Phòng chống rủi ro

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 51 - 55)

15 Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glong (2012), tổng diện tích cà phê tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn toàn huyện Đăk Glong là 8.232 ha, tăng 4.966 ha so với năm

2.3.7.Phòng chống rủi ro

Năng lực phòng chống rủi ro của người dân và cộng đồng DTTS còn rất yếu, là yếu tố còn thiếu hụt tại các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát. Trong 5 năm qua (2008-2012), các địa bàn khảo sát đều chịu tác động mạnh của nhiều loại rủi ro, trong đó thời tiết bất thường, biến động giá cả bất lợi và sâu bệnh, dịch bệnh là 3 loại rủi ro phổ biến nhất (Bảng 3). Khi một rủi ro nghiêm trọng trên diện rộng xảy ra (ví dụ, giá cà phê giảm mạnh), thì “điểm sáng” giảm nghèo cũng có thể khơng cịn “sáng” nữa.

Tiêu chí

Nghệ An Đăk Nông Hà Giang

Châu

Thôn Tri Lễ QuảngKhê Đăk Som QuyếtTiến Tiến Lùng Tám

Thiên tai : nắng hạn, mưa

lớn kéo dài, rét đậm rét hại ++ ++ ++ ++ +++ ++

+ + +++ +++ ++ +

Dịch bệnh, sâu bệnh +++ +++ +++ ++ ++ ++

+ + ++ ++ ++ +

– – + + ++ +

++ ++ + + – –

Rủi ro trong thực hiện các chương trình - dự án Biến động giá cả, rủi ro thị trường

Rủi ro trong đi làm ăn xa, XKLĐ

Rủi ro mất trộm

Thiên tai, thời tiết bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người

dân. Trong những năm qua, tại các địa bàn khảo sát đã ghi nhận những ảnh hưởng bất lợi của nắng hạn, mưa lũ kéo dài, sạt lở … Theo người dân, thời tiết ngày càng khơng theo qui luật và khó dự báo so với trước. Tại Đăk Glong (Đăk Nông), đợt nắng hạn kéo dài đầu năm 2012 khiến sản lượng ngô giảm mạnh, nhiều hộ gia đình bị thiệt hại đến 40-50% so với các năm trước. Tại Quế Phong (Nghệ An) ảnh hưởng của trận lũ năm 2010 (tác động của mưa kéo dài sau cơn bão số 7) đã gây thiệt hại cho nhiều xã trong địa bàn huyện. Theo ước tính của phịng nơng nghiệp huyện, 35% diện tích lúa và hoa màu trên địa huyện bị thiệt hại, không cho thu hoạch sau trận lũ này. Tại Quản Bạ (Hà Giang), các vụ sạt lở nhỏ do lũ ống, lũ quét diễn ra ngày càng tăng. Đầu năm 2011, đàn trâu bò trên địa bàn huyện bị giảm mạnh do rét đậm rét hại, như tại xã Quyết Tiến bị chết hơn 100 con trâu bò. Tại các điểm khảo sát, cả kể các thôn bản DTTS được coi là “điểm sáng” giảm nghèo chưa ghi nhận được các cách làm mới và hiệu quả nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, do có điểm mạnh về gắn kết cộng đồng và hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn, nên đa số hộ gia đình tại các “điểm sáng” có thể phục hồi sau thiên tai nhanh hơn so với hộ gia đình tại các thơn bản khác trong cùng hồn cảnh.

Biến động giá cả là mối lo thường trực của người dân. Giá gạo, vật tư nông nghiệp và các

