15 Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glong (2012), tổng diện tích cà phê tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn toàn huyện Đăk Glong là 8.232 ha, tăng 4.966 ha so với năm
2.3.8. Quản trị ở cấp cơ sở
Vai trò quan trọng của cán bộ cơ sở người DTTS trong phát triển và giảm nghèo. Tại các
điểm khảo sát có đơng đồng bào DTTS, cán bộ lãnh đạo ở cấp xã và thôn bản hầu hết là người DTTS tại chỗ, với tỷ lệ đại diện tương thích với tỷ lệ đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhiều lớp tập huấn đã được tổ chức cho nhóm cán bộ này. Cùng ngơn ngữ, thấu hiểu điều kiện địa phương, dễ dàng hơn trong vận động sự tham gia của bà con… là những lợi thế của họ.
Hầu hết thôn bản DTTS là “điểm sáng” giảm nghèo có nhóm nịng cốt thơn bản nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm, lắng nghe tiếng nói của người dân, huy động được người dân thực hiện các sáng kiến cộng đồng và tham gia vào các chương trình – dự án. Bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thơn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) là ví dụ điển hình. Trong nhiều ngun nhân giảm nghèo như có diện tích ruộng lúa rộng và có khu chăn thả tập trung để phát triển chăn ni, thì sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ bản Đỉn Đảnh được người dân coi là nhân tố rất quan trọng, khác biệt với các bản khác trong xã (Hộp 10).
---“Bản này khá là do tinh thần đồn kết, cán bộ bản nhiệt tình, có gì là hỗ trợ
ln nên nhận được sự tín nhiệm, khơng phải bầu lại 15-16 năm rồi. Các bản khác thay cán bộ thường xuyên, phong trào không ổn định… Người dân tin tưởng vào cán bộ bản, họ làm tốt thì dân khỏe, yên tâm lo cuộc sống.” (Nhóm người Thái bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn,
Các đồn thể (hội Nơng dân, Phụ nữ…) hoạt động khá hiệu quả trong việc hỗ trợ các thành viên tiếp cận tín dụng ưu đãi. Nhiều phụ nữ DTTS đánh giá tích cực vai trị của hội Phụ nữ trong các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng, KHHGĐ, PCBLGĐ, hoạt động tiết kiệm và giúp đỡ nhau giữa các thành viên. Tuy nhiên, đoàn thể cơ sở tại nhiều nơi chưa phát huy được vai trị của mình trong giảm nghèo. Một cán bộ hội Nông dân tại xã Quảng Khê (Đăk Glong, Đăk Nơng) nhận xét, các đồn thể cơ sở cịn phụ thuộc vào chỉ đạo từ cấp trên, chưa chủ động thực thi các sáng kiến mang lại lợi ích cho người dân. --- “Thơn có nhiều “cán bộ”. Cán bộ chỉ “phổ biến” thơi… Dân đòi hỏi quyền lợi
nhiều, dân chỉ muốn vay vốn, vào hội khơng có quyền lợi thì ngay cả đóng hội phí 500-1000 đồng 1 tháng cũng khơng đóng, trong khi chi tiêu các thứ khác tốn kém hơn nhiều. Dân cần được thấy vào hội có quyền lợi cụ thể gì… Hiện nay tự các chi hội khơng nghĩ ra hoạt động gì, đều phụ thuộc theo sự chỉ đạo của hội cấp trên, triển khai theo chỉ đạo cấp trên hiệu quả cũng chưa cao… Thực ra chính các chi hội cũng đang ỷ lại Nhà nước, chỉ muốn được hỗ trợ, đây là nguyên nhân quan trọng nhất…”(K.S. người Mạ, Chủ tịch HND xã Quảng Khê, huyện Đăk
Glong, tỉnh Đăk Nông)
Bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) là bản người Thái có điều kiện kinh tế khá nhất trong xã (chỉ sau bản người Kinh chuyên kinh doanh, buôn bán). Theo người dân tại bản Đỉn Đảnh, vai trị tích cực của đội ngũ cán bộ bản được thể hiện thông qua các công việc sau:
• Vận động người dân đồn kết, cùng nhau làm các việc chung “ở bản này huy
động đi làm mương là đi làm hết, nếu cán bộ mà chỉ làm việc nhà mình thì nói các hộ khác khơng nghe.”
