Đối với hiệp hội

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 69 - 73)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

3.3.2.Đối với hiệp hội

3.3. Kiến nghị

3.3.2.Đối với hiệp hội

3.3.2.1. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp điều

Các hiệp hội cần phát huy vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, nâng cao vai trò của hiệp hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong các tranh chấpthương mại quốc tế. Cần làm tốt công tác tổ chức thơng tin thị trường, hàng hóa, xúc tiến thương mại, thực hiện cơng khai trong cộng đồng doanh nghiệp, phổ biến kiến thức về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thị trường xuất khẩu để nắm rõ tình hình xuất khẩu thế giới biến động như thế nào. Cần có kiến thức và hiểu biết để hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng và giảm thiểu nguy cơ bị từ chối hoặc bị trả lại, và cần có những điều chỉnh thích hợp kịp thời để tránh thiệt hại.

3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ doanh nghiệp

Hiệp hội cần có những khóa học đào tạo cho các doanh nghiệp về quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác theo quy trình đạt chất lượng. Điều này góp phần xây dựng được đội ngũ doanh nghiệp có hiểu biết, có năng lực và có khả năng xuất khẩu hạt điều. Đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong những yếu tố then chốt, quan trọng trong việc giúp Việt Nam phát triển. Hàng năm, hiệp hội cần có những chương trình đào đạo để chọn ra những doanh nghiệp có năng lực xuất xắc để thành lập một đội ngũ những người giỏi để dẫn dắt và giúp đỡ những doanh nghiệp cịn yếu kém. Bên cạnh

62

đó, hiệp hội có thể tổ chức một số chương trình đào tạo cho các công nhân về kỹ thuật, canh tác, hộ nơng dân để họ có thể nâng cao tay nghề và có hiểu biết kiến thức hơn. Điều này, góp phần cho sự tăng trưởng của ngành điều cũng như cho nền kinh tế.

Để có được kết quả đào tạo tốt và có hiệu quả, các hiệp hội nên tổ chức những khóa học ngắn hạn, thời gian ngắn, cô đọng nội dung để phù hợp với thời gian tam gia của các các học viên. Ngồi hình thức đào tạo trực tiếp, hiệp hội cũng nên phát triển thêm các khóa học đào tạo từ xa dành cho những doanh nghiệp ở xa nhưng vẫn muốn tham gia học hỏi. Nội dung, kiến thức học cũng cần bám sát thực tế, nên có những ví dụ minh họa về những doanh nghiệp khác đã trải qua để bài học bám sát thực tế không thiên quá nhiều về lý thuyết. Nghiêm cấm các trường hợp đào tạo chống đối, hời hợt, khiến cho người học không nắm chắc kiến thức, không áp dụng được vào công việc ở doanh nghiệp họ và có thể sẽ dẫn đến thiếu hiểu biết, điều này sẽ khiến cho việc rủi ro xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ có tỷ lệ cao.

Tóm lại, hiệp hội khơng nhất thiết phải tự mình đứng ra tổ chức đào tạo mà có thể thông qua các doanh nghiệp đã xuất khẩu thành cơng hạt điều, có nhiều kinh nghiệm hoặc các cơ sở sản xuất đã và đang xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ hoặc các chuyên gia nước ngoài nhờ họ hỗ trợ, giúp đỡ những doanh nghiệp đang có mong muốn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, điều này giúp cho các doanh nghiệp giúp đỡ lẫn nhau, tạo ra khối phát triển bền vững.

3.3.2.3. Đẩy mạnh phát triển xúc tiến thương mại

Các hiệp hội cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành điều trong khu vực và trên tồn thế giới để có cơ hội hợp tác và hỗ trợ về tài chính, kĩ thuật, các kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm của họ để giúp đỡ doanh nghiệp phát triển thúc đẩy xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hiệp hội có thể tổ chức cho doanh nghiệp các chuyến đi sang thị trường Hoa Kỳ để nghiên cứu, học hỏi, khảo sát thị trường tìm kiếm cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu kĩ, điều tra đối tác nước ngồi trước khi kí hợp đồng xuất khẩu, đầu tư…Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro các tranh chấp hay lừa đảo khi hợp tác làm ăn với đối tác. Cung cấp cho các doanh nghiệp tài liệu về thị trường xuất khẩu, khung pháp lý, các quy định khi hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển.

63

Hiệp hội có thể phát triển các xúc tiến thương mại, giúp đỡ doanh nghiệp thâm nhập thị trường, khảo sát và tư vấn chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về thị trường cũng như mặt hàng mà mình xuất khẩu vào thị trường này. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các xúc tiến thương mại, triển lãm ngành hàng và các hội thảo chun đề để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường xuất khẩu, bao quát thị trường, hiểu rõ được nhu cầu người tiêu dùng bên thị trường đó cũng như mặt hàng đang có định hướng xuất khẩu.

