15 Theo báo cáo của UBND huyện Đăk Glong (2012), tổng diện tích cà phê tính đến tháng 6/2012 trên địa bàn toàn huyện Đăk Glong là 8.232 ha, tăng 4.966 ha so với năm
2.3.4. Tận dụng lợi thế
Với đặc trưng thôn bản của các “điểm sáng” giảm nghèo, mỗi thơn bản có những lợi thế riêng của mình. Tận dụng được lợi thế của mỗi thơn bản sẽ giúp cho đời sống đa số hộ gia đình DTTS trong thơn bản đi lên.
Lợi thế về điều kiện tự nhiên. Những lợi thế về đất ruộng, rẫy, rừng, nguồn nước đã
giúp cộng đồng DTTS tại các “điểm sáng” giảm nghèo có tiền đề thuận lợi để đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế hộ. Tại huyện Quản Bạ (Hà Giang), một số thôn bản người Nùng, Hmông như thôn Tân Tiến, xã Quyết Tiến đã tận dụng lợi thế đất bằng phẳng, có nước tưới, thời tiết lạnh, ít sâu bệnh để trồng rau hàng hóa để cải thiện thu nhập. Tại huyện Quế Phong (Nghệ An) một số thôn bản cịn giữ được diện tích đất đủ lớn để làm khu chăn thả gia súc tập trung từ đó phát triển mạnh đàn gia súc. Điển hình như người Thái ở bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn dựa vào tập quán sử dụng rừng cộng đồng theo truyền thống để hình thành các khu chăn thả tập trung rộng vài trăm ha. Tại huyện Đăk Glong (Đăk Nông), những lợi thế về diện tích đất đai màu mỡ phù hợp với cây công nghiệp dài ngày đã được người Mạ tận dụng. Đa số người dân từng bước chuyển diện tích đất nương rẫy, đất vườn sang trồng cà phê cho thu nhập cao hơn so với trồng sắn, ngô, lúa 15.
Lợi thế về cơ sở hạ tầng. Hầu hết các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát đều gần
đường cái hoặc gần chợ, được đầu tư CSHT và thủy lợi tương đối tốt, thuận lợi cho tiếp cận thị trường và thông tin. Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang), những thôn bản gần đường cái đã phát triển trồng rau để bán nên đời sống của đa số người dân được cải thiện đáng kể. Ngược lại, những thơn bản khó khăn nằm sâu phía trong, đường đi lại khơng thuận tiện, có rất ít gia đình trồng rau để bán. Tại xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An), từ khi chuyển về bản mới cạnh đường cái và gần trung tâm xã, các gia đình người Hmơng thuận lợi hơn trong việc cho con đi học, khám chữa bệnh và mua bán. Câu chuyện ở xã Quảng Khê (Đăk Glong, Đăk Nơng) cũng cho thấy, từ khi có đường nhựa thuận tiện nối với tỉnh Lâm Đồng, việc sản xuất chè tươi của người Mạ mới thuận lợi.
--- “Từ khi đường sá tốt lên mấy năm nay, làm chè ở Quảng Khê mới khả thi, trước có muốn cũng khơng làm vì khơng bán được, bán chè tươi cần có xe chở về nhà máy ở Lâm Đồng trong ngày”. (K.S người Mạ, xã Quảng Khê, Đăk Nơng)
HỘP 8. Mơ hình ni bị vỗ béo của người Hmơng
Gia đình bác N.N.P người Hmơng tại bản Minh Châu, xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) hiện có 5 con trâu và 30 con bò. Bác cho biết, năm 1996 nhà chỉ có 2 con bị, số lượng trâu bị nhiều là do tích lũy nhiều năm và qua mua bán. Nhờ phát triển đàn bị theo hướng chăn ni vỗ béo và kinh doanh, đến năm 1999 gia đình bác thốt nghèo, và hiện nay là một trong những hộ có kinh tế khá nhất trong bản.
Bác P. thường xuyên tìm sang các địa bàn lân cận Quế Phong như huyện Tương Dương, Kỳ Sơn hoặc sang Lào để mua bê con. Bò mới đưa về được cách ly riêng tại một khu chăn thả nhỏ trên diện tích rẫy của gia đình, sau khoảng 2-3 tháng thì nhập vào khu chăn thả tập trung cùng với một vài hộ khác trong bản. Mỗi con bò bán sau 6 tháng ni vỗ béo có thể lãi 1-1,5 triệu đồng, chỉ tốn cơng cắt cỏ cho bị. Bác P. cho biết, mua bê con về nuôi vỗ béo rồi bán cho thu nhập cao hơn nhiều so với việc chăn ni bị sinh sản từ lúc nhỏ đến khi lớn.
Lợi thế về tri thức bản địa, ngành nghề thủ công truyền thống và sản phẩm đặc hữu.
