Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT tây hồ (Trang 29)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.5. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trải nghiệm, theo nghiên cứu của Тлегенова Т.Е., với quan điểm triết học, trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kĩ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Nói cách khác, trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo đó, bản thân trải nghiệm giúp con người ta tiếp xúc nhanh hơn và có phản ứng rõ ràng hơn khi trực tiếp va chạm vào hoàn cảnh thực tế.

Hoạt động trải nghiệm đối với HS là kiến thức, kĩ năng mà HS nhận được bên ngồi các cơ sở giáo dục: thơng qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…Ngồi ra, bản thân HS cịn được trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) - là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.

Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường.Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, khơng theo chuẩn đã có.

Bản chất của q trình giáo dục là q trình tổ chức rèn luyện những nét tính cách của nhân cách, hình thành những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. Đó là q trình vận dụng, trải nghiệm các quan hệ xã hội giúp cho người HS tích lũy được những kinh nghiệm xã hội (thực tiễn) tốt và có nhu cầu, hành vi, thói quen, biết thể hiện đúng đắn các quan hệ xã hội.

kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngồi giờ dạy học các mơn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).

Cịn trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Hoạt động giáo dục trải nghiêm thực chất là giáo dục mang tính định hướng của nhà trường, được tổ chức để người học trải nghiệm, từ đó thu nhận được những giá trị cần thiết cho bản thân. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được tổ chức theo đúng qui luật hoạt động, qui luật hình thành nhân cách cá nhân trong xã hội.

Mục đích chính là giúp hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những kĩ năng chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại; với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt để HS có nhiều cơ hội trải nghiệm. Theo đó, chương trình trải nghiệm và sáng tạo cấp tiểu học và THCS chú trọng nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo; cấp THPT phát triển cơng dân tồn cầu có suy nghĩ sáng tạo.

Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng [15]

Đặc trƣng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục đích chính Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của HS. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Nội dung

- Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn

- Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ.

- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, khơng u cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm

Hình thức tổ chức

- Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về khơng gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia...

- HS ít cơ hội trải nghiệm - Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là GV

- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...

- HS có nhiều cơ hội trải nghiệm

- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (GV, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp…)

Tƣơng tác, phƣơng

pháp

- Chủ yếu là thầy - trò, - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trị hoạt động là chính

- Đa chiều

- HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính

Kiểm tra, đánh giá

- Nhấn mạnh đến năng lực tư duy

- Theo chuẩn chung

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng điểm số

- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.

- Theo những u cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa

- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét

Từ phân tích trên có thể hiểu rằng: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo

là hoạt động mang tính xã hội và thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính,

giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; góp phần thực hiện tốt hoạt động dạy học và đạt được mục tiêu giáo dục.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường phổ thơng gồm bốn nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập); hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng); hoạt động tình nguyện (chia sẻ, quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người chung quanh, bảo vệ mơi trường); hoạt động định hướng (tìm hiểu thơng tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân). Những hoạt động nói trên các trường phổ thơng có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của HS ở các cấp học, khối học, nhà trường và điều kiện địa phương. Có thể nói, hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần giúp cho HS phát triển tồn diện hơn trong q trình hình thành nhân cách cũng như tăng sự hiểu biết về đời sống xã hội.

* Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Mục tiêu chung: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và mơi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân [15].

Mục tiêu cụ thể: Giúp HS củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức môn học được học trên lớp. Giáo dục kĩ năng sống và giúp HS rèn luyện các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực bản thân phù hợp với lứa tuổi (Kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa HS). Giúp HS có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với GV, CBQL, với gia đình, cộng đồng và với môi trường tự nhiên. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho HS [15].

* Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Căn cứ lựa chọn nội dung: Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, có tính ứng dụng – thực hành cao, gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng. Nội dung được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, mang tính logic khoa học và tính giáo dục. Song, nội dung lựa chọn phải có ưu thế để đạt được mục tiêu năng lực đề ra [15].

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục an toàn giao thơng, giáo dục mơi trường, giáo dục phịng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội. Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần phải phù hợp đặc điểm tâm lý – nhận thức của HS, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.

* Phương pháp tổ chức trải nghiệm sáng tạo

Phương pháp tổ chức trải nghiệm sáng tạo là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tồn diện thơng qua hoạt động gắn với thực tiễn (cuộc sống, xã hội, chính trị...) nhằm hình thành giá trị sống cho HS (Giáo dục HS phát triển tồn diện).

* Các hình thức tổ chức trải nghiệm sáng tạo

Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện các hoạt động một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của HS, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo các quy mơ khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính:

- Nhóm các hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo

độc lập...): Hoạt động tự chủ thường kết hợp với tư duy độc lập. Người học tự nghiên cứu vấn đề, tự thể hiện và tự điều chỉnh. Một trong những mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là phải bồi dưỡng năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy cần phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung phương pháp sao cho vai trò tự chủ của HS trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo được bộc lộ và phát triển. HS phải được tham gia vào quá trình hoạt động nghĩa là nhà trường đưa ra các hoạt động đa dạng, lấy HS làm trung tâm và HS có thể tham gia một cách chủ động vào tất cả các hoạt động giáo dục đó, GV có vai trị tổ chức kiểm tra định hướng hoạt động theo chiến lược hợp lý [15].

thao, thực tập siêng năng...): câu lạc bộ là hoạt động ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu…HS có thể đăng ký tham gia các nhóm câu lạc bộ tùy theo sở thích và khả năng của mình, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm nhằm thúc đẩy phát triển các kĩ năng của HS kĩ năng hoạt động nhóm, tinh thần đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau [15].

- Nhóm các hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng

giềng và những người xung quanh , bảo vệ môi trường ): Là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao . HS ln sẵn sàng tự mình nhâ ̣n lấy trách nhiê ̣m để tham gia vào bất cứ hoạt động nào dù biết thực hiện sẽ rất khó khăn, gian khở. Thơng qua hoạt động tình nguyện HS khơng những được bồi dưỡng tăng cường sự hiểu biết xã hội mà còn biết chia sẽ, bao dung với những người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. Khi các em quan tâm và tham gia vào các hoạt động, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như trách nhiệm xã hội của bản thân , từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn , đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương mình. Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là : tăng cường tình đoàn kết , sự hỗ trơ ̣, tin câ ̣y lẫn nhau , biết trợ giúp, biết đồng tâm hiê ̣p lực với nhữ ng người xung

quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương thân , tương ái. Tất cả các hoạt động này

đóng góp đáng kể đối với chất lượng cuộc sống [15].

- Nhóm các hoạt động định hướng (Tìm hiểu thơng tin về hướng phát triển

tương lai, tìm hiểu bản thân...): Mục tiêu hoạt động này nhằm giúp HS phát hiện năng lực, tố chất và sở thích của bản thân, xây dựng được bản sắc, cá tính riêng. Đồng thời, có được nhiều thơng tin liên quan đến học tập và công việc, giúp các em biết lập kế hoạch và chuẩn bị cho hớng đi tương lai của bản thân một cách đúng đắn, hiệu quả. Có thể chia cụ thể các nhóm hoạt động định hướng, như: Hoạt động giúp hiểu rõ bản thân, hoạt động hướng nghiệp và hoạt động thể hiện trực tiếp nghề nghiệp. Nội dung hoạt động định hướng gắn với việc xây dựng mơ hình trường phổ thơng gắn với sản xuất, liên kết với các ngành, các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho HS trải nghiệm thực tế. Để thực hiện được mơ hình này, nhà trường đã phối hợp

chặt chẽ với Hội cha mẹ HS, các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh…. để được tư vấn, hướng dẫn, tham khảo tài liệu, giúp thẩm định và đưa ra nội dung hoạt động thiết thực, có ích trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS nhằm đào tạo ra những thế hệ HS có định hướng tương lai rõ ràng với đầy đủ trí tuệ và thể chất, biết vận dụng tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, biết chia sẻ, quan tâm đến cộng đồng, biết trân trọng những giá trị sống tốt đẹp [15].

1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định hướng và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Ở nước ta hiện nay, giáo dục hướng nghiệp được tập trung thực hiện ở nhiều trường THPT. Chính vì vậy, quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục nói chung.

Quản lý giáo dục là cách thức tiến hành của chủ thể quản lý có kế hoạch, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT tây hồ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)