Các biện pháp tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 70 - 78)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện

“Chí Phèo” của Nam Cao

2.3.2.1. Hoạt động hợp tác với việc thầy trò trao đổi “theo đề tài, chủ đề” của tác phẩm

Trước Nam Cao, đã có hàng loạt tác phẩm viết về đề tài người nông dân như: “Vỡ đê” (1936) của Vũ Trọng Phụng, “Bước đường cùng” (1938) của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” (1939) của Ngô Tất Tố, v.v…Nhưng phải đến Nam Cao thì bạn đọc nước nhà mới hiểu được thế nào là nỗi đau tột cùng của nông dân. Nhà văn không đi sâu khai thác, phản ánh cái đói và miếng ăn; khơng thể hiện nỗi khốn khổ về vật chất, v.v...như các nhà văn khác.

“Chí Phèo” - một truyện ngắn tự sự giàu kịch tính. Ở đây, nhà văn đã “đụng” đến nhiều đề tài và đặt ra nhiều vấn đề. Sự đan xen chi chít của các hình ảnh nơng dân, địa chủ, người cố nông khốn khổ, người đàn ông nhỏ bé, bất hạnh, người đàn bà thua thiệt tội nghiệp, giọt nước mắt, cái nghèo, v.v...Với mỗi đề tài lớn nhỏ khác nhau, giáo viên tổ chức các nhóm to, nhóm nhỏ, cá nhân thảo luận, tranh luận, phản biện, phê phán, v.v...để các em tự tin thể hiện chính kiến của mình.

Trong hoạt động hợp tác, giáo viên có thể gợi mở với một số câu hỏi sau:

(1) Trong tác phẩm “Chí Phèo”, nhà văn đã đề cập đến những đề tài nào? Vị trí của những đề tài đó trong văn nghiệp của ơng và trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn này? Đề tài nào là chủ yếu? (Đề tài con người cố nông bị mất quyền làm người là chủ yếu và xuyên dọc tác phẩm)

(2) Hãy phát hiện cái mới của Nam Cao về đề tài nông dân ở truyện ngắn này?

(3) Kể những xung đột gay gắt nhất, cơ bản nhất trong “Chí Phèo” và lí giải tại sao?

(4) Bi kịch lớn nhất của người nơng dân ở đây là gì? (Là bị khước từ quyền làm người)

Gợi mở với những câu hỏi trên, cả người dạy và người học sẽ tạo ra được sự hợp tác, dân chủ và tự tin, cởi mở trong tiếp nhận nghệ thuật. Nếu có vấn đề cần tranh luận, ta khuyến khích các em.

Ngồi ra, giáo viên có thể sử dụng những thước phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” để giúp học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn. Và thầy cơ giáo có thể

nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ mà không cần trả lời ngay: Tại sao đạo diễn

phim truyền hình lại đặt tên phim là “Làng Vũ Đại ngày ấy”? Vậy làng Vũ Đại bây giờ ra sao? Bao giờ thì làng Vũ Đại được giải phóng?

2.3.2.2. Biện pháp hợp tác “theo bước tác giả” trong dạy học “Chí Phèo”

Đây là biện pháp hữu hiệu khi đi sâu chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật. Nó giúp người đọc cảm thụ sâu sắc tác phẩm “Chí Phèo”, tránh được chủ quan, không đi chệch hướng. Con đường này giúp ta dễ dàng khám phá các tình tiết, cốt truyện một cách tự nhiên; phát hiện ra thái độ của Nam Cao đối với cái được miêu tả, với bóng dáng những nguyên mẫu; kết hợp những hiểu biết về lịch sử, văn hố để làm rõ ý định của nhà văn. “Bóng dáng” của nhà văn đối với từng nhân vật rất khác nhau.

