Mơ hình hoạt động trà trộn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 34 - 40)

1.1.2.6. Cách thiết kế bài tập thảo luận

Thiết kế bài tập cho học sinh thảo luận là thử thách lớn nhất với giáo viên, nhất là với mơn Ngữ văn. Điều này địi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức của bài học, nắm vững trình độ học sinh trên cơ sở đó thiết kế bài tập thảo luận phù hợp. Điều kiện tiên quyết là giáo viên phải thiết kế được các nhiệm vụ học tập cho học sinh khám phá kiến thức. Các nhiệm vụ học tập mang tính khám phá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

* Về nội dung

Thứ nhất, nhiệm vụ khám phá là một tình huống có vấn đề trong học

tập, được giao cho các nhóm. Độ khó của tình huống này buộc các thành viên trong nhóm phải thảo luận để tìm ra câu trả lời.

Ví dụ 1: Phân tích những nét tính cách nhân vật Huấn Cao trong truyện

ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân? Câu hỏi này yêu cầu học sinh

Ví dụ 2: Chủ đề tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là gì? Đây là

câu hỏi yêu cầu tổng hợp, khái quát, đánh giá một vấn đề.

Cần tránh những câu hỏi mà học sinh không cần tư duy hoặc câu trả lời đã có sẵn trong sách giáo khoa, như loại câu hỏi: Tìm hình ảnh quả cau, miếng trầu trong bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương? Nếu giáo viên nêu các bài tập, vấn đề quá dễ hoặc đã có sẵn câu trả lời trong sách giáo khoa thì việc thảo luận nhóm thất bại vì học sinh khơng cần thảo luận cũng có thể tìm ra câu trả lời.

Thứ hai, các nhiệm vụ khám phá phải được xây dựng xoay quanh

những nội dung trọng tâm của bài học, sao cho qua quá trình giải quyết các nhiệm vụ này, học sinh rút ra được nội dung bài học. Nói cách khác, giáo viên khơng trình bày, diễn giảng nội dung bài học theo kiểu câu đơn hai thành phần là, ví dụ về câu đơn hai thành phần, v.v…mà giáo viên phải thiết kế tình huống để học sinh giải quyết tình huống, qua đó, khám phá thế nào là câu đơn hai thành phần.

Với những bài học có dung lượng kiến thức khơng lớn, giáo viên có thể cho tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề, cịn gọi là dạng hoạt động so sánh. Sau đó, các nhóm trình bày kết quả thảo luận, qua đó so sánh nhóm nào đúng, nhóm nào sai. Như vậy, mỗi nhóm có thể có cách giải quyết khác nhau hoặc có nhiều câu trả lời cho một vấn đề. Điều này tăng thêm cơ hội học tập, mở rộng tầm nhìn cho học sinh, cái mà hình thức dạy học truyền thống khơng làm được.

Với những bài học có dung lượng kiến thức lớn, thời gian hạn hẹp, giáo viên có thể thiết kế những bài tập khác nhau xoay quanh nội dung chính của bài học, cho mỗi nhóm thảo luận một vấn đề (Nhóm A vấn đề 1, nhóm B vấn đề 2, v.v…) sau đó, mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận giúp các nhóm cịn lại hiểu vấn đề mà nhóm mình đã hồn thành, còn gọi là hoạt động trao đổi, tương tự như trị chơi ghép hình. Dạng bài tập này tăng cường sự phụ thuộc tích cực giữa các nhóm. Nhóm nào làm việc khơng tốt thì sẽ khơng hồn thành nhiệm vụ giúp các nhóm cịn lại hiểu vấn đề mà nhóm được giao. Khi thiết kế

dạng bài tập này, giáo viên cần lưu ý độ khó tương đương giữa các bài tập mà các nhóm phải hồn thành, tránh trường hợp bài tập cho nhóm này quá dễ, nhóm kia quá khó.

Cần lưu ý là trong một bài học, ta có thể sử dụng cả hai dạng hoạt động so sánh và trao đổi.

Bên cạnh đó, bài tập phải thú vị, hấp dẫn học sinh. Những bài tập gắn với thực tế sẽ dễ thu hút học sinh. Yêu cầu của bài tập phải rõ ràng, dể hiểu, đảm bảo học sinh phải nắm được yêu cầu của câu hỏi trước khi thảo luận. Giáo viên cũng cần phải xác định lượng thời gian thảo luận phù hợp cho các bài tập, tránh những trường hợp các nhóm thừa hoặc thiếu thời gian hoàn thành bài tập.

* Về hình thức

Hình thức bài tập khám phá phải đa dạng. Nhiệm vụ khám phá có thể là câu hỏi hoặc yêu cầu chú giải một bức tranh, giải thích một sơ đồ, mơ hình, tìm kiếm thơng tin điền vào biểu bảng, sơ đồ, mơ hình, xác định các bước thực hiện một thí nghiệm, tìm ví dụ từ thực tế, thu thập thơng tin làm bản thuyết trình.

