1.1.1 .Trên thế giới
1.3. Giáo dục tiểu học
1.3.1. Vị trí, vai trị, mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo dục TH
Giáo dục TH là một cấp tương đối độc lập, là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, cùng với Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng hình thành một nền giáo dục thống nhất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập với nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi
(Khoản 1, Điều 26, Luật GD 2005 sửa đổi 2009).
1.3.1.2.Vai trò
Giáo dục tiểu học có vai trị hết sức quan trọng cùng với Mầm non là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, và thể chất của học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.
1.3.1.3.Mục tiêu của giáo dục tiểu học
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
(Khoản 3; Điều 27- Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2009).
- Trên nền tảng những kiến thức và kỹ năng nói trên để hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
1.3.1.4. Nội dung giáo dục Tiểu học
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật....
(Khoản 1; Điều 28 - Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2009).
1.3.1.5. Phương pháp giáo dục Tiểu học
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
(Khoản 2; Điều 28 - Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2009).
1.3.2. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ và yêu cầu đối với giáo viên TH
Vị trí: Giáo dục ngày nay đưa lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát
triển KT-XH của mỗi quốc gia. Trong giáo dục, giáo viên giữ vị trí quan trọng nhất. Khơng có thầy giáo, khơng có giáo dục. Giáo viên tiểu học có vị trí đặc biệt, cùng với giáo viên các cấp học đặt nền tảng cho sự phát triển giáo dục.
Vai trò: Nền giáo dục của quốc gia nào cũng vậy, giáo viên giữ vai trò
to lớn trong sự phát triển của giáo dục: “Giáo viên giữ vai trị quyết định trong q trình nhận biết học- dạy và đặc trưng trong việc định hướng lại giáo dục. Người ta luôn nhận thấy rằng thành công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khốt vào “ ý chí muốn thay đổi” cũng như chất lượng giáo viên.” [29, tr. 58].
Điều 15 - Luật Giáo dục 2005 – sửa đổi năm 2009:
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”.
Riêng đối với giáo viên tiểu học có vai trị quyết định đến chất lượng dạy và học. Tất cả mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm... của họ đều ảnh huởng đến sự phát triển nhân cách học sinh.
Nhiệm vụ: Được quy định trong Điều 34 chương IV Điều lệ Trường tiểu học:
- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh;
quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chun môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục. - Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học còn được quy định bổ sung trong Điều
19 Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT như sau:
1. Giáo viên chủ nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;
c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thơng báo đánh giá q trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.
a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục;
c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
Yêu cầu: Giáo viên tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong trường tiểu học ; được đào tạo theo trình độ chuẩn quy định; có đủ các tiêu chuẩn:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
Ngoài những tiêu chuẩn trên, nhà giáo phải đạt được những tiêu chuẩn người cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đã được nêu trong Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khố VII, đó là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, khơng cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chun mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
và tài, các tiêu chuẩn có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ của một người cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.
GV có những quyền được qui định trong Luật Giáo dục và được Nhà nước đảm bảo các chế độ, chính sách, được pháp luật bảo vệ.
Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.
1.4. Một số định hƣớng đổi mới giáo dục tiểu học
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoa ̣ch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đô ̣i ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo d ục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình đô ̣ đào ta ̣o . Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiê ̣p phải có trình độ từ đại học trở lên , có năng lực sư ph ạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.
Đổi mới m ạnh mẽ mục tiêu , nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củ a nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Khuyến khích đ ội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Có chính sách hỡ trợ gi ảng viên trẻ về chỡ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường cơng lâ ̣p và nhà giáo trường ngồi cơng l ập về tôn vinh và cơ hô ̣i đào ta ̣o , bồi dưỡng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣... Tạo điều kiện để chuyên gia quốc tế và ngư ời Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng da ̣y và nghiên c ứu ở các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước”.
+ Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất , năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Đối với Giáo dục Tiểu học, có một số định hướng đổi mới như sau: - Chú trọng dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Dạy học lấy học sinh
làm trung tâm là thuật ngữ dùng để miêu tả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh nhằm tạo cơ hội cho học sinh khám phá, tìm tịi các khái niệm và các thông tin mới với sự hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn của giáo viên. Vai trò của giáo viên trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ là người gợi mở, hỗ trợ học sinh tìm ra kiến thức dựa trên những kinh nghiệm và hiểu biết đã có. Giáo viên quan tâm đến tồn bộ q trình học và cách học của học sinh cũng như kết quả mà học sinh đạt được hằng ngày dựa trên nhận xét, đánh giá kịp thời của giáo viên.
Giáo viên tập trung vào việc dạy học sinh và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh theo đúng trình độ tiếp thu cuả các em.
Giáo viên phải luôn hướng vào người học, dựa vào nhu cầu của người học trong suốt quá trình dạy học. Nhiệm vụ của học sinh là độc lập, tích cực trong học tập; học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ; các em có cơ hội thực hành, tương tác với bạn, với môi trường xung quanh; học sinh có cơ hội học tập thơng qua quan sát, tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm, giao tiếp trao đổi với nhau và tự rút kinh nghiệm.
- Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giá trị gia đình, dịng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
- Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số mơn học trong chương trình hiện hành để tạo thành mơn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.
- Mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
- Đổi mới cách đánh giá học sinh. Việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT [14] quy định đánh giá học sinh tiểu học theo đúng định hướng đổi mới. Tinh thần của Thông tư 30 rất mở, giao quyền chủ động cho nhà trường và các giáo viên. Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh toàn cấp học theo Thông tư số 30/2014/TT – BGDĐT.
1.5. Yêu cầu đối với bồi dƣỡng chuyên môn GVTH trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục TH, công tác quản lý bồi dưỡng chun mơn GVTH địi hỏi phải thay đổi.
Đối với cấp TH, bồi dưỡng chun mơn là bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng dạy học các môn học từ lớp một đến lớp 5 theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.
Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [7] gồm ba lĩnh vực lớn: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm của GV.Cụ thể gồm: