Nghèo và giảm nghèo theo cảm nhận của đồng bào DTTS

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

2.1. Nghèo và giảm nghèo theo cảm nhận của đồng bào DTTS

Một mối quan tâm của nghiên cứu này là tìm hiểu khái niệm “nghèo” và “giảm nghèo” (với các khái niệm liên quan như “làm ăn khá” và “thành công”) theo cảm nhận của đồng bào DTTS ở các địa bàn khảo sát. Phản hồi phổ biến là nghèo và giảm nghèo mang tính đa

chiều. Nhận thức đa chiều của đồng bào DTTS về nghèo và giảm nghèo phù hợp với phát

hiện của nhiều nghiên cứu về nghèo gần đây, cũng như phù hợp với mối quan tâm ngày càng tăng về phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống tại Việt Nam (TCTK 2010, UNDP 2010, Oxfam và AAV 2012, Andrew Wells-Dang 2012 9).

Ngay cả đồng bào DTTS tại những thơn khó khăn nhất trong số các thơn khảo sát cũng nhìn nhận khái niệm “nghèo” và “giảm nghèo” theo hướng đa chiều. Có thể nói, đồng bào

DTTS đã có sự thay đổi nhất định trong nhận thức, nhu cầu của họ đã mở rộng hơn, hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người Thái, Hmông, Nùng, Mạ tại các điểm

khảo sát khơng cịn chỉ lo đến thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản (đủ ăn, quần áo, nhà ở và tài sản cơ bản), mà đã quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh văn hóa, xã hội (giáo dục, y tế, thơng tin, bình đẳng giới, thực hành các phong tục, lễ hội, tâm linh) và các khía cạnh thị trường (dịng tiền, việc làm phi nơng nghiệp). Nhiều tiêu chí thốt nghèo do người dân nêu lên vừa là kết quả của sự phát triển, vừa là động lực cho sự phát triển. --- “Có xe đi làm, máy móc để làm, có ti vi xem chưa gọi là thoát nghèo… Thoát nghèo là khơng có nợ nữa, sinh hoạt trong gia đình đầy đủ và con em được học hành.”

(Một người nghèo dân tộc Mạ, thôn 9, xã Quảng Khê, tỉnh Đăk Nơng)

--- “Thành cơng, thốt nghèo là ít nợ, con cái đi học, đồn kết vợ con gia đình,

nhà cửa kiên cố, tài sản cơ bản đỡ, cà phê đủ ăn.” (Nhóm người Mạ, Thơn 3, xã Quảng Khê,

Đăk Nông)

--- “Giờ trong nhà tài sản tạm tạm rồi. Hết nghèo là đầu tư được ao cá để nuôi cá nhiều, hoặc trồng chanh leo có tiền, hoặc có nghề gì đó để làm ổn định.” (Thanh niên

người Thái, bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, Nghệ An)

Thu nhập vẫn là tiêu chí cơ bản khi đồng bào DTTS cảm nhận về nghèo và giảm nghèo,

ngay cả khi nghèo và giảm nghèo được nhìn nhận đa chiều. Tỷ lệ nghèo chính thức là một chỉ tiêu thể hiện sự cải thiện thu nhập (vượt chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ). Tuy nhiên, số liệu nghèo chính thức khơng thể hiện đúng câu chuyện giảm nghèo tại nhiều

nơi 10. Cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm khảo sát đều phản ánh rà sốt nghèo hàng năm gặp rất nhiều khó khăn, như: thời gian rà soát gấp gáp; thời điểm cuối năm trùng lịch mùa vụ hoặc đi làm thuê của người dân; năng lực cán bộ cơ sở còn yếu; cách tính điểm

9Andrew Wells-Dang (2012) ghi nhận, câu trả lời phổ biến của người DTTS tại các điểm khảo sát về “định nghĩa

thành công” là đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản như lương thực để ăn quanh năm, quần áo để mặc, một ngôi nhà khang trang để ở và có thể tham dự các lễ hội truyền thống (ví dụ như có thể chuẩn bị một con lợn cho ngày Tết). Một số ý kiến cũng cho rằng các tiêu chí thành cơng của người DTTS hiện nay đã ở mức cao hơn và rộng hơn trước đây, thể hiện ở mong muốn “ăn ngon mặc đẹp” (thay vì “ăn no mặc ấm”), giữ và mở rộng đất đai, đầu tư cho con cái ăn học và có việc làm phi nơng nghiệp ổn định.

10 Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chi tiêu dựa trên số liệu VHLSS, kể cả khi áp dụng phương pháp “bản đồ nghèo”

một số tài sản của hộ gia đình chưa hợp lý; các nguồn thu nhập được qui thành tiền khó tính đủ và đúng; ranh giới giữa nghèo, cận nghèo và khơng nghèo khó phân định… Tâm lý “giữ nghèo” khá phổ biến do có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Một số địa phương có tỷ lệ nghèo từ năm trước sang năm sau giảm hoặc tăng đột biến (cùng một chuẩn nghèo) mang nhiều dấu ấn của ý chí chủ quan11. Thực tế phỏng vấn, bản thân các cán bộ thôn bản đề cập nhiều đến thu nhập, nhưng thường không dùng “số liệu hộ nghèo” làm minh chứng cho sự thay đổi đời sống của người dân trong thơn bản mình.

An ninh lương thực được đồng bào DTTS đặc biệt ưu tiên. Đồng bào Thái, Hmông, Nùng

ở Nghệ An và Hà Giang vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho việc tự trồng lúa, ngô đủ ăn quanh năm, coi đó là nền tảng cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Riêng người Mạ ở Đăk Nông trước đây cũng ưu tiên trồng lúa, ngô, nhưng 5 năm trở lại đây nhiều người đã chuyển sang trồng cà phê, khái niệm an ninh lương thực dựa vào thị trường ngày càng chiếm ưu thế.

Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào DTTS do việc làm phi nông nghiệp

tại chỗ và đi làm ăn xa còn hạn chế. Trong bối cảnh dân số tăng, những rủi ro về đất đai (xâm canh, tranh chấp đất đai; mất đất và tái định cư do xây dựng thủy điện, khai khoáng, phát triển CSHT...), sự mâu thuẫn giữa các qui định pháp luật và tập quán sở hữu, sử dụng đất truyền thống, đồng bào DTTS tại các điểm khảo sát ngày càng quan tâm đến việc giữ và mở rộng đất sản xuất. Diện tích đất sản xuất thường là tiêu chí đầu tiên được đồng bào DTTS nhắc đến khi phân biệt giàu – nghèo. Theo quan niệm của người Mạ ở Đăk Nơng, một hộ gia đình 4-5 thành viên cần có ít nhất 1ha nương rãy tốt để đảm bảo cuộc sống tối thiểu; với người Thái, Hmông ở Nghệ An và Hà Giang là cần có ít nhất 1000m2 ruộng lúa 2 vụ (hoặc 2000m2 ruộng lúa 1 vụ). Nhiều hộ gia đình người Mạ ở Đăk Nơng tiếc nuối vì trước đây từng bán đi diện tích lớn đất nương rãy với giá rẻ để mua sắm, tiêu dùng và trả nợ.

Đảm bảo dòng tiền trở thành mối quan tâm của đồng bào DTTS khi tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Mối quan tâm “đảm bảo dịng tiền”(có sẵn tiền mặt để trang trải các phi phí

sản xuất và chi phí đời sống) nổi lên ở các vùng sản xuất hàng hóa. Tại các thơn khảo sát thuộc tỉnh Đăk Nơng, đa số hộ gia đình người Mạ trồng ngơ, cà phê đều vay ngân hàng vài chục triệu đồng trở lên. Họ đồng thời nợ quán, đại lý để mua phân, gạo và hàng thiết yếu khác từ 10 triệu đồng trở lên (hộ càng khá giả vay nợ càng nhiều), đến cuối vụ bán sản phẩm trả nợ. Lạm phát cao, giá nông sản bấp bênh và rủi ro do thời tiết bất thường, sâu bệnh càng khiến người dân khó đảm bảo dịng tiền. Vì vậy, người dân tại đây thường cho rằng mình chỉ thốt nghèo khi đã “thốt nợ”. Trong khi đó, yếu tố “vay nợ” khơng được tính đến trong rà sốt nghèo chính thức.

Có việc làm ổn định ngày càng được nhóm thanh niên DTTS quan tâm. Do sức ép dân số

tăng nên thanh niên DTTS khi lập gia đình và tách hộ thường thiếu đất sản xuất (bố mẹ khơng có đủ đất để chia cho con), cơ giới hóa và sử dụng thuốc BVTV làm giảm nhu cầu lao động nông nghiệp, dẫn đến nhu cầu việc làm phi nông nghiệp ngày càng tăng. Nhiều thanh niên DTTS được học hành tốt hơn mong muốn tìm được việc làm ổn định, nhất là việc làm trong khu vực công tại địa phương.

11 Điển hình về tỷ lệ nghèo tăng giảm bất thường là huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông). Giai đoạn 2006-2008 tỷ

lệ nghèo của huyện giảm nhanh (giảm từ 34% xuống 17%). Năm 2008 huyện Đăk Glong không thuộc các huyện được thụ hưởng Chương trình 30a, dù cán bộ tỉnh và huyện cho rằng Đăk Glong thực sự vẫn là một huyện nghèo. Sang năm 2009, vẫn sử dụng chuẩn nghèo cũ nhưng tỷ lệ nghèo của huyện Đăk Glong đã tăng cao đột biến (tăng từ 17% lên 55%). Kết quả là, từ đầu năm 2011 huyện Đăk Glong được xếp là 1 trong 7 huyện có tỷ lệ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như quy định cho các huyện thuộc Chương trình 30a (theo Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Thực hành các phong tục, lễ hội, tâm linh truyền thống được đồng bào DTTS coi trọng.

Giữ gìn bản sắc tộc người là nhu cầu tự nhiên của các cộng đồng DTTS, dù nhiều phong tục, lễ hội, tâm linh truyền thống đã bị xóa bỏ hoặc phai nhạt đi trước các tác động bên ngồi. Có đủ lương thực, rượu và vật ni để dùng trong các lễ hội, thờ cúng, ăn Tết… được nhiều đồng bào DTTS tại các điểm khảo sát coi là một biểu hiện của thành cơng, đảm bảo sự hịa nhập và vị thế trong cộng đồng. Một số nghề truyền thống được duy trì và phát triển còn là nguồn thu nhập phụ thường xun của hộ gia đình, ví dụ nỗ lực duy trì nghề dệt lanh, thêu thổ cẩm vốn là bản sắc độc đáo của người Hmông tại Hà Giang hoặc người Mường tại Hịa Bình.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 29 - 31)