NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH
2.3.3. Gắn kết cộng đồng
Gắn kết cộng đồng (“đoàn kết”) là truyền thống của đồng bào DTTS. Các mối quan hệ trong thôn bản là nguồn vốn xã hội chủ yếu của người nghèo, là điểm tựa của họ khi gặp khó khăn. Tại các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát, tính gắn kết cộng đồng khá mạnh, là tác nhân quan trọng để tăng hiệu quả sinh kế, lan tỏa và duy trì các thực hành mới.
Hình thức đổi cơng giúp đồng bào DTTS tăng hiệu quả lao động và chia sẻ kinh nghiệm
sản xuất. Tại Quản Bạ (Hà Giang) và Quế Phong (Nghệ An), đổi công được đồng bào người Hmông, Nùng, Thái vận dụng rất phổ biến trong những thời điểm mùa vụ cần nhiều lao động như gieo trồng, làm cỏ hoặc thu hoạch sản phẩm. Với hộ nghèo, hộ ít lao động, hộ khơng có sức kéo, đổi cơng giúp họ có điều kiện sản xuất tốt hơn. Đổi công cũng là dịp đồng bào DTTS chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất, tăng tính đồn kết cộng đồng, hộ nghèo có cơ hội hịa nhập tốt hơn. Riêng tại Đăk Glong (Đăk Nông), trước đây đổi công trong đồng bào người Mạ cũng rất phổ biến, nhưng thị trường Các yếu tố thúc đẩy và nguyên tắc lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng đã được Everett M. Rogers (2003) tổng kết trong lý thuyết “lan tỏa sáng tạo” (Hộp 6). Các yếu tố và nguyên tắc lan tỏa này (nhất là nguyên tắc “thu hút những người dùng, người hưởng
lợi trở thành đối tác trong quá trình liên tục thử nghiệm và phát triển” và “lan tỏa thông qua mạng lưới những người cùng cảnh ngộ”) rất phù hợp với 3 kênh lan tỏa chính trong các
cộng đồng DTTS. Tại các địa bàn khảo sát, tình trạng các chương trình, dự án khơng tn thủ các yếu tố và nguyên tắc lan tỏa dẫn đến “chuyển giao cơng nghệ” hay “mơ hình trình diễn” khơng duy trì và nhân rộng được là khá phổ biến. Nhóm cán bộ huyện Quế Phong (Nghệ An), rút kinh nghiệm từ chính những thất bại tại địa phương mình, cũng cho rằng các mơ hình sinh kế cần được đầu tư liên tục ít nhất trong 2-3 năm, với hỗ trợ giảm dần, để đồng bào DTTS thấy được hiệu quả từ đó học hỏi lẫn nhau và làm theo.
lao động phát triển (có đơng người làm th bán sức lao động phổ thông) nên phong trào đổi công gần đây đã giảm đi.
Tại Quế Phong (Nghệ An), nhiều bản người Thái và người Hmông vẫn giữ tập quán cùng nhau quản lý đàn gia súc. Các khu chăn thả gia súc của bản được chia thành các cụm nhỏ, thường từ 10-20 hộ/cụm. Tại mỗi cụm có nhà tạm của một số hộ dựng lên để tiện trơng gia súc. Các hộ thiếu lao động có thể nhờ các hộ khác trơng nom gia súc, hàng tuần mới đi thăm gia súc một lần. Nếu có gia súc bị ốm các hộ gia đình sẽ thơng báo cho nhau.
Tập quán cùng nhau làm các công việc chung giúp tăng sức mạnh của cộng đồng DTTS
tại các “điểm sáng” giảm nghèo như làm đường, làm trường. Tại nhiều địa phương, việc chung sức xây dựng lớp học tại các bản xa được người dân ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Ngay trong một số thơn bản có sự xen ghép nhiều dân tộc (như tại Hà Giang trong 1 bản có người Nùng, Hmơng và Dao hoặc tại Đăk Nơng trong 1 thơn bon có người Mạ, Hmơng và Kinh), người dân sống tương đối hịa đồng, cùng tham gia các cơng việc chung của thôn bản. Tại thôn 2, xã Đắc Som (Đắk Glong, Đăk Nông) người Hmông di cư cùng người Mạ bản địa làm cầu tạm, sửa đường vào rãy sản xuất, phục vụ cho nhu cầu chung. Trong các thơn bản này, mỗi nhóm dân tộc vẫn giữ bản sắc riêng trong các thực hành lễ hội và tâm linh. Tiếng Kinh hoặc tiếng của dân tộc chiếm ưu thế (trong thôn bản hoặc trong xã) được sử dụng là ngơn ngữ chung trong hội họp; cịn mỗi nhóm dân tộc vẫn sử dụng ngơn ngữ riêng trong gia đình và giao tiếp với người cùng dân tộc.