dịch vụ tăng mạnh, trong khi giá bán sản phẩm thất thường trong 5 năm qua. Phong trào nuôi lợn giảm ở đa số điểm khảo sát, do giá lợn hơi bấp bênh và giá thức ăn gia súc tăng cao, chưa kể dịch bệnh thường trực. Tại Quản Bạ (Hà Giang), bà con người Nùng, Hmông thâm canh rau nhưng giá rau biến động thất thường, điển hình là năm 2011 giá rau quá thấp. Tại Đăk Glong (Đăk Nông), thâm canh cà phê đi kèm với bỏ dần các cây trồng khác và bỏ dần chăn ni gia súc, khiến tồn bộ đời sống người dân phụ thuộc vào cà phê – loại nơng sản địi hỏi chi phí lớn và thời gian kiến thiết dài nhưng lại có giá biến động hàng ngày rất mạnh theo thị trường thế giới. Trong khi đó, mối liên kết giữa nơng dân với nhau chưa đủ mạnh (có rất ít HTX hiệu quả ở vùng DTTS), liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp hoặc chưa có, hoặc có nhưng bấp bênh và người nơng dân thường ở thế bất lợi.

Ghi nhận tại các “điểm sáng” giảm nghèo, đồng bào DTTS đã có sự linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng KHKT để chống đỡ với biến động giá cả (xem thêm mục 2.3.6 – Đa dạng hóa sinh kế). Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang) nhiều hộ

BẢNG 3. Tổng hợp các rủi ro tại các địa bàn khảo sát trong 5 năm qua

Ghi chú: +++ tác động mạnh ++ tác động tương đối + tác động nhẹ - không chịu ảnh hưởng

người Nùng, Hmơng đã chủ động tìm tịi kỹ thuật làm rau trái vụ mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với rau chính vụ. Tại xã Quảng Khê (Đắk Glong, Đăk Nông), một số hộ người Mạ đã thử nghiệm đưa cây chè vào trồng, phá bỏ thế độc canh của cà phê, giảm thiểu rủi ro khi cà phê rớt giá. Tại xã Châu Thôn (Quế Phong, Nghệ An), nhiều đồng bào người Thái đã sử dụng phân viên dúi được sản xuất ngay tại địa phương để giảm chi phí (so với phân NPK đóng bao) và tăng năng suất lúa.

Sâu bệnh, dịch bệnh được ghi nhận ở tất cả các địa bàn. Tại xã Châu Thôn (Quế Phong,

Nghệ An) năm 2008 đã xảy ra dịch tụ huyết trùng lớn làm chết hơn 200 con trâu bò. Tại xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) cuối năm 2011 có hơn 50 con trâu bị bị chết do dịch lở mồm, long móng. Tại một số xã của huyện Đak Glong và xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), thời điểm năm 2010-2011 nhiều hộ gia đình tập trung vào thâm canh cây chanh leo. Thời gian đầu, chanh leo cho hiệu quả thu nhập cao, tuy nhiên sau 1-2 vụ xảy ra bệnh thối quả, nhiều nhà hỏng cả vườn.

Ngành nông nghiệp và cơ quan thú y, BVTV ở các địa phương đã chú trọng giúp người dân phòng chống dịch bệnh, như tiêm phòng và tập huấn về các biện pháp tránh rét cho gia súc, dập dịch kịp thời, hỗ trợ khi gặp rủi ro… nhưng việc kiểm sốt dịch bệnh cịn nhiều hạn chế. Một số đồng bào DTTS đã áp dụng tri thức bản địa vào phòng chống dịch bệnh. Như tại Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), một số hộ đã thử nghiệm việc ghép giống chanh leo nhập ngoại với gốc chanh leo rừng tại địa phương nhằm tăng khả năng kháng bệnh của chanh leo (do chanh leo rừng có khả năng chịu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện địa phương).

Rủi ro trong thực hiện các chương trình, dự án. Một số chương trình, dự án triển khai

tại các địa bàn DTTS miền núi nhưng chưa tính hết các điều kiện sản xuất, thị trường đầu ra nên thất bại, không đảm bảo lợi ích người dân. Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang), công ty cổ phần gà đen được dự án Caritas hỗ trợ thành lập năm 2009 với sự tham gia của 7 thành viên. Do qui mô quá lớn (trên 1.000 con) chưa phù hợp với năng lực quản lý, công nghệ nuôi gà địa phương theo kiểu công nghiệp tập trung khơng phù hợp, khơng tìm được thị trường đầu ra ổn định, dẫn đến năm 2011 khi hết dự án hỗ trợ công ty phải ngừng hoạt động chờ giải thể.

