Thiết kế giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 80 - 101)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm

CHÍ PHÈO

Nam Cao

- Thời gian dạy: 2 tiết - Khối lớp dạy: 11 - THPT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức

Giúp học sinh:

- Hiểu được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm (So sánh với những nhan đề đã có từ trước). Nắm được các đề tài, chủ đề của truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

- Bước đầu tiếp cận với tác phẩm qua việc đọc, tóm tắt tác phẩm.

- Hiểu và phân tích được hình tượng các nhân vật trong tác phẩm; đặc biệt là các nhân vật điển hình Chí Phèo, bá Kiến. Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Thấy được nghệ thuật viết văn bậc thầy của Nam Cao: Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ trần thuật.

2. Về kỹ năng

Rèn luyện cho học sinh:

- Đọc đúng và đọc diễn cảm tác phẩm, nhất là những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm, bộc lộ tâm trạng nhân vật.

- Hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự giàu kịch tính, đặc biệt là khả năng phân tích những chi tiết nghệ thuật, khả năng tư duy cũng như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng thuyết trình và thể hiện chính kiến của mình trước những vấn đề sâu sắc của tác phẩm.

3. Về giáo dục

Giáo dục cho học sinh:

- Có cái nhìn cảm thơng với số phận bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

- Lên án, tố cáo xã hội thực dân phong kiến với nhiều bất công, ngang trái đã chà đạp, vùi dập khát vọng sống lương thiện của những người dân lành. - Biết trân trọng những điều tốt đẹp còn tồn tại trong mỗi con người cho dù họ có bị tha hố đến mức nào.

- Giáo dục tình yêu thương đồng loại, khơng được kì thị và định kiến.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên

- Đọc tác phẩm và tư liệu tham khảo về tác phẩm. - Soạn giáo án.

- Chuẩn bị tranh ảnh minh hoạ, những thước phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.

2. Đối với học sinh

- Đọc tác phẩm, tư liệu tham khảo theo định hướng của giáo viên.

- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, chú ý trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK.

- Tập hợp các tài liệu, sưu tầm những nhận xét hay về tác phẩm. - Chuẩn bị các phiếu học tập để phục vụ cho việc thảo luận nhóm.

III. PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phƣơng pháp

Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và cách thức khác nhau của một giờ dạy học hợp tác. Trong đó, giáo viên sử dụng những phương pháp chủ đạo như phương pháp gợi mở, làm việc nhóm để tạo nên giờ học dân chủ và tranh luận.

2. Phƣơng tiện

- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1) - Sách thiết kế bài giảng.

- Giáo án lên lớp.

- Một số tư liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ về Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, một số đoạn phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử và con người Nam Cao. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông.

- Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao: Quan điểm nghệ thuật, đề tài chính, phong cách nghệ thuật.

3. Bài mới

- Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.

- Giáo viên dẫn dắt: Nội dung phim trên dựa vào 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao: “Chí Phèo”, “Lão Hạc” và “Sống mịn”.

- Giáo viên vào bài tạo tâm thế: Viết về đề tài nông dân, những năm 30, 40 của thế kỷ trước, bạn đọc nước nhà kinh ngạc trước nỗi khổ đau chồng chất của người nông dân được thể hiện một cách sâu sắc trong “Vỡ đê” (1936) của Vũ Trọng Phụng, “Bước đường cùng” (1938) của Nguyễn Công Hoan, “Tắt đèn” (1939) của Ngô Tất Tố. Mảnh đất về nỗi đau của người nơng dân tưởng khơng cịn gì để gieo trồng, gặt hái nữa? Thế mà! năm 1941, khi “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao ra đời, người ta thấy sửng sốt và bấy giờ mới hiểu được đây là hiện thân đầy đủ những gì tủi nhục nhất, khốn khổ nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Giờ học hơm nay thầy trị mình cùng đi tìm hiểu tác phẩm này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm thảo luận về nhan đề tác phẩm.

- Thời gian thảo luận: 5 phút - Loại hình nhóm: 4-5 HS

- Câu hỏi thảo luận: Những tên gọi

khác nhau của tác phẩm. Tên gọi nào phù hợp nhất? Vì sao?

Giáo viên có thể đặt thêm những câu hỏi để dẫn dắt, gợi mở tuỳ tình

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Nhan đề tác phẩm

- Nhan đề đầu tiên của truyện là

“Cái lò gạch cũ”. Tác giả muốn nói lên sự luẩn quẩn, bế tắc gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện và hình ảnh cuối truyện.

→ Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của “hiện tượng Chí Phèo” và gắn liền với tuyến

hình lớp:

(1) Hình ảnh “Cái lị gạch cũ”

xuất hiện như thế nào trong tác phẩm? Cách xuất hiện ấy gợi lên những suy nghĩ gì về cuộc sống của con người?

(2) Nhan đề “Cái lị gạch cũ” có phù hợp với nội dung tác phẩm khơng? Lí giải tại sao tác giả không dùng tên gọi này?

(3) Nhan đề “Đôi lứa xứng đôi” gợi cho chúng ta nghĩ đến điều gì? Có khái qt được giá trị chủ đề của tác phẩm không?

