, các siêu thị có nhu cầu về hạt điều trên khắp nước Mỹ, đàm phán với họ và đưa cho họ những ưu đãi hấp dẫn để họ có thể đồng ý làm đại lý phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Về lâu dài, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng siêu thị, các hệ thống cửa hàng ngay tại thị trường Hoa Kỳ như vậy có thể quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình cũng như nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường này.

3.2.5. Nâng cao nhận thức về việc bảo hộ thương hiệu hạt điều của doanh nghiệp nghiệp

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần có nhận thức về việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, điều này sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến và nhằm ngăn chặn hành vi ăn cắp thương hiệu. Như vậy sẽ nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp trong thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trồng trọt, canh tác cũng như sản xuất sản phẩm. Tạo dựng uy tín, niềm tin của doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ bằng cách: giao hàng đúng, đủ số lượng, đúng thời gian, quảng bá thương hiệu sản phẩm hạt điều của mình cho đối tác, dịch vụ hẫu mãi, bảo hành và khuyến mại sản phẩm.

57

Thứ ba, các doanh nghiệp cần phải đăng kí thương hiệu, bản quyền nhãn mác hàng hóa cho doanh nghiệp mình tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam (Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và cơng nghệ).

Thứ tư, nếu có những thắc mắc và chưa hiểu rõ có thể yêu cầu Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam hướng dẫn và giúp đỡ để có thể đăng kí bản quyền tại thị trường Hoa Kỳ. Khi có những tranh chấp và có những vụ việc liên quan đến thương hiệu cần tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam và các tổ chức quốc tế để họ giúp đỡ và tư vấn giải quyết các tranh chấp về thương hiệu trên đất Mỹ.

Thứ năm, doanh nghiệp Việt Nam cần tạo niềm tin và độ uy tín cho các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, cần bày tỏ rõ thiện chí muốn hợp tác lâu dài với đối tác và chứng tỏ là mình đã tìm hiểu kĩ bên thị trường họ, nghiên cứu khách hàng cũng như nhu cầu của khách hàng bên Hoa Kỳ và có thể cung cấp cho họ một lượng hàng hóa lớn một cách nhanh chóng và đúng tiến độ cũng như thỏa mãn được yêu cầu bên phía đối tác về sản phẩm.

Thứ sáu, nâng cao, tích cực nghiên cứu thị hiếu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng bên thị trường Hoa Kỳ từ đó xây dựng được chiến lược về khách hàng và mục tiêu của họ để từ đó đưa ra quảng bá sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ở người dân nơi đây. Điều này sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ và dấu ấn cho người tiêu dùng Hoa Kỳ về những nét đặc biệt của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 60 - 65)