Đặc trưng của mơ hình giảm nghèo ở vùng DTTS

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

2.2. Đặc trưng của mơ hình giảm nghèo ở vùng DTTS

Các mơ hình giảm nghèo (“điểm sáng”) ở vùng DTTS mang đặc trưng thôn bản rõ rệt.

Mỗi thôn bản cổ truyền là một đơn vị xã hội cơ sở, có vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, đặc trưng tộc người, lịch sử hình thành, phong tục tập quán, yếu tố tâm linh, tổ chức cộng đồng, đất đai, kiến thức bản địa, cơ cấu sinh kế… riêng (Hộp 2). Mỗi “điểm sáng” giảm nghèo, do đó là một hệ thống khác biệt được hợp thành từ tất cả các yếu tố đặc trưng của từng thơn. Thực tế rất khó tìm thấy “điểm sáng” giảm nghèo chung ở cấp xã tại các địa bàn miền núi DTTS, vì trong một xã gồm nhiều thơn có đặc điểm, mức độ phát triển KT-XH và kết quả giảm nghèo không đồng đều. Trong 12 thôn DTTS thuộc diện khảo sát đều rất khác nhau, ngay cả hai thôn cùng tộc người trong cùng một xã cũng khác nhau.

HỘP 2. Làng ở Việt Nam – những diện mạo và cá tính riêng biệt

Làng (với các tên gọi làng/bản/thơn/ấp/bn/bon/plei/palei/vil…) là tổ chức xã hội cơ sở cổ truyền của tất cả các tộc người ở Việt Nam, thuộc loại hình cơng xã láng giềng, tập hợp của các thành viên thuộc nhiều dòng họ khác nhau trên một địa vực cư trú. Mỗi làng đều có lịch sử hình thành, đặc điểm tộc người, địa vực sinh sống, truyền thống cộng đồng, quy định ràng buộc… riêng.

Theo Nguyễn Từ Chi (2003), vô vàn làng Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là những tế bào sống vốn sinh thành một cách tự nhiên, ra đời mà không phải qua bàn tay nhào nặn của chính quyền trung ương, từng tồn tại lâu dài với một diện mạo và cá tính riêng biệt cho từng làng. Về mặt phân chia địa vực và tổ chức các đơn vị tụ cư, dù bị thay đổi nhiều lần với nhiều tên gọi khác nhau (thôn, đội sản xuất trong HTX) từng làng cũ vẫn giữ nguyên diện mạo cơ bản của một tế bào, với một khu đất tụ cư riêng, một tên gọi riêng, và truyền thống riêng.

Ngô Đức Thịnh (2010) cũng cho rằng, làng có hình dạng và quy mơ riêng; có khơng gian sinh tồn (đất đai và các nguồn tài nguyên thuộc sở hữu chung của cộng đồng) phân biệt với các làng khác; thờ riêng một vị thần linh “hộ mệnh” cho cả cộng đồng; có quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hóa riêng, và sự tự ý thức về làng của mình với làng của người khác.

So với các làng người Việt ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tính riêng biệt giữa các làng DTTS càng rõ hơn. Theo danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam được TCTK ban hành vào ngày 2/3/1979, ở Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số. Mỗi tộc người có lịch sử hình thành, ngơn ngữ, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa truyền thống, tổ chức xã hội… riêng. Theo đó, đặc điểm thơn làng giữa các tộc

Đặc trưng thôn bản của “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS hàm nghĩa: “điểm sáng”

rất đa dạng, có tính tương đối, và khơng hoàn hảo. Bảng 2 tổng kết những tiêu chí có sự

tiến bộ rõ rệt (hoặc thuộc hàng đầu trong phạm vi xã/huyện) tại 12 thôn khảo sát trong 5 năm qua theo cảm nhận của cán bộ cơ sở và người dân. Mỗi thơn đều có một số tiêu chí tiến bộ rõ rệt, nhưng khơng thơn nào có sự tiến bộ rõ rệt ở tất cả các tiêu chí. Mức độ tiến bộ của từng tiêu chí trên thực tế cũng khơng đồng đều giữa các thôn. Các thôn Đỉn Đảnh, Yên Sơn, Thôn 3, Thôn 9, B’Sre B, Tân Tiến và Hợp Tiến được coi là “điểm sáng” giảm nghèo vì có những lợi thế riêng, có nhiều hơn số tiêu chí tiến bộ rõ rệt so với các thôn khác. Ngược lại các thơn khác dù cịn khó khăn cũng có một số tiêu chí đạt mức tiến bộ gần tương đương các “điểm sáng” (ví dụ về an ninh lương thực, giáo dục, y tế). Một cán bộ Sở LĐTB-XH tỉnh Đăk Nơng chia sẻ nhận xét này: “ở đâu cũng có điểm sáng, ở đâu cũng

có điểm tối”.

người cũng khác nhau. Theo Mai Thanh Sơn (2011a, 2011b), đồng bào DTTS - với tư cách là chủ thể văn hóa - ln dựa trên 3 điểm tựa cơ bản: tự nhiên, cộng đồng thôn làng và nỗi ám ảnh. Cư dân trong mỗi thôn làng cổ truyền đều thuộc về một thành phần dân tộc, nói chung một thứ tiếng, có chung những niềm tin và cùng có những lúc thăng hoa về tinh thần. Sự vận hành của mỗi thôn làng được duy trì trên cơ sở của luật tục và phong tục tập quán, được điều hành bởi bộ máy tự quản, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng và được giám sát bởi cộng đồng. Các đặc trưng của văn hóa tộc người (cái chung) tồn tại thơng qua văn hóa thơn làng (cái riêng), do đó thơn làng chính là mơi trường ni dưỡng văn hóa tộc người.