(4) Nhan đề “Chí Phèo” có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm?

Giáo viên chia lớp thành từng nhóm 4-5 học sinh thảo luận về đề tài, chủ đề tác phẩm dựa trên phần chuẩn bị bài ở nhà.

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện vấn đề.

- Thời gian thảo luận: 5 phút

- Vấn đề thảo luận: Trong tác

chủ đề chính của tác phẩm.

- “Đôi lứa xứng đôi” nhấn mạnh mối tình Chí Phèo và thị Nở. Đây là cái tên giật gân, gây sự tò mò, phù hợp với thị hiếu của một lớp công chúng thời bấy giờ, không gắn với tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- “Chí Phèo” là nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Đây là cái tên xứng đáng với thiên kiệt tác. Nó khơng chỉ nhắc tới hiện tượng Chí Phèo trong xã hội mà còn gợi ra một con người với diện mạo, số phận cụ thể. Nhấn mạnh vào vị trí của nhân vật trung tâm trong tác phẩm.

2. Đề tài, chủ đề

* Đề tài

- Đề tài nông thôn - nông dân và

địa chủ → Đây là đề tài bao trùm và quan trọng nhất của tác phẩm.

- Đề tài người nông dân khốn khổ bị đẩy vào con đường tha hoá → Đề tài quen thuộc, xuất hiện nhiều trong các sáng tác của Nam Cao viết về người nông dân. Đây là đề tài trung

phẩm “Chí Phèo”, nhà văn đã đề cập đến những đề tài nào? Vị trí của những đề tài đó trong văn nghiệp của ơng và trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn này?

GV có thể gợi mở thêm bằng câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: Tìm những chủ đề chính của tác

phẩm “Chí Phèo” và hãy phát hiện cái mới của Nam Cao trong những chủ đề đó?

tâm của truyện ngắn.

- Đề tài người đàn ông nhỏ bé, bất hạnh và bị xã hội “lãng quên”: Chí Phèo, Binh Chức, Tự Lãng…

- Đề tài người đàn bà thua thiệt, tội nghiệp: Thị Nở, bà cô thị Nở, vợ Binh Chức…

- Đề tài giọt nước mắt. - Đề tài cái nghèo… * Chủ đề

- Qua tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện, trân trọng và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay cả khi tưởng chừng họ đã biến thành quỷ dữ. Ở đây, giá trị con người được đề cao trong tác phẩm → Đây cũng là điểm mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao.

- Vấn đề chủ yếu và sâu sắc nhất đó là vấn đề nơng dân, vấn đề giai cấp → Nam Cao đã vạch ra mối xung đột gay gắt, “thâm căn cố đế” giữa nông dân và địa chủ, giữa địa chủ với địa chủ.

GV kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của HS. Trên lớp, GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu (đoạn mở đầu, đoạn Chí Phèo đến nhà bá Kiến sau khi đi tù về, đoạn gặp thị Nở và đoạn kết). Nhận xét cách đọc của HS.

Có 2 cách tóm tắt tác phẩm:

- Tóm tắt tác phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo.

- Tóm tắt theo bố cục đoạn trích. * GV gọi HS (khá, giỏi) tóm tắt tác

phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo:

- Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đại nhặt về nuôi.

- Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến. Sau đó, Chí Phèo bị đẩy đi tù.

- Sau bẩy, tám năm ra tù trở thành một tên lưu manh, bị bá Kiến biến thành tay sai và trở thành con quỷ dữ. - Chí Phèo gặp thị Nở và thức tỉnh, khát khao lương thiện.

- Bị thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc văn bản 2. Tóm tắt tác phẩm GV có thể mơ hình hố bằng sơ đồ để tóm tắt tác phẩm cho học sinh dễ nhớ và dễ theo dõi:

đớn, tuyệt vọng; giết bá Kiến và tự sát.

* GV có thể gọi HS tóm tắt tác phẩm theo bố cục đoạn trích:

- Đoạn mở đầu: Chí Phèo say rượu và chửi bới.

- Đoạn 2: Chí Phèo ở tù về, đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ.

- Đoạn 3: Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự chăm sóc của thị Nở.

- Đoạn 4: Thị Nở từ chối và cắt đứt mối tình với Chí Phèo.

- Đoạn 5: Chí Phèo tuyệt vọng, uất hận đi đòi lương thiện, giết bá Kiến và tự sát.

- Đoạn kết: Cảnh xôn xao trước cái chết của bá Kiến và Chí Phèo cùng hình ảnh thống hiện cái lị gạch cũ.

GV chia nhóm thảo luận tìm hiểu về hình ảnh làng Vũ Đại:

- Thời gian thảo luận: 5 phút - Loại hình nhóm: 2 HS

- Câu hỏi thảo luận: Làng Vũ Đại hiện lên trong tác phẩm như thế nào? Làng có tơn ti trật tự hay không?

bị bá Kiến và nhà tù thực dân Gặp thị Nở và được cảm hoá bị thị Nở cự tuyệt Sơ đồ 3.1: Tóm tắt tác phẩm 3. Tìm hiểu tác phẩm a. Hình ảnh làng Vũ Đại

- Dân không quá 2.000, xa phủ xa tỉnh.

