Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT tây hồ (Trang 80 - 83)

Bất cứ một tổ chức hay tập thể nào muốn đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của mình điều phải tuân theo những quy tắc nhất định. Và giáo dục cũng khơng ngoại lệ, nó có những quy tắc của nó mà nhà giáo dục muốn thu được thành quả trong giáo dục thì bắt buộc phải tuân theo.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học của hoạt động giáo dục là khi áp dụng các nguyên tắc dạy học ở các bậc học nói chung, bậc THPT nói riêng cần chú trọng những nguyên lý chung của sự tổ chức dạy học về mặt nội dung, phương pháp, hình thức, nhằm thực hiện mục đích dạy học và phù hợp với những quy luật khách quan tác động vào sự dạy học của GV và học tập của HS.

Ngun tắc này địi hỏi trong q trình dạy học phải chuẩn bị cho người học những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp HS tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thơng qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức của con người hiện đại.

Hoạt động giáo dục của GV cũng cần hướng đến mục tiêu bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực phân tích, biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, những quan niệm khác nhau về một vấn đề. Ngoài ra, cũng trang bị cho HS năng lực, tư duy phê phán, phản biện, khả năng nhận thức và đánh giá.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Theo nguyên tắc này, hoạt động giáo dục bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể và phải được định hướng để hồn thành/đạt được mục tiêu đó trong suốt q trình hoạt động giáo dục diễn ra. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi xây dựng kế hoạch cho

giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng cần phải có những mục tiêu, biện pháp thực hiện các mục tiêu ấy một cách hiệu quả.

Như đã nói ở trên trong suốt quá trình của hoạt động giáo dục diễn ra nhà giáo dục phải luôn ln thực hiện dựa vào mục đích giáo dục, lấy mục tiêu là định hướng cho tất cả hoạt động. Bản chất của hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức. Nghĩa là HS được quyền tự do phát triển khả năng của mình nếu các em cần điều đó. Mặt khác, trong q trình giáo dục ta khơng thể áp dụng một nguyên tắc, một phương pháp cố định, hay là cứng nhắc đi theo từng bước đã vạch sẵn để đạt được mục đích đã đề ra. Hơn thế nữa, hoạt động giáo dục là một hoạt động mang tính lâu dài và liên tục vì vậy các hoạt động giáo dục phải phong phú, đa dạng, linh hoạt. Nên nhà giáo dục phải mềm dẻo, uyển chuyển trong việc lựa chọn và vận dụng các hoạt động giáo dục để đạt được kết quả cao nhất trong giáo dục HS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xã hội hiện đại có sự thay đổi tồn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và khơng tránh khỏi rủi ro. Mặt khác, những thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện đại có tác động lớn đối với HS THPT. Bên cạnh những yếu tố tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, sự du nhập lối sống thực dụng, lại càng tạo ra áp lực, cám dỗ, lôi kéo các em vào những hành động liều lĩnh, trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lòng tin, mặc cảm. Do thiếu kinh nghiệm và hướng nghiệp nên các em có thể ứng phó khơng lành mạnh trước các áp lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là áp lực tiêu cực của bạn bè như tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy, sa vào các tệ nạn xã hội, phạm pháp, tự vẫn hoặc có những hành vi bạo lực với người khác. Nói cách khác, để có thành cơng và hạnh phúc trong xã hội hiện đại, con người cần phải có hướng nghiệp. Để đảm bảo giáo dục hướng nghiệp phù hợp với thực tiễn thì phải đạt được mục tiêu sau:

cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quen hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Rèn luyện, hình thành cho HS hành vi có trách nhiệm, giúp các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với các sức ép, thách thức trong cuộc sống.

- Tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập của HS, tăng cường sự tham gia của HS, nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Giáo dục hướng nghiệp được tổ chức các hoạt động phải phù hợp với điều kiện KT - XH, hoàn cảnh thực tế của nhà trường và địa phương trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới. Phải lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng vùng miền, từng địa phương, cơ sở giáo dục, từng khối lớp và từng đối tượng HS.

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ HS, của HS và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, GV, các tổ chức trong nhà trường.

Tính khả thi của các biện pháp cịn dựa trên một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động triển khai thực hiện các nội dung này. Cụ thể như: Khả thi công nghệ và hệ thống: Đánh giá được dựa trên một những kế hoạch đề xuất và ý tưởng trình bày một các phác thảo các yêu cầu theo hệ thống về Đầu vào (chất lượng HS), Quá trình (các hoạt động triển khai thực hiện), Đầu ra (tiêu chuẩn của HS theo yêu cầu của các cấp trên), Các trường (các kiến thức hướng nghiệp cần có), Chương trình (nội dung áp dụng đối với từng lứa tuổi, từng khối lớp), và Thủ tục (trình tự phê duyệt các kế hoạch, chương trình, nội dung của từng khối lớp đối với các trường, hoặc tùy từng nội dung phải có sự phê duyệt của các cấp cao hơn trong ngành GD&ĐT). Điều này có thể được định lượng về khối lượng của dữ liệu, xu hướng, tần số cập nhật…để ước tính xem việc áp dụng các hoạt động mới sẽ thực hiện đầy đủ hay khơng. Theo đó,

khi viết một báo cáo nghiên cứu khả thi về hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho HS thì bản thân GV nên thực hiện để xem xét một số nội dung sau:

Một mô tả ngắn gọn của GV để đánh giá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động triển khai về trải nghiệm sáng tạo đối với HS.

Các điều kiện có được của nhà trường (cơ sở vật chất, cơ chế, điều kiện hỗ trợ của nhà trường...)

Các yếu tố con người và kinh tế: các GV hỗ trợ, kinh phí cho từng hoạt động triển khai, cách thức huy động hoặc phối hợp, hỗ trợ về nhân lực và tài chính. Xác định một số khó khăn và hạn chế nhất định khi triển khai. Đồng thời đưa ra các giải pháp cho các vấn đề với quy mô được giảng dạy hoặc quy mô đối tượng thực hiện giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường THPT tây hồ (Trang 80 - 83)