Cách giao bài tập phải linh hoạt. Tuỳ theo điều kiện thực tế và thời gian cho phép mà giáo viên sử dụng các cách giao bài tập khác nhau.

1.1.2.7. Các dạng bài tập thảo luận thường dùng trong mơn Ngữ văn

Có nhiều dạng bài tập thảo luận được sử dụng đa dạng tuỳ theo loại giờ: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Làm văn; tuỳ theo thời điểm sử dụng: học bài mới, giờ ôn tập, hoặc tuỳ theo mục tiêu là giúp học sinh khám phá kiến thức hay giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học.

* Các bài tập định hướng bài học

Để chuẩn bị cho việc học bài mới, giáo viên có thể cho học sinh các bài tập sau:

Hỏi đáp: Yêu cầu học sinh đọc bài sắp học (Tác phẩm, bài Tiếng Việt,

v.v…) và ghi những câu hỏi về những vấn đề của bài học. Những câu hỏi này sẽ được thảo luận trong nhóm khi học bài mới hoặc vào đầu tiết học, giáo viên chỉ định ngẫu nhiên 2 học sinh, một em nêu câu hỏi, em kia trả lời.

Thuyết trình: Cho mỗi nhóm chuẩn bị một vấn đề trong bài sắp học và

thuyết trình trên lớp.

Sưu tầm: u cầu nhóm tìm các tài liệu, tranh ảnh trong báo chí, sách

tham khảo, hoặc thu thập thông tin từ những người có hiểu biết về những vấn để liên quan đến bài học. Ví dụ: Sưu tầm những câu ca dao ở địa phương về đề tài tình yêu nam nữ, sưu tầm các tài liệu về từ địa phương, v.v…

* Các bài tập giúp học sinh khám phá kiến thức mới

Trong quá trình dạy bài mới, giáo viên có thể sử dụng một số dạng bài tập sau:

So sánh: Yêu cầu học sinh so sánh, rút ra những điểm giống, khác nhau

giữa hai sự kiện, hai vấn đề, v.v…

Phân tích: Yêu cầu học sinh phân tích kết cấu ngữ pháp của một câu,

cấu trúc một văn bản, phân tích ý nghĩa một chi tiết, biện pháp nghệ thuật, hoặc phân tích tính cách một nhân vật, nội dung một đoạn văn, một khổ thơ.

Tổng hợp: Yêu cầu các nhóm khái qt một vấn đề của bài học. Ví dụ:

Thảo luận về chủ đề tác phẩm, tóm tắt một văn bản, v.v…

Phân loại: Yêu cầu học sinh phân chia, sắp xếp các yếu tố theo từng

loại.

Lựa chọn: Yêu cầu học sinh chọn lựa các chi tiết, hiện tượng, sự kiện

phù hợp với tiêu chí đã đề ra.

Sắp xếp theo thứ tự: Sau khi đọc xong tác phẩm, giáo viên cho học

sinh bảng sắp xếp lộn xộn các sự kiện trong tác phẩm, hoặc các bước thực hiện một công việc, yêu cầu học sinh sắp xếp lại cho đúng.

Lập kế hoạch: Yêu cầu học sinh xác định các bước trình bày một vấn

đề, các bước phân tích một đề văn, các thao tác tóm tắt một văn bản.

Viết: Cho mỗi nhóm (Nhóm 2 hoặc nhóm 4, 5 học sinh) một đề tài, các

nhóm thảo luận xây dựng dàn ý cho bài biết. Sau đó, cả nhóm cùng viết bài.

Biên tập: Yêu cầu mỗi học sinh viết bài, sau đó, trao đổi bài viết của

Sửa sai: Giáo viên cho một bài tập sai (Ví dụ: Một đoạn văn viết sai

chính tả, ngữ pháp), yêu cầu các nhóm phát hiện lỗi và đề xuất cách sửa.

* Các bài tập củng cố, ôn tập kiến thức

Để giúp học sinh củng cố kiến thức vào cuối giờ học hoặc ôn lại kiến thức trong giờ ôn tập, giáo viên có thể sử dụng một số dạng bài tập sau:

Tóm tắt bài học: Yêu cầu nhóm 2 hoặc 3 học sinh nhớ lại và tóm tắt

những điểm chính của bài học hoặc chương bằng hình thức viết, vẽ sơ đồ khái niệm. Hoặc cho các nhóm dạng biểu đồ, sơ đồ hồn chỉnh, khơng hồn chỉnh (còn gọi là biểu đồ, sơ đồ khuyết), học sinh phải tìm ra các thơng tin thích hợp để điền vào chỗ khuyết.

