Cách tiếp cận, định hướng thiết kế chính sách

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 59 - 65)

Chính sách đầu tư CSHT đã làm thay đổi diện mạo của các cộng đồng DTTS, tạo ra những cơ hội mới cho người dân. Các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát đã tận dụng các lợi thế về CSHT để vươn lên. Khi được hỏi về những khó khăn của thơn bản, ít người dân tại các “điểm sáng” nêu khó khăn hàng đầu về CSHT, điều rất khác so với 5-10 năm về trước. Cho đến nay, CSHT đến cấp xã về cơ bản đã được đầu tư nâng cấp; tuy nhiên trong mỗi xã đều có những thơn bản DTTS khó khăn ở vùng sâu vùng xa còn nhiều yếu kém về CSHT. Chỉ đầu tư CSHT chưa đủ, mà các thơn bản DTTS khó khăn cần được hỗ trợ đồng bộ về nhiều mặt. Hiện nay còn thiếu một cách tiếp cận đầu tư phát triển DTTS lấy thơn bản

khó khăn làm trung tâm, phù hợp với bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Các chương

trình của Nhà nước đã và đang thực hiện (như Chương trình 135, 30a, Nơng thơn mới…) đều lấy cấp xã là đơn vị lập kế hoạch, do đó khơng tránh khỏi đầu tư vào các thơn bản khó khăn trong xã cịn nhỏ lẻ và khơng đồng bộ, chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố dân tộc của từng thôn bản. Riêng tỉnh Đăk Nơng đã có tư duy đột phá từ rất sớm khi quyết định thực hiện dự án đầu tư phát triển bền vững 12 bn, bon DTTS khó khăn từ năm 2004. Tỉnh Đăk Nông mong muốn tiếp tục mở rộng cách tiếp cận đầu tư phát triển đến các buôn, bon DTTS khó khăn trong thời gian tới, nhưng đang gặp hạn chế về nguồn lực (Hộp 12).

HỘP 12. Dự án “đầu tư phát triển bền vững 12 bn, bon đồng bào DTTS khó khăn” của tỉnh Đăk Nơng

Ngay sau khi tái lập tỉnh vào năm 2004, tỉnh Đăk Nơng đã có chủ trương đột phá là phê duyệt “Dự án đầu tư phát triển bền vững 12 buôn, bon đồng bào DTTS khó khăn” thuộc địa bàn 6 huyện 19 . Đây là những bn, bon cịn hết sức khó khăn về mọi mặt. Tỷ lệ nghèo trung bình của 12 bn, bon là 36%, riêng một số bon tỷ lệ nghèo là 90-100% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005).

Dự án chính thức thực hiện từ năm 2005 với tổng vốn đầu tư gần 13 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển sản xuất chiếm 30,5%, vốn đầu tư CSHT là 59,5%, còn lại là dự phịng và chi phí khác. Dự án cịn kết hợp với nguồn vốn từ các Chương trình khác của Chính phủ. Tỉnh Đăk Nơng giao cho Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện làm chủ đầu tư dự án.

19 Nghị quyết số 155/2004/NQ-HĐND ngày 12/8/2004 của HĐND tỉnh Đăk Nông về việc phát triển bền vững 12

bn, bon đồng bào DTTS khó khăn; và Quyết định số 801/QĐ-UB ngày 24/8/2004 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt Dự án đầu tư phát triển bền vững 12 bn, bon đồng bào DTTS khó khăn.

Lợi thế về điều kiện tự nhiên rất quan trọng đối với các thôn bản là “điểm sáng” giảm nghèo. Cách tiếp cận hướng đến thôn bản đặt ra vấn đề tăng cường vai trò của cộng

đồng dân cư, gồm những người sinh sống trên cùng địa bàn thôn bản, trong việc sở hữu, quản lý các nguồn lực tự nhiên theo tập quán truyền thống–điểm tựa rất quan

trọng của người DTTS với tư cách là các chủ thể văn hóa. Trường hợp của bản Đỉn Đảnh (Nghệ An) cho thấy, đồng bào DTTS trong thơn bản có thể tự thỏa thuận với nhau về cách thức quản lý và sử dụng đất rừng một cách hiệu quả theo tập quán truyền thống, kể cả khi đất rừng đó đã được phân giao cho hộ gia đình theo Nghị định 163. Tuy nhiên, sự tự thỏa thuận như ở bản Đỉn Đảnh không phổ biến, trong khi các văn bản pháp luật, gồm Luật Đất đai, Luật Dân sự và các văn bản liên quan, chưa tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho tập quán sở hữu, quản lý cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên 20.

Các thôn bản DTTS là “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát thường duy trì được tính tự quản cao, nhờ có sự nhiệt tình, trách nhiệm, hoạt động tự nguyện của nhóm cán bộ nịng cốt ở thơn bản, phát huy sự gắn kết cộng đồng dựa trên các thiết chế truyền thống và phi chính thức, các hình thức tổ nhóm đa dạng và các thực hành tâm linh, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Các yếu tố xã hội “nội sinh” của từng thôn bản DTTS rất quan trọng đối với giảm nghèo. Tuy nhiên các chính sách hiện nay chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề quản trị địa phương ở cấp cơ sở. Một số chính sách cịn góp phầnnảy sinh xu hướng “quan liêu hóa”, “bao cấp hóa” các thiết chế thơn bản chính thức. Một ví dụ điển hình là vấn đề “phụ cấp” của cán bộ thôn bản. Khi được hỏi về “phụ cấp” (đã tăng lên theo từng đợt điều chỉnh) thì trưởng thơn bản và cán bộ đồn thể ở các điểm khảo sát thường nói là “quá thấp” so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhiệm. Trong khi đó từ bao đời

20 Các vấn đề đặc thù về đất đai của người DTTS phần nào đã được các cơ quan Nhà nước nhận thấy và tìm cách

khắc phục. Tình trạng thiếu đất sản xuất của một bộ phận người DTTS, quyền quản lý và sử dụng đất của cộng đồng dân cư theo truyền thống và phong tục là hai trong số những nội dungquan trọng được xem xét trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai (dự kiến thông qua trong năm 2013).

Dự án được tỉnh Đăk Nông đánh giá là thành công. Sau gần 4 năm thực hiện (2005 – 2009), dự án đã tạo ra bước đột phá lớn trong phát triển sản xuất, xây dựng CSHT tại các bn, bon, qua đó từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Dự án đã giải quyết cho 650 hộ đồng bào DTTS vay vốn không lãi suất với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Với nguồn vốn vay từ dự án, đồng bào đã đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi, như đầu tư thâm canh cà phê, khai hoang phục hoá, cải tạo vườn tạp, phát triển ruộng nước. Dự án cũng đã xây dựng được 11 km đường giao thơng, một số cơng trình phục vụ giáo dục, nâng cấp một số đập thủy lợi, kiên cố hố kênh mương…

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện Dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: một số hạng mục được khảo sát chưa phù hợp với thực tế; chi phí đầu tư một số hạng mục vượt mức được phê duyệt (do giá cả biến động) nên bị chậm tiến độ; việc cho vay vốn phát triển sản xuất ở một số địa phương chưa gắn kết đồng bộ với công tác khuyến nông, một số hộ sử dụng vốn khơng đúng mục đích…

Dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm của Dự án, năm 2012 tỉnh Đăk Nông đã xây dựng tiếp một dự án phát triển tại 39 bn bon DTTS khó khăn, nhưng tỉnh đang gặp khó khăn về tìm nguồn kinh phí để thực hiện.

nay những người đứng đầu các thiết chế xã hội ở thôn bản DTTS đều hoạt động dựa trên uy tín, tự nguyện và khơng có thù lao chính thức, nhưng đổi lại họ được trao đủ quyền năng dựa trên sự đồng thuận của người dân trong cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán dân tộc. Tóm lại, cải thiện quản trị địa phương dựa trên tăng quyền năng, tăng

sự tự tin và chủ động tích cực của cộng đồng thơn bản (bao gồm cả vấn đề sở hữu, quản lý cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên) trên cơ sở đảm bảo sự quản lý chung của Nhà nước là một vấn đề cốt lõi trong phát triển và giảm nghèo ở vùng DTTS

hiện nay.