Yếu tố “gia đình mở rộng” trong cộng đồng DTTS vẫn được đặc biệt coi trọng và là nền
tảng để thế hệ sau ổn định cuộc sống. Trong gia đình lớn, bên cạnh việc phân chia đất đai cho con cái, bố mẹ còn hỗ trợ con cái trong những năm đầu tách hộ cho đến khi kinh tế gia đình ổn định.
--- “Cha mẹ vẫn giúp đỡ con cái, con có gia đình nhưng vẫn ăn chung, khi nào
ổn biết hạch toán mới ra ở riêng, cho rẫy, làm nhà. Vững vàng mới có nền tảng ban đầu được. Chờ Nhà nước hỗ trợ lâu, phải dựa vào bố mẹ, bà con mới thốt nghèo được.” (Nhóm người Mạ thôn 9 xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, Đăk Nơng).
Gắn kết trong anh em, dịng họ là điểm tựa quan trọng của người nghèo khi gặp khó
khăn. Tại những cộng đồng người Hmơng, Nùng, Thái…, quan hệ dịng họ rất bền chặt, trải qua nhiều thế hệ. Những người trong họ có thể giúp đỡ người nghèo về công lao động, gạo, tiền, làm nhà. Tại các “điểm sáng” giảm nghèo trong cộng đồng DTTS có phong trào đi làm ăn xa, mạng lưới xã hội tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng dịng họ, cùng thơn bản hoặc cùng dân tộc. Người đi trước truyền thông tin về công việc cho người ở nhà, là đầu mối giúp những người đi sau tìm việc. Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang), những người Nùng đi XKLĐ thường theo nhóm họ hàng, người đi trước giúp đỡ về kinh phí cho người đi sau. Tại thôn 2, xã Đăk Som (Đăk Glong, Đăk Nông), những người Hmông di cư vào trước thường giúp đỡ họ hàng vào sau, kể cả cho hoặc cho mượn đất để sản xuất.
Sự giúp đỡ lẫn nhau thông qua quan hệ hôn nhân cũng khá phổ biến. Ông V.V.H, người Thái ở bản Piểu vốn là chủ hộ nghèo cách đây khoảng 10 năm. Sau khi học được nghề mộc từ người Kinh, ông đã truyền nghề lại cho các anh em trai bên vợ và cùng họ thành lập 1 hiệp thợ mới. Tiền cơng có được từ các hợp đồng làm nhà được ơng dành 1 phần đầu tư vào đàn trâu bò. Chỉ trong vịng chưa đầy chục năm, ơng đã có 13 con trâu và 8 con bò và trở thành hộ khá giả. Các anh em vợ của ơng cũng có đàn trâu bị riêng của mình và đều thốt nghèo. Ơng L.S.L, người Hmơng ở bản Minh Châu, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong vốn là người bản Nậm Tụt. Khi chuyển cư xuống bản mới Minh Châu (2002), ông để lại toàn bộ ruộng nước (khoảng 9.000m2) và vườn tược (khoảng 2.000m2) cho người em vợ,
HỘP 7. Hội Phụ nữ người Mạ tổ chức đổi công giúp hộ nghèo
Chi hội phụ nữ bon B’Sre B, xã Đăk Som (Đăk Glong, Đăk Nơng) có 55 chị em tham gia thường xuyên. Mặc dù tại địa phương thị trường lao động rất phát triển, ai cần lao động thì bỏ tiền thuê, riêng chi hội phụ nữ B’Sre B vẫn duy trì phong trào đổi cơng để giúp những chị em có hồn cảnh khó khăn. Mỗi năm chi hội phụ nữ đổi công để giúp cho 7-8 chị. Mỗi lần đổi công, chủ nhà trả công tượng trưng 200-400.000 đồng/ngày gồm khoảng 10-20 chị em tham gia, số tiền này sau đó được góp thành quĩ của chi hội, mỗi năm được 3-4 triệu đồng, dùng để liên hoan, thăm hỏi.