--- “Làm quy mô lớn q, ni cơng nghiệp, ăn cám sạch nên khó bán, người

ta thích ăn gà đen thả tự nhiên. Làm giám đốc công ty gà đen lỗ gần chết. Bây giờ ni quy mơ gia đình, cho ăn ngơ, chỉ 100-200 con thì khơng đủ bán, người ta cịn đến tận nơi bắt.”(C.T.N

người Nùng, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Gà đen, xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà Giang) Cũng liên quan đến gà đen, dự án “Nhân rộng mơ hình giảm nghèo” do ngành LĐ-TBXH chủ trì đã hỗ trợ mơ hình gà đen vào cuối năm 2011 tại bản Minh Châu, xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An). Dự án hỗ trợ người dân 100% giống, hỗ trợ chi phí làm chuồng và thức ăn cho gà. Mơ hình thất bại vì gà chết gần hết. Nguyên nhân được cán bộ huyện, xã cho rằng tập huấn q ít, hỗ trợ trực tiếp cao khơng tạo ra tính sở hữu của người dân. Nếu đem so sánh với một mơ hình gà đen khá thành cơng tại một xã khác trong huyện Quế Phong (Nghệ An) trong dự án CARE, có thể thấy sự khác biệt về cách hỗ trợ và hiệu quả (Bảng 4).

--- ”Cho từ A đến Z khơng đem lại hiệu quả cao, vì dân dễ ỷ lại, thóc gạo dân

đâu có thiếu mà cho thức ăn, chuyển tiền đấy vào tập huấn kiến thức cho họ hiệu quả cao hơn. Như Dự án CARE làm ở xã Châu Kim lại hay, chỉ hỗ trợ một phần tiền giống còn anh tự làm chuồng, tự chuẩn bị thức ăn, nhưng ngược lại họ tập huấn nhiều, mỗi giai đoạn sinh trưởng của gà họ lại cho chuyên gia về dạy.” (cán bộ Ban Định canh định cư huyện Quế

Dự án “ nhân rộng mơ hình giảm

nghèo ” (xã Tri Lễ) Dự án CARE (xã Châu Kim)

Thời gian hỗ trợ Tháng 11/2011 Tháng 10/2011

Đối tượng hưởng lợi hộ nghèo người Hmông hộ nghèo người Thái

Tập huấn 1 ngày (chi phí tập huấn chỉ được

2% tổng chi phí mơ hình) Lớp học hiện trường ( FFS ) : tập huấn nhiều buổi theo suốt 1 lứa gà Tập huấn về hạch tốn ni gà Hỗ trợ

trực tiếp Giống Chuồng trại 100% (chuồng khung sắt) 100% (2 đợt, tổng là 60 con) 75% Không

Thức ăn 50 cân cám ăn thẳng, thóc Khơng

Kết quả Đợt 1: tỷ lệ sống: 0%

Đợt 2: tỷ lệ sống 40%

Tỷ lệ sống: trên 70%

Khả năng nhân rộng Không Một số hộ ngoài dự án bắt đầu

ni gà đen

BẢNG 4. So sánh mơ hình ni gà đen theo Dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo và Dự án Care tại huyện Quế Phong

Mơ hình Ngun nhân thất bại

Keo Thời tiết lạnh, không hợp

Táo Israrel Đưa cây trồng mới vào với quy mô lớn (80ha) không qua thử nghiệm trước. Cây táo khơng hợp đất nên khơng có quả

Cải dầu Giá giống cao (400.000 đồng/kg) nhưng giá bán sản phẩm thấp (4.000 đồng/kg)