3.3.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và quảng bá thương hiệu sang Hoa Kỳ

Hiệp hội Điều cần phối hợp với Nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng, nguồn nguyên liệu đầu vào của hạt điều. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng nên phối hợp, hợp tác với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để cho ra giống cây tốt, có năng suất, chất lượng cao, điều này sẽ giúp cho sản lượng điều đạt năng suất cao. Ngoài ra, hiệp hội nên tuyên tuyền hoặc đào tạo về việc không sử dụng các chất hóa chất kháng sinh bị cấm, sử dụng các loại thuốc nên đúng tỉ lệ đạt đúng ngưỡng tiêu chuẩn cho phép thì việc xuất khẩu mới dễ dàng hơn và giảm rủi ro hàng bị trả lại.

Trong các cuộc xúc tiến thương mại hay triển lãm ngành hàng hiệp hội nên khuyến khích các doanh nghiệptham gia để quảng bá thương hiệu hạt điều của doanh nghiệp, từ đó có thể gây dựng uy tín và thu hút các nhà nhập khẩu giúp cho việc xuất khẩu hạt điều dễ dàng hơn.

Đối với mối quan hệ quốc tế, hiệp hội Điều nên mở rộng quan hệ hợp tác với các hiệp hội ngành hàng, tổ chức khác trên thế giới để có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, kinh nghiệm về các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi về chống bán phá giá, quyền bảo hộ thương hiệu cũng rất cần thiết, khi đã có kinh nghiệm và kiến thức hiệp hội có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình khi khơng may họ gặp phải những vụ kiện như vậy, nhất là khi xuất khẩu hàng sang thị trường Hoa Kỳ.

64

KẾT LUẬN

Việt Nam- Hoa Kỳ có mối quan hệ chính trị, kinh tế đang phát triển rất tốt đẹp, lãnh đạo hai nước đã quyết tâm nâng quan hệ hai nước lên “tầm đối tác chiến lược”. Ngoài ra, kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, thương mại hai chiều giữa hai nước liên tục có những tín hiệu tốt, tăng trưởng ổn định,

Hạt điều là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, nó mang lại lợi nhuận cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước ta. Từ việc phân tích những ưu nhược của xuất khẩu điều Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cho thấy Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định khi xuất khẩu sang thị trường này. Nhưng, cũng cần các doanh nghiệp, hiệp hội và Nhà nước cùng nhau tìm ra những giải pháp để thúc đẩy, để có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định.

Mặc dù vẫn cịn những hạn chế và khó khăn mà ngành điều gặp phải nhưng mong rằng trong thời gian sắp tới ngành điều vẫn sẽ tăng trưởng tốt và có những tín hiệu đáng mừng. Do vậy, thúc đẩy xuất khẩu hạt điều cần được sự quan tâm của Nhà nước, cũng như là sự nỗ lực thay đổi, trau dồi kiến thức của các doanh nghiệp. Đối với thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn, có sức tiêu thụ lớn và nhu cầu người tiêu dùng đa dạng cần có những chiến lược, kế hoạch cụ thể rõ ràng để có những mục tiêu, định hướng rõ ràng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước thâm nhập thị trường, tìm kiểu kĩ về các đối tác trước khi có ý định xuất khẩu để tránh những rủi ro đáng tiếc và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại năm 2005 – Nhà Xuất Bản Tư Pháp.

2. Bộ Công Thương (2022), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, Nhà xuất bản Công Thương

3. PGS. TS. ĐàoVăn Hùng. TS. Bùi Thúy Vân (đồng chủ biên), Giáo trình kinh

tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Thiên (2011), Giáo trình Thương mại Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Bộ Công Thương (2022), Bản tin Thị trường Nông, Lâm, Thủy sản, moit.gov.vn

https://moit.gov.vn/upload/2005517/fck/files/B___n_tin_Th____tr_____ng_NLTS_28 _01_2022_f3900.pdf

6. Bộ Công Thương (2021), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2021-

2030, kiengiang.gov.vn

https://sct.kiengiang.gov.vn/Lists/QuanLyVanBan/Attachments/379/4.%20Du%20thao %20Chien%20luoc%20XNK%20hang%20hoa%202021-2030.pdf

7. Bộ Khoa Học và Công nghệ, TCVN 4850:2010

8. Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Quan hệ Hoa Kỳ- Việt

Nam, https://vn.usembassy.gov/ https://vn.usembassy.gov/vi/our-relationship-

vi/policy-history-vi/us-vietnam-relations-vi/

9. Chi Mai (2020), Ngành điều Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới, https://dangcongsan.vn/ https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-dieu-viet-nam-giu-vi- tri-so-1-the-gioi-568478.html

10.INC International Nut and Dried Fruit Council (2015), https://www.nutfruit.org/

https://www.nutfruit.org/files/tech/1503569664_Cashew_Kit_Vietnamese_LR.pdf 11. Tổng cục Thống Kê, https://www.gso.gov.vn/xuat-nhap-khau/

12. Tổng cục Hải Quan, https://www.customs.gov.vn/

13. Trung tâm WTO, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17692-quy-dinh-tieu-chuan- nong-san-xuat-khau-sang-hoa-ky

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp xuất khẩu mặt hàng hạt điều của việt nam vào hoa kỳ (Trang 69 - 73)