Hỏi - đáp: Chia nhóm 2 học sinh, học sinh A nêu những câu hỏi về bài

học, học sinh B trả lời, sau đó đảo lại vị trí học sinh B nêu câu hỏi, học sinh A trả lời.

Viết bài: Nhóm 2 học sinh hợp tác viết một bài thu hoạch ngắn trong

thời gian một phút về những điểm quan trọng của bài học và nêu câu hỏi về những gì nhóm chưa hiểu rõ.

Ghép đơi: u cầu học sinh nối kết hai cột thông tin cho sẵn A và B,

tương tự hình thức trắc nghiệm ghép đôi.

Phiếu ôn tập: Cuối học kỳ hoặc cuối năm học, giáo viên cho những câu

hỏi về những kiến thức trọng tâm mà học sinh đã học. Các câu hỏi này được viết lên những tấm thẻ và được xếp thành từng bộ, các câu hỏi trong mỗi bộ câu hỏi hoàn toàn giống nhau. Số lượng câu hỏi trong mỗi bộ phụ thuộc vào số thành viên trong nhóm. Sau đó phát cho các nhóm. Thành viên thứ nhất rút một câu hỏi bất kỳ, trả lời xong câu hỏi này đến thành viên thứ hai rút câu hỏi số 2, thành viên thứ ba, v.v…Nếu giáo viên sử dụng 10 câu hỏi thì chia nhóm 5 học sinh, mỗi học sinh có trách nhiệm trả lời một câu hỏi, nếu sử dụng 12 câu hỏi thì chia nhóm 6 học sinh, v.v…

1.1.2.8. Các cơng việc chuẩn bị cho giờ học hợp tác

Để một giờ học hợp tác đạt kết quả, giáo viên cần thực hiện những công việc sau:

Xác định mục tiêu bài học, trên cơ sở đó xác định mục tiêu cần đạt của

các bài tập thảo luận về hai mặt kiến thức và những kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội như giao tiếp, trình bày ý kiến, v.v…(Những kỹ năng quan trọng trong hợp tác) mà người học cần đạt.

Xác định các tài liệu và phương tiện dạy học mà giáo viên cần chuẩn bị

cho học sinh thảo luận như tài liệu phát tay, sơ đồ, biểu bảng, v.v…đồng thời dặn học sinh làm bài tập ở nhà, đem các tài liệu, mẫu vật cần thiết cho cuộc thảo luận.

Xác định thời lượng của bài học, trên cơ sở đó xác định thời lượng cho

mỗi lần thảo luận.

Lựa chọn loại nhóm: Tuỳ thuộc vào lượng thời gian cho phép của tiết

học, kiểu bài học (bài mới hay bài ôn tập), độ khó của bài tập thảo luận và số học sinh trong nhóm mà chọn lựa loại nhóm phù hợp như nhóm 2 học sinh, 4- 5 học sinh, nhóm ghép, nhóm kim tự tháp hay nhóm trà trộn.

Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm: Cần lưu ý, trong dạy học hợp tác, chúng ta sử dụng cả 3 hình thức đánh giá là giáo viên đánh giá học sinh; học sinh đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá. Do vậy, cần cơng bố những tiêu chí này cho học sinh biết để các em biết tự đánh giá mình cũng như đánh giá bạn cùng nhóm và các nhóm khác.

1.1.2.9. Quy trình tổ chức thảo luận

Mỗi hoạt động tổ chức thảo luận nhóm trải qua những bước sau:

Bƣớc 1: Giáo viên chia nhóm

Bƣớc 2: Giáo viên giao vấn đề cho các nhóm thảo luận, quy định thời

gian thảo luận. Có nhiều cách giao vấn đề như viết các câu hỏi lên bảng; viết sẵn nội dung bài tập ra giấy, phơ tơ cho mỗi nhóm một tờ hoặc chiếu một đoạn phim, v.v…

Bƣớc 3: Quản lý các nhóm. Trong q trình các nhóm thảo luận, giáo

viên phải đi đến các nhóm, nêu câu hỏi gợi ý hoặc điều chỉnh hoạt động của học sinh khi chệch hướng hoặc nhắc nhở vấn đề thời gian, theo dõi và nhắc nhở những học sinh thụ động.

Bƣớc 4: Báo cáo kết quả và đánh giá. Giáo viên tổ chức cho học sinh

thảo luận chung trên lớp bằng cách yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. Khi đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên ghi lại những ý kiến đúng, nêu câu hỏi gợi mở cho học sinh tiếp tục phát hiện những vấn đề mà nhóm chưa tìm ra câu trả lời, u cầu các nhóm khác bổ sung, sau đó giáo viên bổ sung, chốt lại vấn đề, nhận xét đánh giá. Qua q trình đó, học sinh tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được bằng cách so sánh ý kiến của nhóm mình với các nhóm khác và với ý kiến của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)