Trong tác phẩm “Chí Phèo”, mỗi lần Chí Phèo bị hạ nhục, Nam Cao lại xuất hiện như cùng đồng cảm, lên tiếng và bênh vực nhân vật của mình. Khi Chí Phèo hay bị bà ba nhà bá Kiến gọi lên bóp chân, Chí Phèo chỉ “thấy nhục

hơn là thấy thích”, anh canh điền hiền lành đầy lịng tự trọng ấy ln ý thức

được “người ta khơng thích cái gì mà người ta khinh”, và Chí Phèo đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là cao thượng, đâu là thấp hèn; đâu là tình yêu và đâu là sự lợi dụng để thoả mãn cơn dục vọng của “người đàn bà dâm đãng trong tình

trạng thiếu thốn”. Sau mỗi biến động trong cuộc đời, sau những tiếng chửi và

những cơn say triền miên của Chí Phèo, Nam Cao lại xuất hiện. Ơng đứng ra thanh minh, bào chữa cho những tội ác mà Chí Phèo đã gây ra cho dân làng Vũ Đại “Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng

có hắn ở đời. Có lẽ hắn cũng khơng biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Hắn đâu biết vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say; hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua ”. Nhà văn như “quặn thắt” nỗi đau cùng nhân vật, cũng uất ức tột độ và ông cũng phải rơi lệ khi chứng kiến nhân vật của mình bị loại khỏi cộng đồng người. Khi chứng kiến cảnh Chí Phèo hạnh phúc bên thị Nở, chắc chắn nét mặt Nam Cao rạng rỡ đến nhường nào; nhà văn như thấy nhân vật

của mình hồi sinh, trở về con đường làm người. Vì vậy, khi dạy học tác phẩm này, giáo viên cần khơi gợi bằng những câu hỏi, những tình huống “có vấn đề” để học sinh tranh luận. Chẳng hạn, giáo viên nên đặt một số câu hỏi có vấn đề, kích thích học sinh phải hợp tác cùng nhau để suy nghĩ, tìm ra hướng trả lời như:

(1) Em hãy hình dung và miêu tả lại nét mặt của nhà văn Nam Cao khi chứng kiến cảnh Chí Phèo nhìn thị Nở nói: “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”

(2) Hình ảnh tác giả trước cảnh Chí Phèo nói với bá Kiến: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không! Chỉ có một cách…biết khơng!...Chỉ có một cách là…cái này! Biết khơng!...”

Trước mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của bá Kiến, nhà văn có cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá với một thái độ dứt khốt. Nam Cao như có mặt ở hầu hết các biến động để giễu cợt, châm biếm, đả kích, trào phúng, mỉa mai con người này. Ông thường sử dụng những ngôn từ hài hước, những nhận xét rất tinh tế và chính xác để khắc hoạ cá tính của bá Kiến. Nhà văn thấu hiểu bá Kiến hơn cả những phe cánh của hắn. Vị tiên chỉ của làng Vũ Đại là một tay cường hào, ác bá với những thủ đoạn cai trị người nông dân khôn ngoan, lọc lõi của một con cáo già. Những mẹo mực ma quỷ của bá Kiến đều là sự kế thừa của cha ông hắn. Tội ác lớn nhất của bá Kiến là đồng lỗ với thực dân để biến dân lành vơ tội thành nạn nhân và cần thiết thành tội nhân. Họ có thể bị sai khiến và cầm dao đi trị những vai cánh đối địch với “cụ bá”. Những thủ đoạn đê tiện trong cách cai trị của vị tiên chỉ là “mềm nắn rắn buông”, “thứ

nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu?”, “một người khơn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn…”, “dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò”, v.v…

Khi dạy học truyện ngắn này theo hướng tổ chức hợp tác, giáo viên cần khơi gợi, đặt câu hỏi hoặc tạo ra sự tranh luận giữa các nhóm học sinh về những thủ đoạn của bá Kiến; về nỗi đau của số phận những con người mà nhà văn đã từng nâng niu, trân trọng. Điều này khác xa các nhà văn cùng thời. Vũ Trọng Phụng - nhà văn tài năng, làm “vinh dự cho mọi nền văn học” cũng

không thể nào hiểu được nỗi đau khổ của cô Mịch khi bị nghị Hách làm nhục; Nguyễn Cơng Hoan cũng khó có thể hiểu hết được nỗi đau khổ của anh Pha khi bị đẩy đến bước đường cùng; Ngơ Tất Tố có phần sâu sắc hơn khi thấy được lịng tự trọng của chị Dậu khi chị ném tiền vào mặt quan phủ, v.v…nhưng cơ bản vẫn là nỗi khổ vì nghèo đói, cơ cực. Nam Cao lại tập trung hướng ngịi bút của mình đề cao giá trị con người. Đây là những đóng góp mới mẻ của nhà văn. Ông đã nhận ra bản chất tốt đẹp bên trong và nhìn thấy được lịng tự trọng của người lao động, đặc biệt với nông dân và bản chất xảo quyệt của tầng lớp thống trị. Chúng có tiền, có quyền nhưng khơng bao giờ có lương thiện.

Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh tham gia thảo luận:

(1) Suy nghĩ của em về thái độ Nam Cao khi viết về những thủ đoạn cai trị, sự ghen tng vượt thói thường “cụ chỉ muốn cho tất cả những bọn giai trẻ đi ở tù”...của bá Kiến?

(2) Trong cuộc đối thoại đầu tác phẩm giữa bá Kiến và Chí Phèo, có 6 lượt lời thì bá Kiến chiếm tới 5 lượt, Chí Phèo chỉ có 1 lượt lời. Nhà văn gọi bá Kiến là “cụ bá”. Sự giản ngơn của Nam Cao như kìm nén nhiều ý nghĩa. Ông khen tiếng cười của bá Kiến “hơn người”, giọng nói của cụ rất “sang” cũng vì lẽ đó. Với người nơng dân, nhà văn gọi họ bằng những ngơn từ giản dị, có phần khinh miệt qua các đại từ “hắn”, “thị”, “thằng”, v.v…hành động thì liều lĩnh, ngơn ngữ cộc lốc, v.v…Theo em, điều đó có hàm chứa thái độ của nhà văn không?

2.3.2.3. Hợp tác đối thoại về “hình tượng các nhân vật” trong “Chí Phèo”

Trước kia, khi dạy học các tác phẩm văn chương, giáo viên thường đưa ra nhận xét về hình tượng nhân vật nhiều hơn là bản thân hình tượng ấy ra sao,

nhân vật đã suy nghĩ, nói năng, nét mặt, cử chỉ, v.v...thế nào. Con đường phân tích “theo hình tượng nhân vật” là làm sao cho các nhân vật dù dàn theo tuyến: phản diện, chính diện, trung gian…hay chính, phụ…thì giờ đây giáo viên cho học sinh hình dung, tưởng tượng về nhân vật, để nhân vật sống động trong tâm hồn các em học sinh hơn là nhớ những nhận xét sắc sảo về bản thân hình tượng.

Trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, thế giới hình tượng nhân vật hiện lên sống động hơn cả những nhân vật thật ở ngoài đời. Mỗi nhân vật đều mang theo một quan niệm, một triết lí nhân sinh của ơng.

Chí Phèo là hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhân vật này hiện lên những trang sách của Nam Cao thật cụ thể với những nét tính cách sinh động, đa dạng, phức tạp và rất “lạ”. Chí xuất hiện rất đặc biệt bằng tiếng chửi. Nó là “nút thắt” của tồn bộ câu chuyện, hé mở bi kịch của một người dân lương thiện bị tha hố.

Khi phân tích nhân vật Chí Phèo, giáo viên cần lưu ý cho học sinh tái hiện được những sự kiện lớn trong cuộc đời của anh canh điền: Sinh ra là một đứa con hoang → lớn lên làm canh điền cho nhà lí Kiến, bị bà ba lợi dụng → bị đẩy vào tù → bẩy, tám năm sau trở về làng Vũ Đại → biến thành tay sai đắc lực của bá Kiến → gặp thị Nở và thức tỉnh → giết bá Kiến và tự sát.

