Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 51 - 57)

1.1.1 .Trên thế giới

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở

2.3.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức bồ

dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Nam Hải

Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Nam Hải được tác giả rút ra trên cơ sở phân tích số phiếu trả lời đã thu được của 12 cán bộ quản lý, chuyên viên Phòng GD & ĐT và 38 GV của Trường. Có 25/50 ý kiến được hỏi đánh giá kết quả bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở Trường TH Nam Hải đạt loại khá, 10/50 ý kiến đánh giá tốt, còn lại 15/50 đánh giá trung bình. Như vậy, vẫn cịn 30 % ý kiến cho rằng cần cải tiến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH.

2.3.1.1. Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu bồi dưỡng

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV như sau:

- 15/50 ý kiến được hỏi (chiếm 30 %) nhận xét BGH Trường TH Nam Hải xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp.

- 20/50 ý kiến được hỏi (chiếm 40%) cho rằng mục tiêu bồi dưỡng tương đối phù hợp.

- 15/50 ý kiến được hỏi (chiếm 30 %) mục tiêu bồi dưỡng chưa phù hợp, cần phải được đổi mới để phù hợp với nhu cầu của GV và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTH trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ: BGH chưa phân loại đối tượng GV để có chương trình bồi dưỡng phù hợp. Mục tiêu bồi dưỡng còn xác định chung chung. Theo ý kiến này, nên có chương trình bồi dưỡng cho GV mới, cho tổ trưởng chuyên môn,...

Trong công tác quản lý, việc xây dựng mục tiêu đúng là việc làm rất quan trọng, nó định hướng cho tồn bộ hoạt động của tổ chức. Cũng như vậy, để hoạt động bồi dưỡng chun mơn đạt hiệu quả thì việc trước tiên cần làm là chỉ đạo xây dựng đúng mục tiêu bồi dưỡng. Muốn vậy, nhà quản lý phải

xây dựng mục tiêu dựa trên việc xác định khoảng thiếu hụt giữa các kiến thức, kỹ năng cần có của GV với những kiến thức, kỹ năng hiện có của họ.

2.3.1.2. Thực trạng quản lý việc xác định nội dung bồi dưỡng

Trong những năm qua, Trường TH Nam Hải đã đạt được những thành tích nhất định trong cơng tác bồi dưỡng chun mơn cho GV như:

- Đưa vào nội dung bồi dưỡng chuyên môn những định hướng quan trọng của Đảng, Chính phủ và của ngành như: Chủ đề năm học, các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp, các cuộc vận động và phong trào thi đua trong năm học: Chỉ thị 06/CT-TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Kết luận số 242 ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII về phương hướng phát triển giáo dục đến năm 2020; Chỉ thị 40/CT-TW của BCH Trung ương Đảng ngày 16/5/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL trong thời kỳ đổi mới; Quyết định 16/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD quy định về đạo đức nhà giáo và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong GD; Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Lựa chọn các chuyên đề về tình hình chính trị, xã hội trong, ngoài nước và ở địa phương trong các buổi sinh hoạt chính trị. Tham mưu với các cấp uỷ Đảng cử cán bộ, giáo viên đi học lớp trung cấp lý luận chính trị. Tạo điều kiện để cán bộ, GV theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về lý luận chính trị.

- Vận động mỗi cán bộ, giáo viên tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Trong thời gian qua ở nhà trường không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, quy chế chuyên môn nghiệp vụ.

dưỡng công tác giáo viên chủ nhiệm về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh; bồi dưỡng dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng dạy học; tổ chức các buổi học Tiếng Anh do GV của nhà trường giảng dạy; hướng dẫn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; tổ chức Hội thảo phương pháp"Bàn tay nặn bột".

- Đặc biệt, trong năm học vừa qua, Trường TH Nam Hải đã chú trọng tổ chức bồi dưỡng GV theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 đã thay đổi căn bản cách đánh giá học sinh tiểu học.

Đánh giá dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

+ Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

+ Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

+ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Trong năm học 2014 - 2015 sau khi Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành triển khai áp dụng đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 trên toàn quốc. Bộ giáo dục và đào tạo đã tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo cấp bậc từ trên xuống dưới. Sở GD & ĐT Hải Phòng đã triển khai bồi dưỡng cho các đồng chí lãnh đạo các nhà trường và các đồng chí cốt cán chuyên môn. Trên cơ sở đó các đồng chí cốt cán chuyên môn triển khai đến 100% giáo viên trong nhà trường. Sau khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Thông tư 30Trường tiểu học Nam Hải đã tiến hành triển khai đến 100% các giáo viên theo các bước như sau: Tập huấn Thông tư 30 cho 100% giáo viên do

Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức; giáo viên thảo luận nghiên cứu thông tư 30; so sánh những điểm mới theo thông tư 30 với cách đánh giá hiện hành; tiến hành áp dụng thí điểm vào một số mơn học chính; áp dụng và nhân rộng với 100% các lớp; tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho việc bồi dưỡng. Các đồng chí giáo viên đứng lớp tham gia bồi dưỡng nghiêm túc và cơ bản đã nắm được nội dung thông tư 30. Việc triển khai áp dụng vào quá trình đánh giá bước đầu đã có hiệu quả nhất định.

- Bồi dưỡng GV về công tá c xã hội hoá giáo dục Tuyên truyền sâu rộng

tinh thần, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động GD, Ytế...; Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt chương trình đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động GD, Y tế...tới 100% cán bộ GV, nhân viên nhà trường. Triển khai Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh.