Ớt Công ty đặt vấn đề thu mua với từng hộ,nhưng thực tế sau đó khơng mua

Đậu Hà Lan Cơng ty ký hợp đồng thu mua, nhưng sau 1 vụkhông mua nữa

Khoai tây Giá giống cao, trong khi công ty thu mua sản phẩm với giá thấp

Rủi ro khi đi làm ăn xa, XKLĐ. Thanh niên DTTS đã đi làm ăn xa, đi XKLĐ nhiều hơn so

với cách đây 5 năm, nhưng hiệu quả thu nhập chưa cao. Người dân tại các điểm khảo sát cho biết, tiền gửi về nhà của người đi làm ăn xa trong nước 2-3 năm nay giảm mạnh do chi phí cuộc sống ở đơ thị tăng cao. Một số người đi XKLĐ ở Malaysia gặp đợt khủng hoảng kinh tế phải về nước sớm. Xu hướng người đi làm ăn xa quay về tìm việc làm gần nhà đang diễn ra, khi trong huyện, trong tỉnh hiện cũng có một số cơng ty tuyển người. Một số người dân cịn cho rằng, bây giờ đi làm ăn xa cũng không hơn làm ở nhà.

Tại các điểm khảo sát người dân đều nêu ra bài học của nhiều mơ hình cây con do các chương trình – dự án giới thiệu nhưng khơng thành cơng trong 5 năm qua, với nhiều nguyên nhân như: không phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng địa phương, yêu cầu đầu tư quá cao, rủi ro thời tiết, dịch bệnh, khó mua giống, khó bán sản phẩm, giá cả bấp bênh, doanh nghiệp dừng hợp đồng thu mua hoặc mua giá quá thấp… Các mơ hình thất bại do chưa lường hết các yếu tố liên quan không chỉ khiến bà con thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khơng muốn thử nghiệm các mơ hình mới (Bảng 5). Tình trạng này đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan, đơn vị triển khai dự án phải đặc biệt quan tâm đến tính phù hợp của mơ hình sinh kế với tập qn, điều kiện và khả năng chống đỡ rủi ro của người dân.

--- “Ở đây thanh niên chưa có gia đình đi Nam nhiều. Em đi Sài gịn 3 năm, làm

công nhân may. Con trai giao lưu nhiều, bạn nhiều, nên không tiết kiệm được mấy. Em giờ về lấy vợ, không định đi nữa, ở quê làm theo bố mẹ.” (em H.V.B người Thái, bản Yên Sơn, xã Tri

Lễ, Quế Phong, Nghệ An)

Tại các “điểm sáng” giảm nghèo có phong trào đi làm ăn xa, mạng lưới xã hội trong cộng đồng DTTS tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng dịng họ, cùng thơn bản hoặc cùng dân tộc. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro cho những người đi sau. Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang) nhờ mạng lưới người đã đi XKLĐ nên những người đi sau có thơng tin tốt hơn. Đồng thời, nguồn tiền gửi về của những người đi XKLĐ trước cũng dùng để cho người đi sau vay mượn, giảm được vay ngân hàng.

Rủi ro về an ninh trật tự (ANTT) cũng được người dân quan tâm. Tại Đăk Glong (Đăk

Nông), người dân đến mùa thu hoạch phải cử người trơng vườn cà phê vì lo bị hái trộm (thường do người nơi khác đến). Tại Quế Phong (Nghệ An), những năm gần đây đã xảy ra một số vụ mất trộm trâu bị, có vụ mất đến 6-7 con, dù địa phương đã tăng cường công tác ANTT. Do đường giao thông thuận tiện, các khu chăn thả gần đường nhựa nên một số đối tượng xấu sử dụng ô tô để bắt trộm trâu bò vào lúc đêm tối. Tập quán ni rẽ trâu bị vì thế giảm đi: trước đây hộ gia đình nhận trơng coi trâu bị trong khu chăn thả được chia bê nghé sinh ra (đẻ 3 con lấy 1 con), nhưng hiện nay an ninh khơng đảm bảo, ít hộ dám nhận ni rẽ trâu bị, chỉ nhận trông hộ và không gắn trách nhiệm khi xảy ra mất trộm. Tại bản Đỉn Đảnh (Châu Thôn, Quế Phong, Nghệ An), một số hộ gia đình (thường là anh em, họ hàng) vẫn giúp nhau trông coi gia súc theo hình thức ln phiên góp phần giảm tình trạng mất trộm.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 51 - 55)