Giáo viên đặt một số câu hỏi có vấn đề để học sinh hợp tác cùng đưa ra câu trả lời, chẳng hạn:

(1) Hãy nêu sự thắng, thua của Chí Phèo trong q trình giành giật quyền làm người? (Thắng là vẫn giữ được lương tâm trong xã hội bạo tàn. Thua là khơng địi được lương thiện)

(2) Vì sao Chí Phèo tự sát sau khi đã đâm chết kẻ thù của mình? (Chí Phèo tiến đến lương thiện không được, lùi lại quỷ dữ cũng khơng xong. Chí thà chết chứ khơng trở lại làm con quỷ dữ)

Với hình tượng nhân vật bá Kiến, giáo viên gợi mở bằng các câu hỏi như:

(1) Đọc xong tác phẩm, em hãy nêu nhận xét về con người bá Kiến trong các trường hợp sau:

- Khi Chí Phèo đến nhà bá Kiến lần 1 - Khi Chí Phèo đến nhà bá Kiến lần 2 - Khi Chí Phèo đến nhà bá Kiến lần 3

(2) Trong những thủ đoạn cai trị của bá Kiến thì thủ đoạn nào ghê tởm nhất? (Thủ đoạn biến nạn nhân thành tội nhân là ghê sợ nhất: chi tiết bá Kiến sai Chí Phèo đi địi nợ Đội Tảo → hai đối thủ tiêu diệt nhau).

(3) Thái độ của người dân làng Vũ Đại sau cái chết của bá Kiến? Vì sao lại có những nhận xét như vậy? (Khi bá Kiến còn sống, dân làng Vũ Đại rất khúm núm, sợ sệt mỗi khi gặp cụ bá; “lạy”, “thưa” kính cẩn. Sau khi bá Kiến chết, họ được nói tự do, chân thành và không tỏ thái độ thương tiếc, thậm chí cịn rất hả hê, mừng vui: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì khơng ai tiếc! Rõ thật bọn chúng nó giết nhau…”).

Hình tượng nhân vật thị Nở, bà cô thị Nở, Tự Lãng, v.v…hiện lên trong tác phẩm như những bóng ma vật vờ, có sức ám ảnh lớn tới người đọc. Mỗi nhân vật đều là một dạng bi kịch. Vì vậy, chúng ta cần khơi gợi, cho học sinh trao đổi đối thoại về những con người này để mở rộng bức tranh về một xã hội thê lương, ảm đạm.

Giáo viên cần có những câu hỏi để kích thích học sinh tham gia tranh luận về những hình tượng nhân vật trên. Ví dụ như:

(1) Có người nói: thị Nở có một vẻ đẹp cổ tích. Em có đồng ý khơng? (Đồng ý; vì thị Nở xấu như người đần trong thế giới cổ tích. Nhưng bên trong vẻ xấu xí ấy lại là tâm hồn, phẩm chất đẹp. Thị đã cảm nhận được bản tính hiền lành bị ẩn khuất trong con quỷ dữ Chí Phèo. Thị cảm thơng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những lầm lỗi từ bản năng của một gã say rượu đến sự tỉnh táo, thánh thiện của một con người đã “hồi sinh tái thế”. Thị Nở cũng thể hiện sự mềm yếu trong xã hội đầy tăm tối đó).

(2) Có ý kiến cho rằng: Thị Nở càng xấu thì tác phẩm càng có giá trị. Tại sao? (Khi đã mất hết tính người, trở thành con quỷ dữ thì một người xấu

như thị Nở, Chí Phèo cũng khơng thể đến được → Bi kịch của Chí Phèo càng sâu sắc).

(3) Vì sao bà cơ thị Nở lại ngăn cấm cháu mình đến với Chí Phèo? (Bà cơ thị Nở khơng thừa nhận Chí Phèo trong xã hội lồi người vì định kiến với những vết mảnh chai trên mặt anh, bà ta khơng thể hiểu được rằng Chí đã trở về con đường hồn lương).

Và có thể hỏi thêm để trao đổi: Ai có lỗi trong đau khổ của Chí Phèo và

của mỗi nhân vật?

Khi tổ chức hoạt động hợp tác nên kết hợp cả 3 con đường trong sự đối thoại để tác phẩm được nhìn nhận một cách tồn diện, sâu sắc. Việc tổ chức các nhóm 2,3,5 học sinh hay hỗn hợp tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể của từng con đường. Dạy học hợp tác trong sự vận dụng này góp phần khắc phục tình trạng đơn điệu trong giờ văn xưa nay thường chỉ tập trung vào một vài nhân vật chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)