15 Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glong (2012), tổng diện tích cà phê tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn toàn huyện Đăk Glong là 8.232 ha, tăng 4.966 ha so với năm
2.3.5. Thích ứng với điều kiện mớ
Khả năng thích ứng với điều kiện mới rất quan trọng tại các “điểm sáng” giảm nghèo
khi đồng bào DTTS phải đối diện với những thách thức về thay đổi điều kiện sống, diễn biến thị trường hoặc thực thi chính sách.
Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng “tiến thối lưỡng nan” của đồng bào DTTS trong các chương trình tái định cư (ví dụ, Hồng Cầm và Mai Thanh Sơn 2012). Câu chuyện “1 chốn đôi nơi” của người Hmông tại bản Minh Châu, xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) thể hiện rõ sự thích ứng của đồng bào DTTS với những bất cập của chương trình tái định cư. Mặc dù điều kiện tiếp cận giáo dục, y tế, thị trường tại bản mới cạnh đường cái tốt hơn hẳn so với bản cũ trên núi cao, người Hmông vẫn đi về bản cũ thường xuyên. Lý do là ở bản cũ có bãi chăn thả tập trung để nuôi trâu bị, trong khi ở bản mới cạnh đường cái khơng có bãi chăn thả. Tại bản cũ bà con có thể tiếp tục trồng lúa và rau màu, trong khi diện tích lúa nước ở bản mới không nhiều. Các thực hành tâm linh, khu nghĩa địa của người Hmông vẫn tại bản cũ (khu nghĩa địa tại bản mới quá nhỏ). Chuồng gia súc được Nhà nước hỗ trợ ở bản mới khơng làm nơi ni trâu bị, mà trở thành nơi “trung chuyển” khi mới mua trâu bò trước khi đưa lên bản cũ, hoặc khi đưa trâu bò từ bản cũ xuống để bán hoặc để cày ruộng.
Khi gặp những hệ lụy khơng mong muốn của chính sách, các cộng đồng DTTS có thể tự điều chỉnh theo tập quán truyền thống có lợi cho người dân. Tại bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn (Quế Phong, Nghệ An), theo truyền thống của người Thái tại đây, các khu đất rừng của bản thuộc sở hữu cộng đồng, ai cũng có thể khai thác lâm sản phụ nhưng không được phá rừng, và rừng dùng làm nơi chăn thả gia súc chung. Từ khi có Nghị định 163/1999/NĐ-CP, đất rừng đã được chia nhỏ và giao cho từng hộ gia đình. Đối mặt với tình trạng này, các hộ trong bản vẫn thống nhất áp dụng cách quản lý và sử dụng rừng cộng đồng theo truyền thống (người dân trong bản đều có thể lấy củi, măng, lá dong, bo bo… từ rừng; nếu cần lấy gỗ để làm nhà phải có đồng ý của BQL bản và khơng được lấy gỗ để bán). BQL bản đã làm tờ trình lên xã để qui hoạch khu chăn thả gia súc chung của bản trong số diện tích đất rừng đã giao cho từng hộ. Nhờ vậy, bản Đỉn Đảnh phát triển mạnh chăn ni, có đàn gia súc lớn nhất trong xã, đồng thời khơng xảy ra tình trạng chặt phá rừng.
Tại các xã Quyết Tiến và Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ (Hà Giang), do diện tích đất trống và bãi chăn thả ngày càng hạn hẹp, hầu hết các hộ gia đình ni trâu bị đều phải trồng cỏ ngoại nhập. Nhiều gia đình trồng cỏ ngay tại vườn nhà hoặc trồng xung quanh vườn làm hàng rào. Đây là hiện tượng phổ biến ở cả người Hmông, người Nùng và Bố Y. Riêng nhóm Hmơng di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Đăk Nơng thích nghi với điều kiện sống mới rất tốt. Tại thôn 2, xã Đăk Som (huyện Đăk Glong), đồng bào Hmông lúc đầu thử sử dụng các giống địa phương mang từ miền núi phía Bắc vào nhưng thất bại, sau đó đã chuyển sang sử dụng đa dạng các giống tại chỗ. Đồng bào Hmơng ở phía Bắc ít có tập quán đi làm thuê, nhưng khi di cư vào Đăk Glong họ đã đi làm thuê thường xuyên để có thêm nguồn thu nhập. Sau khi ổn định cuộc sống, đồng bào Hmông đã chuyển dần sang trồng cà phê, chịu khó chăm sóc và bón phân, cho năng suất cao hơn so với nhiều đồng bào DTTS tại chỗ.