- Phát huy và đưa phong trào ứng dựng công nghệ thông tin trở thành việc làm thường xuyên của nhà trường. Chỉ đạo tốt việc sử dụng, sáng tạo phần mềm phục vụ quản lý và giảng dạy. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những ý tưởng độc đáo, có giá trị ứng dụng tốt.

- Phát huy hiệu quả vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo dạy học Ngoại ngữ, nội dung dạy học ngoại ngữ thiết thực, hiệu quả cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HS. Thành lập Câu lạc bộ năng khiếu Tiếng Anh. Triển khai có hiệu quả hoạt động góc Ngoại ngữ. Tổ chức Festival Tiếng Anh cấp trường và tham gia cấp quận. Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giao tiếp bằng Tiếng Anh trong nhà trường. Bồi dưỡng và khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tự học nâng cao trình độ sử dụng Ngoại ngữ dưới nhiều hình thức. Tổ chức lớp học nâng cao trình độ giao tiếp Tiếng Anh tại trường (do GV nhà trường dạy)

Tuy nhiên, việc chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng cho GV vẫn còn những bất cập. Chương trình bồi dưỡng chậm được đổi mới. Nội dung bồi dưỡng chủ yếu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, ít có nội dung do trường đề xuất, tức là nội dung bồi dưỡng được xây dựng từ trên xuống, do đó chưa sát với yêu cầu của từng địa phương, từng trường TH và từng GVTH. Nội dung bồi dưỡng mang tính lý thuyết nhiều hơn hướng dẫn vận dụng và chưa được hướng dẫn cấu trúc dưới dạng các bài tập tình huống liên quan đến các kĩ năng nghề của GVTH.

Thời gian dành cho việc bồi dưỡng còn hạn chế (Thứ 6 trong tuần). Một số giáo viên còn quen với việc đánh giá theo phương pháp cũ nên chưa mặn mà với phương pháp mới. Một số nội dung đánh giá chưa phù hợp với thực tế nên khi áp dụng chưa hiệu quả. Nội dung đánh giá thay đổi nhiều và vừa bồi dưỡng vừa tiến hành đánh giá

Đặc điểm GV cũng rất khác nhau về trình độ đào tạo, kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm cá nhân, khác nhau về khả năng học tập, về điều kiện sống và làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng những đặc điểm này chưa được tính đến, vì vậy các học viên đều học chung một chương trình, một kế hoạch bồi dưỡng, với cùng một tài liệu, nên hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, cịn mang tính phong trào. Tác giả cũng trưng cầu ý kiến về sự phù hợp của nội dung bồi dưỡng, kết quả thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát 50 CBQL, chuyên viên và giáo viên về nội dung chương trình bồi dưỡng

Đáp ứng Cơ bản đáp ứng Chƣa đáp ứng

Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ %

10 20 25 50 20 40

Khi được hỏi về nội dung bồi dưỡng cần điều chỉnh thì đa số ý kiến được hỏi cho rằng nên tăng thời lượng cho bồi dưỡng kĩ năng nghề cho GV.

Để xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp hơn, tác giả đã lấy ý kiến về sự cần thiết của những nội dung cần bồi dưỡng cho GVTH

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về sự cần thiết của những nội dung cần bồi dưỡng cho GVTH

Nội dung bồi dƣỡng Rất cần Cần Không cần

Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ % Số ý kiến Tỉ lệ %

1. Bồi dưỡng phẩm chất đa ̣o đức và lòng nhân ái sư phạm

35 70 15 30 0 0

2.Bồi dưỡng kiến thức 20 40 15 50 5 10

3.Bồi dưỡng kĩ năng sư phạm , trọng tâm là bồi dưỡng kĩ năng đánh giá theo Thông tư 30/2014

40 80 10 20 0 0

4. Bồi dưỡng thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục

10 20 20 40 20 40

5. Bồi dưỡng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ

25 50 20 40 5 10

Kết quả thăm dò cho thấy:

- 100% cán bộ quản lý và GV được hỏi đều cho rằng các nội dung bồi dưỡng phẩm chất đa ̣o đức và lòng nhân ái sư pha ̣m, kỹ năng sư phạm cho GV là cần thiết và rất cần thiết.

- Tuy vậy, vẫn còn một số GVTH coi nhẹ việc bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ, bồi dưỡng về thực hiện cơng tác xã hơ ̣i hố giáo dục.

2.3.1.3. Thực trạng quản lý xác định hình thức bồi dưỡng

Phân tích các kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV vẫn chưa phù hợp, ít có hình thức thảo luận theo nhóm hoặc nếu có thì thảo luận chưa hiệu quả, cịn mang tính hình thức, chủ yếu vẫn là tập trung nghe báo cáo chuyên đề.

- Căn cứ vào địa bàn bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ (Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, kèm cặp,…)

Việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho GV cịn mang tính hình thức. Bộ GD & ĐT quy định mấy chục module và yêu cầu GV phải tự bồi dưỡng hoặc nhà trường tổ chức bồi dưỡng. Mỗi năm, GV phải đăng ký học khoảng 4 nội dung tự chọn và bắt buộc. Cuối năm phải có sản phẩm thu hoạch hoặc bài thi. Sau đó, các trường đánh giá xếp loại GV gửi lên Sở GD & ĐT cấp chứng chỉ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 51 - 57)