• Chỉ đạo các hộ gia đình trong thơn thực hiện theo đúng lịch mùa vụ
• Đại diện cho các hộ gia đình làm các thủ tục chính sách, chế độ
• Huy động sự đóng góp của người dân hình thành “quỹ thơn” để chi cho các việc chung, chủ trì các cơng việc hiếu hỉ trong bản
• Nhắc nhở, phạt với các trường hợp khơng thực hiện đúng hương ước của bản.
• Vận hành tổ vay vốn giúp người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng thuận lợi. Bản bầu riêng một chức danh “Thư ký bản” làm nhiệm vụ ghi chép, tính tốn thu chi cho bản, kiêm ln nhiệm vụ thủ quỹ cho tổ vay vốn.
• Vận động người dân đồng thuận trong việc áp dụng tập quán rừng cộng đồng theo truyền thống, mặc dù rừng đã được giao về cho từng hộ. Nhờ đó bản Bản Đỉn Đảnh duy trì được vùng chăn thả gia súc tập trung với diện tích lớn nhất trong xã, phát triển chăn ni trâu bị trở thành một lợi thế của bản.
• Phân cơng cụ thể từng thành viên nhóm nịng cốt để lắng nghe và hỗ trợ các hộ gia đình.
--- “Đội ngũ 13 đảng viên và cán bộ kèm các hộ, cứ một người kèm 5
hộ ở gần nhà, làm tự nguyện, khơng có hỗ trợ gì. Nhiệm vụ của các cán bộ đảng viên này là nhắc nhở các hộ thực hiện nghiêm túc việc khơng thả rơng trâu bị; ghi nhận ý kiến phản ảnh của các hộ; hỗ trợ việc thực hiện chế độ, chính sách. Hàng tháng, trước ngày họp bản, tổ chức họp chi bộ mở rộng để các cán bộ báo cáo tình hình của các hộ được phân cơng hỗ trợ.” (Nhóm cán bộ bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn, Quế Phong,
Nghệ An)
HỘP 10. Cán bộ thơn bản đóng vai trị quan trọng tạo nên “điểm sáng” giảm nghèo
Người dân tham gia vào các hình thức tổ nhóm hợp tác đa dạng. Các tổ nhóm dựa vào
cộng đồng, có thể là “bán chính thức” (do các dự án và đoàn thể hỗ trợ thành lập) hoặc “phi chính thức” (hồn tồn do người dân tự thành lập) đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người dân. Báo cáo Oxfam và AAV (2011) khẳng định, nhiều tổ nhóm đang thực hiện tốt các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội có lợi cho người nghèo và các nhóm yếu thế. Tuy nhiên, tính bền vững của các tổ nhóm “bán chính thức” do các dự án hỗ trợ thành lập cịn là một vấn đề khó khăn. Nhiều tổ nhóm khơng cịn hoạt động sau khi dự án kết thúc vì các thành viên hết động lực hợp tác, hoặc do tổ nhóm khơng thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các thành viên. Sự tham gia và hưởng lợi thực chất của các hộ nghèo trong các tổ nhóm cũng là một khía cạnh cần đặc biệt lưu tâm. Ngược lại, các tổ nhóm phi chính thức do người dân tự thành lập thường đáp ứng các nhu cầu hợp tác cơ bản, phát huy được các nguồn lực cộng đồng, có khả năng tự duy trì cao.
Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy, các loại hình tổ nhóm đa dạng đang hoạt động rộng khắp, mỗi người dân đều tham gia trong 1 hoặc nhiều tổ nhóm. Riêng hoạt động của các tổ nhóm trong các dự án tài trợ có kết quả đan xen. Một số tổ nhóm được đánh giá là bước đầu hoạt động hiệu quả, góp phần tăng tiếng nói và quyền năng của các thành viên là đồng bào DTTS nghèo (Hộp 11). Một số tổ nhóm khác hoạt động cịn khó khăn, sự tham gia của hộ nghèo cịn hạn chế, khơng có kế hoạch hoạt động cụ thể và không sinh hoạt định kỳ.
HỘP 11. Bước đầu thành cơng của 3 tổ nhóm trong dự án Oxfam tại Đăk Glong
Chương trình giảm nghèo và sinh kế bền vững của Oxfam tại huyện Đăk Glong (Đăk Nông) được triển khai từ tháng 3 năm 2011. Ba tổ nhóm nơng dân đầu tiên đã được thành lập và đi vào hoạt động, cho thấy những kết quả ban đầu được ghi nhận là:
• Tinh thần đoàn kết tăng lên giữa các thành viên của tổ nhóm, thể hiện qua các câu chuyện người dân giúp đỡ nhau thu hoạch, chia sẻ thơng tin, kỹ thuật…
• Người dân tham gia tự nguyện, họ cịn đóng góp thêm tiền để hỗ trợ các thành viên khác trong vay vốn; đóng góp tiền để có thêm thơng tin về giá cả trong năm
• Sự tự tin của các thành viên. Khơng chỉ các trưởng và phó nhóm trở nên tự tin khi trình bày trước đám đơng mà các chị em phụ nữ cũng bớt rụt rè hơn so với bắt đầu thành lập nhóm
• Tăng cường kiến thức KHKT là kết quả rõ ràng nhất, được các thành viên áp dụng trên chính gia đình mình (ví dụ: ủ phân vi sinh)
• Khả năng đàm phán và vị thế được nâng cao. Các tổ nhóm giúp nhau nắm bắt thơng tin để tránh bị ép giá, chủ động trong việc tìm kiếm cách bán hàng tốt hơn.
Những kết quả ban đầu của tổ nhóm nơng dân được lãnh đạo huyện Đăk Glong đánh giá cao. Đại diện của BQL dự án đã nhấn mạnh cơ hội áp dụng mơ hình tổ nhóm này trong dự án 3EM18 . Trong đó, vai trị thành lập tổ nhóm sẽ được giao cho hội Nơng dân và hội Phụ nữ huyện.
Nguồn: Oxfam (2012)
18 Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ðăk Nông (dự án 3EM)”do
Các thiết chế phi chính thức truyền thống (gắn với vai trị của luật tục, già làng, người có uy tín, dịng họ, tâm linh…) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống người dân (xem
thêm mục 2.3.3 – Gắn kết cộng đồng). Mỗi thôn bản DTTS đều có những qui tắc cộng đồng truyền thống và mới được các thành viên đồng thuận và tuân thủ. Tại một số thơn bản DTTS cịn bảo lưu tốt những giá trị truyền thống, vai trò của già làng đối với cộng đồng cịn khá mạnh. Ví dụ trong cộng đồng người Vân Kiều tại xã Xy (Hướng Hóa, Quảng Trị), già làng phối hợp với các trưởng họ duy trì thiết chế thơn làng trong mọi lĩnh vực: hoạt động kinh tế, duy trì tính hợp cách của các cuộc hơn nhân (hôn nhân thuận chiều), tổ chức các hoạt động tâm linh và giải quyết các xung đột trong phạm vi thôn làng; già làng cũng thay mặt thôn làng giải quyết các tranh chấp với các thôn làng láng giềng. Một số cá nhân người DTTS làm kinh tế giỏi, hiểu biết xã hội tốt cũng trở thành người có uy tín trong cộng đồng, tiếng nói của họ được nhiều người dân nghe theo. Họ là tấm gương ảnh hưởng lớn đển các hộ gia đình khác, khơng những về kinh tế mà cịn trên nhiều khía cạnh khác của đời sống như giáo dục con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình, đảm bảo an ninh trật tự…
Dịng họ/gia đình mở rộng vẫn duy trì việc thực hành chung các phong tục, lễ hội, tâm linh truyền thống. Khi gặp khó khăn về kinh tế hoặc sức khỏe, hộ nghèo DTTS vẫn thường dựa vào thiết chế này (được giúp công, giúp gạo, giúp khoản tiền nhỏ...).