Một đặc điểm quan trọng về mặt cư trú của các DTTS ở Việt Nam là tính xen kẽ (Bùi Minh Đạo 2003). Đa số các xã vùng DTTS có từ 2 tộc người trở lên cùng sinh sống, mỗi thơn làng có một tộc người chiếm ưu thế. Do đó, khó có thể tìm được mẫu số chung cho tất cả thôn làng trong cùng một xã. Ngay cả cùng một tộc người, nhưng sinh sống ở các thôn làng khác nhau, ở những địa bàn khác nhau cũng có những nét khác biệt nhằm thích nghi với điều kiện sống. Ví dụ trên khía cạnh luật tục, Ngơ Đức Thịnh (2010) chỉ ra rằng, khơng có bộ luật tục nào chung cho cả một dân tộc, dù là dân tộc đa số hay thiểu số, mà chỉ có luật tục phù hợp với từng bản mường, từng bn, play, bon của mỗi nhóm dân tộc hay nhóm địa phương.

Như vậy, các thơn làng Việt Nam, dù là của người Việt hay của các DTTS, đều có những đặc trưng riêng biệt. Điều này gợi ý rằng, các can thiệp giảm nghèo cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng thơn làng. Mỗi chương trình – dự án phải khảo sát kỹ từng thôn làng về mọi mặt, phát huy tính chủ thể tích cực của người dân và cộng đồng khi thiết kế và thực hiện những hoạt động cụ thể.

Mỗi thôn bản là “điểm sáng” giảm nghèo có đặc điểm và con đường đi lên khác nhau. Do đó, để “nhân rộng mơ hình giảm nghèo” quan trọng nhất là nhân rộng những cách tiếp

cận, phương pháp, qui trình (đã chứng minh hiệu quả tích cực, được tổng kết và tài liệu hóa) dựa trên sự tơn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể tích cực của đồng bào DTTS ở mỗi thôn bản.

Khi khẳng định “điểm sáng” giảm nghèo mang đặc trưng thôn bản, cần nhắc đến mâu thuẫn hiện nay giữa phát triển và bảo tồn đối với các tộc người thiểu số mà nhiều nhà nghiên cứu đã nêu lên. Theo qui định pháp luật hiện hành, thôn bản không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã; nơi người dân thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi 12.Theo truyền thống, cộng đồng thôn bản với không gian tự nhiên - văn hóa – xã hội – tâm linh đặc trưng là điểm tựa cơ bản nhất của đồng bào DTTS. Có thể nói, đồng bào DTTS “giữ

gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình 13” thông qua các thôn bản. Tuy nhiên, cơ chế quản lý nhà nước về đất đai, chủ

trương tái cấu trúc dân cư, tổ chức lại bộ máy quản lý ở cấp cơ sở và cả các chính sách văn hoá mới từng cố gắng “giải thiêng” đối với các hiện tượng tâm linh…đã khiến cho các đơn vị xã hội cơ sở truyền thống của tộc người bị thu hẹp hoặc biến dạng. Với việc thực hiện chính sách quản lý đất đai hiện nay, tại hầu hết thơn bản DTTS khơng cịn hình thức quản lý và sử dụng chung của cộng đồng theo truyền thống và phong tục. Tước bỏ quyền quản lý của các cộng đồng đối với các nguồn lực tự nhiên đồng nghĩa với việc triệt hạ một trong những điểm tựa cơ bản nhất của chủ thể văn hoá. Khi điểm tựa về tự nhiên bị triệt hạ, các điểm tựa khác (cộng đồng thơn làng và ngưỡng hành vi) cũng có thể bị triệt hạ theo. Như vậy, Nhà nước cho phép và khuyến khích các tộc người – với tư cách

là các chủ thể văn hoá được bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hố của mình (thơng qua các thôn bản), nhưng lại chưa trao cho họ quyền củng cố các cơ sở hình thành nền văn hố đó, đồng thời cũng chính là điểm tựa mà họ có thể dựa vào để chống lại sự tác động tiêu cực của các yếu tố ngoại lai. Nói cách khác, các thơn bản chỉ có quyền tự quản với phần

ngọn, còn phần gốc chưa được bảo vệ bởi các công cụ pháp lý (Mai Thanh Sơn 2011b). Tỉnh Nghệ An Đăk Nông Hà Giang Huyện Quế Phong Đăk Glong Quản Bạ

Xã Châu Thôn Tri Lễ Quảng Khê Đăk Som Quyết Tiến Lùng Tám Thôn Đỉn

Đảnh Piểu Yên Sơn Châu Minh Thôn 3 Thôn 9 Thôn 2 Sre B B’ Tiến Tân Sán Dìn Hợp Tiến Lùng Tám Thấp Thu nhập         Nhà cửa       Tài sản cơ bản          An ninh lương thực            Đảm bảo dòng tiền     Giáo dục          Y tế, dinh dưỡng         Chăn nuôi      Thương mại, dịch vụ, nghề truyền thống     

Đi làm ăn xa, XKLĐ     

Thông tin        

BẢNG 2. Những khía cạnh tiến bộ rõ rệt của các thơn khảo sát trong 5 năm qua

12 Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội Vụ.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 31 - 34)