- Làng có tơn ti trật tự nghiêm

Chí Phèo - ngƣời nơng dân lƣơng thiện

Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại

Chí Phèo thức tỉnh, khát vọng hồn lƣơng

Chí Phèo uất ức, tuyệt vọng, giết bá Kiến và tự sát

Làng tồn tại mấy mâu thuẫn chính?

GV quan sát HS thảo luận và có thể khơi gợi bằng những câu hỏi để học sinh phải cùng nhau hợp tác để tìm ra câu trả lời như:

- Có ý kiến nhận xét: Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám? Em có đồng tình với nhận xét trên hay khơng? Nếu đồng ý hãy giải thích vì sao?

- Hình ảnh làng Vũ Đại hiện lên

trong tác phẩm có làm em sợ khơng?

GV nêu các chi tiết (hoặc có thể yêu cầu HS tìm các chi tiết) nói về sự ghẻ lạnh của dân làng:

- Khi Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại → không ai lên tiếng → vơ tình, dửng dưng của những người làng. - Khi Chí Phèo chửi bá Kiến → ai cũng “hả”, Chí Phèo như nói hộ họ bao nhiêu uất ức bấy lâu nay.

- Khi cụ bá về đuổi khéo mọi người thì họ nhanh chóng lảng dần đi vì nghĩ đến sự yên ổn của mình.

- Khi Chí Phèo muốn trở về lương thiện → bà cô thị Nở - đại diện cho định kiến xã hội của dân làng đã quyết liệt phản đối.

ngặt: cao nhất là cụ bá Kiến → cường hào → dân thấp cổ bé họng → những người dân cùng như Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo…

- Tồn tại hai mâu thuẫn chính: + Mâu thuẫn kình địch về quyền lợi giữa những phe cánh có máu mặt với nhau như cánh cụ bá Kiến, cánh ông Đội Tảo, cánh ông Tư Đạm, cánh ông Bát Tùng…

→ Làng ở thế “quần ngư tranh thực”, các vây cánh đu lại để bóc lột con em nơng dân.

+ Mâu thuẫn xung đột gay gắt giữa những người dân lao động với giai cấp thống trị như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo >< Bá Kiến, Đội Tảo.

→ Hình ảnh làng Vũ Đại hiện lên vừa sống động với những xung đột quyết liệt vừa hết sức ngột ngạt, đen tối. Đó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

→ Làng Vũ Đại mang những nét chung của bất kỳ một ngôi làng nào ở Việt Nam trước Cách mạng nhưng

- Khi Chí Phèo chết → khơng có một lời nào thương xót “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì khơng ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”

GV nêu vấn đề: Nam Cao miêu tả

nhân vật bá Kiến qua những chi tiết nào? Thái độ của nhà văn khi xây dựng nhân vật này?

GV chia nhóm thảo luận về hình tượng nhân vật bá Kiến:

- Thời gian thảo luận: 10 phút - Loại hình nhóm: 4-5 HS

- Vấn đề thảo luận: Tìm những nét

tính cách và thủ đoạn cai trị người của bá Kiến? Dụng ý của Nam Cao khi xây dựng hình tượng nhân vật? Thái độ của nhà văn đối với nhân vật này?

GV quản lí, điều khiển các nhóm thảo luận, nhắc nhở những HS thụ

còn mang nét riêng. Đó là ngơi làng hiện lên với vẻ lạnh lùng, vơ nhân tính, đáng sợ.

b. Hình tƣợng nhân vật bá Kiến

- Bá Kiến được lấy nguyên mẫu từ nghị Bính, một tay cường hào ở làng Đại Hồng, có tới 6 vợ, 6 dinh cơ. - Nam Cao không miêu tả bá Kiến về diện mạo mà chỉ miêu tả nhân vật này bằng một cách chấm phá thông qua một vài mẩu đối thoại, một vài dịng kể, dịng phân tích tâm lí nhưng bá Kiến hiện lên vẫn rất sống động. - Bá Kiến là một người xảo quyệt, gian hùng và đa nghi:

+ Giọng cười nhạt nhưng tiếng cười giòn giã lắm → cái giả và cái thật xen lẫn nhau.

+ Giọng quát rất sang với lối nói ngọt nhạt như nắn gân đối thủ.

- Bá Kiến là kẻ cực kỳ khôn ngoan, mưu mẹo:

động. GV có thể hỏi thêm một số câu hỏi để khơi gợi HS hợp tác:

- Theo em, nhà văn Nam Cao có hiểu nhân vật bá Kiến không?

- Em hãy hình dung, tái hiện và miêu tả lại dáng đi, lời nói, giọng cười và những thủ đoạn thâm độc của bá Kiến?

GV đánh giá mức độ hợp tác của các nhóm HS, nhận xét và chốt lại kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học truyện ngắn chí phèo của nam cao (ngữ văn 11, tập 1) (Trang 80 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)