Những hình thức hợp tác phi chính thức được thành lập do nhu cầu thực tế của cộng đồng tồn tại khá vững chắc. Một số đóng vai trị “tự an sinh” như hội Sằn Khụm tại xã Thuận Hịa (Cầu Ngang, Trà Vinh) - tổ nhóm truyền thống của những Phật tử (hầu hết là người Khmer) phân theo địa vực sinh sống. Hiện nay, các hội Sằn Khụm thường sinh hoạt 2 lần/tháng trong các buổi lễ cầu an được tổ chức luân phiên giữa các gia đình thành viên. Một phần tiền qun góp trong mỗi buổi lễ được trích làm quỹ để thăm hỏi, giúp đỡ người bị ốm đau. Các thành viên trong hội Sằn Khụm cũng góp thêm tiền mua sắm phơng bạt, bát đĩa phục vụ cho các đám lễ, người nghèo có thể mượn để sử dụng. Khi có đám tang, các thành viên góp tiền, gạo, giúp chuẩn bị hậu sự, thay mặt gia đình tiếp đón khách... Những giúp đỡ của hội Sằn Khụm cả về vật chất và tinh thần được nhiều người nghèo Khmer đánh giá cao.
Đáng lưu ý, tại các xã khảo sát, các qui trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và phân cấp tài chính (ví dụ, dưới dạng “ngân sách trọn gói” hay “quỹ phát triển cộng đồng”) chưa được triển khai. Tiếng nói của nhóm nịng cốt và người dân thôn bản đối với các nguồn lực bên ngồi và các dịch vụ cơng còn rất hạn chế. Do đó, vai trị tích cực của quản
trị cơ sở đối với các “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS mới chủ yếu thể hiện ở khía cạnh phát huy nội lực cộng đồng, chưa thể hiện rõ ở khía cạnh tăng cường trách nhiệm giải trình với cộng đồng và các bên liên quan của các cấp chính quyền và các cơ quan dịch vụ cơng.
2.3.9.Vai trị của các chính sách phát triển DTTS–Một số bài học rút ra
Nhờ tác động của các chính sách và chương trình – dự án kèm theo, đời sống đồng bào DTTS tại các điểm khảo sát đã được cải thiện về mọi mặt: tiếp cận CSHT, giáo dục, y tế, tín dụng ưu đãi, giống mới, thơng tin liên lạc, nhà ở... Cán bộ cơ sở và người dân đều cho rằng, khơng phải một chính sách đơn lẻ nào, mà là tổng hịa của rất nhiều chính sách đã góp phần tạo nên những “điểm sáng” giảm nghèo, dù rằng ở từng thời điểm và từng địa bàn chính sách này có thể có tác động mạnh hơn chính sách khác (Andrew Wells-Dang 2012).
Tuy nhiên, chính sách phát triển đối với các DTTS còn những hạn chế làm giảm hiệu quả hỗ trợ, đồng thời cũng có những hiệu ứng khơng mong đợi của chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân (Mai Thanh Sơn 2012). Nếu các chính sách, chương trình – dự án được thiết kế và thực hiện tốt hơn, giảm thiểu được các hiệu ứng khơng mong đợi, thì tiến trình giảm nghèo của đồng bào DTTS sẽ nhanh và bền vững hơn, và sẽ có nhiều “điểm sáng” giảm nghèo hơn nữa.
Từ việc phân tích vai trị của các chính sách phát triển DTTS tại các “điểm sáng” giảm nghèo và các địa bàn đối chứng, có thể rút ra một số bài học ở hai góc độ: (i) cách tiếp cận, định hướng thiết kế chính sách; và (ii) thực hiện chính sách của các cấp chính quyền.