Thực hiện chính sách, chương trình – dự án

Về đầu tư CSHT, vấn đề nâng cao chất lượng xây dựng, vận hành và bảo dưỡng cơng trình thường được cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm khảo sát nêu lên. Điển hình là các cơng trình nước sinh hoạt đã được đầu tư tại hầu hết thơn bản nhưng nhiều cơng trình đã bị hỏng và ngừng hoạt động, cho thấy cần gấp rút cải thiện hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này (ví dụ, áp dụng triệt để qui trình PIM – quản lý thủy nơng có sự tham gia).

Về hỗ trợ tiếp cận dịch vụ công và hỗ trợ sinh kế, đề xuất thường được cán bộ các cấp và người dân ở vùng DTTS nêu lên là “3 tăng”: tăng mức hỗ trợ, tăng diện được hưởng hỗ trợ, và tăng thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ. Thực tế là Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ trên hầu khắp các lĩnh vực hướng đến người nghèo. Tuy nhiên hiệu quả của các hỗ trợ còn thấp. Đồng bào DTTS nghèo vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa, nhưng

thay đổi cách hỗ trợ để tăng hiệu quả là một vấn đề cấp bách (“quan trọng không chỉ là

hỗ trợ cái gì, mà quan trọng cịn là hỗ trợ như thế nào”).

Khảo sát các “điểm sáng” giảm nghèo cho thấy, những người tiên phong trong áp dụng KHKT, chuyển đổi mơ hình sinh kế, phát triển ngành nghề truyền thống… đóng vai trị rất quan trọng. Đa số người tiên phong đi đến thành công dựa vào nỗ lực tự thân, không phụ thuộc vào hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Để có thêm nhiều “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS cần có thêm nhiều người tiên phong hơn nữa. Trong khi đó, vai trị “bà đỡ”

của các chương trình – dự án và hệ thống khuyến nơng cịn hạn chế, do chưa thực sự cùng làm việc, lắng nghe, thúc đẩy và đồng hành hỗ trợ những sáng kiến, thử nghiệm của người dân.

Lan tỏa một thực hành mới là một q trình cần thời gian và cách làm thích hợp, ngay cả tại các “điểm sáng” giảm nghèo. Sự thất bại của nhiều mơ hình sinh kế trong các năm qua càng làm cho đồng bào DTTS thận trọng với những thực hành mới. Ngay cả những mơ hình sinh kế được cho là “thực hiện thành cơng”, thì việc duy trì và nhân rộng vẫn cịn nhiều khó khăn. Nhiều cán bộ địa phương qua thực tế đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm hay trong triển khai mơ hình sinh kế, điển hình là các bài học “khơng đầu tư cho không 100%”, “đầu tư hỗ trợ giảm dần theo dự án trong 3 năm”, “tập huấn theo từng bước mùa vụ - phương pháp lớp học hiện trường”, “thường xuyên chia sẻ từ nông dân đến nơng dân”… Tuy nhiên, những hạn chế về chính sách khiến họ khó áp dụng các bài học kinh nghiệm đó (Hộp 13).

HỘP 13. Kinh nghiệm thực hiện các mơ hình cây con tại huyện Quế Phong (Nghệ An)

Trong các năm qua, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã thực hiện rất nhiều mơ hình cây con hướng đến giảm nghèo trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc duy trì và nhân rộng mơ hình cịn hạn chế. Qua thảo luận, nhiều bài học kinh nghiệm được nhóm cán bộ huyện nêu lên là:

Lựa chọn mơ hình phù hợp với địa bàn: “mỗi xã/thôn bản một sản phẩm chủ lực”. Lựa chọn sản phẩm thế mạnh, phù hợp với đất đai, thời tiết, con người của từng xã/thôn. Kết hợp áp dụng KHKT với tri thức bản địa của người DTTS. Tiến hành khảo sát thực tế kỹ lưỡng, đây là khâu quan trọng nhất. Mơ hình xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của người dân (do người dân đăng ký, lựa chọn giống).

• Mơ hình được thử nghiệm trong các “nhóm sở thích”, thực hiện quy mơ vừa phải trước khi nhân ra diện rộng.

• Lập và triển khai dự án hỗ trợ kịp thời, phù hợp với lịch sản xuất mùa vụ tại địa phương.