Chị H.D người Mạ là hộ nghèo neo người trong bon B’Sre B. Chị H.D đã vài lần được các chị trong chi hội phụ nữ đến giúp đổi cơng. Chị cho biết: “Năm ngối mượn đất người ta được 2 sào làm bắp, được khoảng 1, 5 tấn, cũng nhờ bên phụ nữ đi giúp, hơm đó có khoảng 12 người. Đi làm về có bữa ăn nhẹ chị em liên hoan với nhau. Nếu 12 người đi, tính cơng 1 người là 150 nghìn đồng, tính ra là gần 1,8 triệu đồng. Họ giúp mình, thì mình chỉ mất khoảng 300 nghìn đồng tiền mua đồ ăn, góp vào quỹ của hội khoảng 200 nghìn đồng, tính ra mình cũng tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng rồi. Đi làm đổi cơng thế này, chị em gắn bó hơn… Hội phụ nữ thường liên hoan vào 8/3, rồi 20/10. Tổ chức ăn uống, vui lắm, quá vui ln... Chồng của các chị cũng có tham gia ln đó.”
vốn là chủ 1 hộ nghèo đơng con, trơng coi và canh tác mà không thu hoa lợi. Đồng thời, ơng giao đàn trâu bị của mình (20 con trâu và 40 con bị) cho em vợ ni rẽ. Nhờ vậy, sau gần chục năm, em vợ của ơng đã thốt nghèo. Ơng G.A.M, em vợ ơng L.S.L, cho biết: “Mình học anh L. cách tính tốn làm ăn, lại được anh giúp cho mượn đất nên giờ không cịn nghèo nữa. Nhà lúc nào cũng thừa thóc ăn và đã có 4 con trâu với lại 9 con bị.”
Các đồn thể ở một số “điểm sáng” giảm nghèo đã góp phần tích cực trong việc gắn kết
các thành viên thông qua các hoạt động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Tại bon B’Sre B, xã Đăk Som (Đăk Glong, Đăk Nông), chi hội phụ nữ đã thành lập tổ đổi công để giúp đỡ những chị em người Mạ nghèo, có hồn cảnh khó khăn vào thời điểm thu hoạch, được các chị em đánh giá cao (Hộp 7).
Các thực hành tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội góp phần tăng cường gắn kết cộng đồng. Tại
huyện Đăk Glong (Đăk Nông) người Mạ bản địa và người Hmơng di cư thường theo hai tín ngưỡng tơn giáo chính là Đạo Tin Lành và Đạo Cơng Giáo. Tuy theo các tín ngưỡng tơn giáo khác nhau nhưng người dân vẫn sống hịa đồng. Đa số đơng bào DTTS tại các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát đều chia sẻ những tác động tích cực của sinh hoạt tơn giáo trong cộng đồng. Những hộ gia đình khó khăn nhận được sự giúp đỡ của anh em trong cùng tổ giáo hữu, như đổi cơng, giúp ít gạo hoặc ít tiền, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Người theo đạo bỏ tục uống rượu, trộm cắp cũng giảm hẳn so với trước. Trong các buổi sinh hoạt tôn giáo hàng tuần, bà con cùng nhắc nhau các gia đình sống thuận hịa, đồn kết, nhắc con cái học hành.
--- “Tổ nhóm Tin Lành có thể trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế; đổi công trong
nhóm hoặc giữa các nhóm khác nhau; cho nhau mượn đất làm; hỗ trợ đi thăm ốm đau; cho mượn vốn làm ăn, cái này thì giúp nhau thơi, vay bằng gì thì trả thế, khơng tính lãi, khơng quy ra vàng; quyên góp hỗ trợ hộ khó khăn, con đi học có quần áo, sách vở đi học. Tùy vào kinh tế
gia đình, hộ giàu có thể đóng góp 100, hộ nghèo 20, trung bình đóng 50 ngàn.” (Nhóm cán bộ thơn người Mạ, thơn 9, xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, Đăk Nơng).
Có sự thay đổi tích cực về yếu tố giới trong những năm qua tại các “điểm sáng” giảm
nghèo khảo sát. Phụ nữ DTTS đã tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định và quản lý kinh tế trong gia đình, đặc biệt là trong các gia đình trẻ. Thực tế, những hộ tiên phong, hộ làm ăn khá trong cộng đồng thường có sự chia sẻ, trao đổi giữa hai vợ chồng, bản thân người vợ cũng khá năng động và mạnh dạn trong giao tiếp. Một số phụ nữ người Mạ và người Hmơng biết tiếng Kinh, biết tính tốn đã tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội và các giao dịch mua bán; họ có sự bình đẳng hơn so với nam giới trong gia đình.
Phân công lao động hợp lý giúp nâng cao đời sống. Ở bản Đỉn Đảnh người Thái, xã Châu Thôn (Quế Phong, Nghệ An), người già hoặc cặp vợ chồng trẻ ở khu chăn thả để trông trâu bị, người lớn ở nhà làm ruộng và ni lợn, còn thanh niên đi làm ăn xa, đi học. Bản Yên Sơn, xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), một số phụ nữ Thái tận dụng ưu thế gần chợ phiên để buôn bán nhỏ. Sự chia sẻ cơng việc trong gia đình được thể hiện rõ qua phong trào làm lanh ở xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang). Khi phụ nữ Hmông tập trung làm lanh, nam giới đã làm việc nhà nhiều hơn. Nam giới cũng tham gia trong nhiều cơng đoạn làm lanh. Tình trạng cãi cọ trong gia đình và mâu thuẫn trong cộng đồng đã giảm hẳn trong 5 năm qua.
--- “Phụ nữ làm lanh thì phải làm suốt ngày. Đàn ơng đi cày, đi bón phân. Phụ nữ làm lanh thì nam giới đi chăn trâu, chăn bị, làm việc nhà.” (Nhóm cán bộ người Hmông
thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, Quản Bạ, Hà Giang).
--- “Làm cái này ra tiền nên cãi cọ cũng giảm đi. Nữ nào mà ra ngoài đi tập huấn, biết tiết kiệm, làm ăn, đời sống của hộ đấy khá lên hơn các hộ khác. Vợ chồng sống tình cảm, con cái có được đi học, ốm thì đi bệnh viện. Giờ trong thơn chỉ đẻ 2 con thôi.” (H.T.P người
Hmông, thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, Quản Bạ, Hà Giang).
Tại những “điểm sáng”giảm nghèo có ít định kiến với người nghèo DTTS trong cộng đồng. Cán bộ cơ sở và người dân có nhắc đến nguyên nhân “nghèo do lười” nhưng cơng
nhận đó chỉ là trường hợp cá biệt, số lượng ít (mà trong tộc người nào, kể cả người Kinh cũng có). Trong thảo luận với nhóm cán bộ xã và thơn (trong đó có cả người Kinh) về nguyên nhân nghèo của đồng bào DTTS, các nguyên nhân “đông con”, “thiếu đất sản xuất”, “rủi ro” thường được ưu tiên hàng đầu, trong khi các nguyên nhân “lười”, “không chịu làm ăn” không được nhắc đến hoặc chỉ được xếp ưu tiên ở các hạng cuối cùng. --- “Người Mạ có ý chí sản xuất, nhưng đất đai cằn cỗi, khơng làm màu, làm lúa
được. Lười thì số rất ít thơi.” (Nhóm cán bộ xã Đăk Som, Đăk Glong, Đăk Nơng).
Đồng bào DTTS ở các “điểm sáng” giảm nghèo cũng ít có sự “tự định kiến” về tộc người, mặc dù vẫn cho rằng họ “kém hơn” người Kinh trong “tính tốn làm ăn” và “áp dụng KHKT”. Trong một số cộng đồng DTTS cịn có sự tự hào với phong tục tập quán, những kinh nghiệm hay trong sản xuất. Điển hình tại thơn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang), người Hmơng vẫn duy trì nghề dệt lanh và thêu thổ cẩm truyền thống, dù quần áo may sẵn theo kiểu người Kinh hiện nay sẵn có với giá rẻ. Bộ váy áo tự làm gắn liền với các lễ hội và nghi lễ truyền thống, được người Hmông nơi đây coi là niềm tự hào, là bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hoặc tại bản Minh Châu, xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), một số người Hmông rất tự hào với kinh nghiệm chọn gia súc và vỗ béo gia súc để bán của mình.
--- “Người Mơng khơng thể thiếu vải lanh, con gái 15 tuổi phải có một bộ để đi