Các ngành nghề thủ công, đặc sản là lợi thế của nhiều cộng đồng DTTS do gắn với truyền thống, bản sắc của dân tộc, đặc thù về đất đai, khí hậu và tri thức bản địa, như các sản phẩm dệt thổ cẩm, gạo, rượu, chè, lợn, gà, trái cây, bài thuốc bản địa... Xu hướng ưa thích “đặc sản miền núi”, “sản phẩm sạch”, “du lịch khám phá” trong cuộc sống hiện đại tạo cơ hội cho việc khôi phục và phát triển các dịch vụ du lịch, ngành nghề thủ công nghiệp gắn với các cộng đồng DTTS, như trường hợp người Hmông tại xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) tận dụng lợi thế nghề dệt lanh truyền thống của mình. Tuy nhiên, tận dụng cơ hội để tạo nên các “điểm sáng” giảm nghèo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như đã phân tích trong báo cáo này), và đặc biệt quan trọng là xây dựng được mối liên kết cùng có lợi giữa nơng dân với doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường –là yếu tố còn rất yếu trong phát triển ở các vùng DTTS.
Lợi thế về vị trí địa lý gần biên giới. Tại những xã giáp biên, nhiều đồng bào DTTS tận
dụng cơ hội kinh doanh qua biên giới. Như tại xã Tri Lễ (Quế Phong, Nghệ An) do có địa thế giáp Lào nên cả bản người Thái và người Hmơng trong xã đều có nhiều người sang Lào buôn bán. Tại bản Minh Châu, tới 50% số hộ Hmơng trong bản có bn bán sang Lào. Việc bn bán thường đi theo nhóm anh em họ hàng. Mặt hàng buôn bán rất đa dạng, như mang quần áo, nhu yếu phẩm, bánh kẹo từ Việt Nam sang và mua lợn, dê, chó, gạo từ Lào về. Thu nhập sau mỗi chuyến đi 5-30 ngày có thể được 3-4 triệu đồng. Cũng với lợi thế về khu chăn thả tại bản cũ trên núi và ở khu vực giáp ranh với Lào, nhiều người Hmông ở bản Minh Châu- xã Tri Lễ đã phát triển mạnh nghề vỗ béo và bn bán trâu bị. Người dân đi các bản xa, sang Lào mua trâu bò, về vỗ béo rồi bán. Sau một năm giá trị trâu bị được vỗ béo có thể tăng gấp đơi, nhiều hộ gia đình vì vậy có thu nhập vài chục triệu đồng một năm (Hộp 8).
Lợi thế về quan hệ xã hội. Như đã nêu, sự gắn kết cộng đồng và liên kết tộc người của
đồng bào DTTS rất bền chặt, có thể trở thành lợi thế trong phát triển kinh tế. Nhiều người Mạ tại huyện Đăk Glong (Đăk Nơng) có mối liên hệ họ hàng với người Mạ tại một số huyện giáp ranh của tỉnh Lâm Đồng, thơng qua đó học tập kinh nghiệm làm cà phê hay làm chè. Tại xã Quyết Tiến (Quản Bạ, Hà Giang) đã có nhiều người Hmơng đi xuất khẩu lao động tại Malaysia hay đi làm việc tại các tỉnh phía Nam nhờ dựa trên mạng lưới xã hội của những người cùng dân tộc.
Bên cạnh đó, cịn phải kể đến lợi thế từ các quan hệ xã hội mới được thiết lập. Tại xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang), các cơ sở dệt lanh và làm thổ cẩm của bà V.T.M và G.T.C đã phát huy được lợi thế của các sản phẩm truyền thống là nhờ có sự hỗ trợ của doanh nghiệp Craft Link, Bảo tàng Dân tộc học và các bạn hàng mới ở trong và ngoài nước.
Lợi thế trong việc tận dụng các dịng tiền có thể huy động. Tại các “điểm sáng” giảm
nghèo, nhiều hộ gia đình có thể vay các nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vay nợ quán, đại lý để đầu tư cho sản xuất, cho con em ăn học. Tại xã Quảng Khê và Đắc Som (Đăk Glong, Đăk Nông) đa số hộ người Mạ đều vay nợ từ các nguồn với số tiền vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, vay nợ quán phải chịu lãi cao, nhiều trường hợp bị ép giá, ép cân khi bán sản phẩm trả nợ. Những hộ nghèo nhất cũng khó vay nợ qn, đại lý do lo ngại khơng có nguồn trả nợ.
Các hộ gia đình có con em đi XKLĐ ở Quản Bạ (Hà Giang) cũng phải dựa vào dịng tiền từ NHCSXH trong khn khổ của chương trình cho vay ưu đãi. Khi những người đi XKLĐ gửi tiền về, nguồn tiền đó lại có thể dành cho anh em thân hữu vay để đầu tư vào kinh doanh hoặc đầu tư cho các thực hành sinh kế khác.