• Sản phẩm gắn với thị trường. Các sản phẩm làm ra phải có khả năng tiêu thụ thơng qua liên kết với doanh nghiệp hoặc có sự khảo sát kỹ về thị trường đầu ra. Hạn chế những rủi ro về mặt thị trường là điều kiện tiên quyết để các mơ hình có thể được nhân rộng.

• Khơng đầu tư cho không 100%, “cho không tưởng là ưu điểm mà lại thành nhược điểm” vì người dân khơng thấy trách nhiệm thực hiện mơ hình.

• Tránh đầu tư hỗ trợ một lần, thay vào đó đầu tư hỗ trợ giảm dần theo dự án, ít nhất trong 3 năm để người dân làm quen dần và thấy rõ kết quả thực tế.

• Tập huấn theo đợt, làm đến đâu tập huấn đến đó (phương pháp “lớp học hiện trường – FFS”: tập huấn theo từng bước mùa vụ). Chú trọng tập huấn cách hạch tốn kinh tế để người dân thấy rõ lợi ích của mơ hình.

• Thường xun chia sẻ từ cấp “nhóm sở thích” giữa người dân với nhau, đến tổ chức hội thảo, tham quan học hỏi lẫn nhau ở cấp xã, cấp huyện để rút kinh nghiệm.

• Phối kết hợp giữa các chương trình, dự án. Khi có định mức hỗ trợ khác nhau giữa các chương trình, dự án khác nhau, phải giải thích rõ ràng với dân để tránh dân thắc mắc.

Khó khăn hiện nay là các chính sách của Nhà nước chưa tạo điều kiện cho việc thực hiện đúng các bài học kinh nghiệm nêu trên. Ví dụ, kinh phí cho tập huấn quá thấp, không thể tập huấn nhiều buổi theo từng bước mùa vụ. Chính sách triển khai mơ hình là hỗ trợ cho không 100% vật tư đối với hộ nghèo, khó làm theo cách khác (“dân cứ chờ được cho”). Mơ hình cây con hoặc mơ hình khuyến nơng tại mỗi địa bàn chỉ làm một lần, khơng có kinh phí để làm mơ hình lặp lại vài năm theo dự án dài hạn…

Về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hiện có nhiều chính sách: hỗ trợ đời sống và sản xuất (Quyết định 102), hỗ trợ nhà ở (Quyết định 167), hỗ trợ giáo dục (Nghị định 49), hỗ trợ y tế (cấp thẻ BHYT), hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, vật tư và dụng cụ sản xuất, hỗ trợ học nghề… Ngồi ra, cịn có chính sách bảo trợ xã hội (Nghị định 67) và các chính sách hỗ trợ đột xuất khác (ví dụ, hỗ trợ gạo cứu đói, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ giá điện…). Các hỗ

trợ trực tiếp cho người nghèo, do chưa gắn với hướng dẫn tại chỗ, theo dõi và giám sát chặt chẽ, chưa gắn với các điều kiện về nỗ lực và kết quả cải thiện đời sống, đang tạo ra “tâm lý muốn nghèo” và “so bì tỵ nạnh” trong dân. Đây là những hiệu ứng khơng mong

đợi của chính sách, cần được khắc phục bằng việc thay đổi chính sách, thay vì “dán nhãn” cho đồng bào DTTS nghèo là “trông chờ ỷ lại” và “thiếu ý chí vươn lên”.

--- “Nhà nước còn cho hộ nghèo như thế này, cả tiền, bị, gạo, thì cịn trơng

chờ, hộ nghèo cịn nhiều… Ai cũng muốn được nghèo, con đi học là có tiền. Có những người vẫn nghèo từ khi có bình xét nghèo đến giờ. Có nhà cái chi cũng nói là của bố mẹ, tách hộ ra để được nghèo... Nên khuyến khích, ví dụ ai khai hoang làm ruộng nhiều thì nghiệm thu cho tiền, sẽ đỡ hơn, người ta mới chịu khó làm… Nếu ai cũng chịu khó là thốt nghèo hết thơi…”

Phần 3

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO tại một số CỘNG ĐỒNG dân tộc THIỂU số điển HÌNH ở VIỆT NAM (Trang 59 - 65)