Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40)

1.1.1 .Trên thế giới

1.6.4. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt

động bồi dưỡng

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm được xem như là phương tiện lao động sư phạm trong một nhà trường. Nó bao gồm: lớp học, các thiết bị dạy học và các thiết bị phục vụ cho các hoạt động sư phạm khác của trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học, bồi dưỡng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng, phù hợp với nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Do vậy cùng với việc đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng thì cũng cần bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động bồi dưỡng chun mơn. Do đó, nhà trường cần:

- Chuẩn bị trụ sở nơi bồi dưỡng (phòng học, phòng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông, ...).

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo

chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị, ...) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý bồi dƣỡng chuyên môn giáo viên TH

* Yếu tố khách quan

- Nhu cầu bồi dưỡng của nhà trường: Thể hiện ở số lượng giáo viên, tri thức, kỹ năng nghiệp vụ cần được bồi dưỡng.

- Nhận thức của xã hội, của các cấp quản lý và của giáo viên về công tác bồi dưỡng giáo viên.

- Công tác quy hoạch bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa cùng với những chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng.

bồi dưỡng.

- Sự quan tâm của Nhà nước và sự đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế và các đơn vị cơ sở.

- Hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: địa bàn, thời tiết, thời gian.

* Yếu tố chủ quan

- Sự tác động của nhà quản lý: Một đội ngũ nhà giáo mạnh phải đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, được sắp xếp hợp lý. Trong đó, mọi giáo viên đều có phẩm chất tốt, năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo, nhạy bén và yêu nghề. Để tạo ra sức mạnh đội ngũ, ngoài sự nỗ lực của mỗi giáo viên, nhà quản lý phải biết tác động khôn khéo để phát huy nội lực, liên kết sức mạnh của mỗi giáo viên thành sức mạnh đội ngũ. Có thể nói chất lượng của đội ngũ nhà giáo là sự phản ánh trung thực, hiệu quả của cơng tác quản lý và trình độ, năng lực của nhà quản lý giáo dục.

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý công tác bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trực tiếp bồi dưỡng.

- Khả năng đa dạng hóa và lựa chọn các mơ hình bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH, chương I đã hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến đề tài đó là khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động bồi dưỡng, khái niệm bồi dưỡng cho giáo viên TH, xác định nội hàm của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH, mục tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên TH, làm sáng tỏ những yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục phổ thơng nói chung và giáo dục TH nói riêng... Từ đó phân tích và chỉ rõ những yêu cầu về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH trước yêu cầu đổi mới GD.

Những căn cứ lý luận nêu trên là cơ sở để tác giả khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GV ở Trường TH Nam Hải.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG TIỂU HỌC NAM HẢI, QUẬN HẢI AN,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về giáo dục TH Quận Hải An và Trƣờng TH Nam Hải

2.1.1. Giáo dục TH Quận Hải An

Sau 12 năm thành lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn song cho đến nay mạng lưới quy mô trường lớp liên tục được củng cố và phát triển.

+ Số lượng: Trường Tiểu học: 07 trường cơng lập, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

+ Các mơ hình GD phát triển đa dạng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng GD - ĐT nhờ các hình thức tổ chức dạy học như: học 2 buổi/ngày; bán trú; nhiều buổi/tuần; học tự chọn; nhóm trẻ gia đình; mẫu giáo tư thục, lớp dạy nghề ngắn hạn, lớp dạy nghề dài hạn, lớp bồi dưỡng kiến thức tại các Trung tâm học tập cộng đồng, lớp phổ cập, v.v...

- Quy mô phát triển GD tiểu học được nêu trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp cấp TH quận Hải An

Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Lớp 164 171 180 193 202

Số HS 5786 6106 6574 7171 7657

(Nguồn:Báo cáo tổng kết các năm học từ 2010-2011 đến 2014-2015 - Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hải An)

Nhìn chung về quy mô đảm bảo sự phát triển thông thường, đáp ứng nhu cầu phát triển của quận và yêu cầu phổ cập của các cấp học.

Mạng lưới, quy mô trường lớp trong những năm qua tuy có những chuyển biến tích cực, song vẫn cịn bộc lộ những bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Cơ sở vật chất

- Cơ sở vật chất ở một số trường xuống cấp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và hoạt động dạy học.

Mặc dù quận đã có đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số cơng trình của các trường song tiến độ rất chậm. Cần phải tiếp tục đầu tư lớn và đầu tư có trọng điểm. Xây mới các trường cho các phường mới thành lập và chia tách thì mới đáp ứng được yêu cầu.

Chất lượng giáo dục tiểu học

Tính đến tháng 5 năm 2015, với tổng số 7657 học sinh/ 202 lớp ( đạt 100% dân số độ tuổi trên địa bàn).

- 100% trường triển khai dạy tin học, ngoại ngữ và tổ chức các câu lạc bộ năng khiếu, rèn kỹ năng sống nhằm trang bị kiến thức toàn diện cho học sinh. Tỷ lệ học sinh được học ngoại ngữ đạt 100%, vượt chỉ tiêu Sở GD&ĐT là 25%. Tỷ lệ học sinh học tin học là 7657/7657 đạt 100 %, vượt chỉ tiêu của Sở GD&ĐT là 28,5%.

- Trường TH Đằng Lâm triển khai hiệu quả mơ hình “Trường học mới Việt Nam ” được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao và được chỉ đạo nhân rộng trong toàn thành phố.

- Chất lượng giáo dục theo tinh thần thông tư 30/2014/TT-BGDĐT: + Hoàn thành nhiệm vụ của học sinh Tiểu học : 100%

+ 100% học sinh lớp 5 đủ điều kiện chuyển cấp vào học lớp 6.

Chất lượng phổ cập giáo dục:

Các tiêu chuẩn phổ cập đúng độ tuổi đạt tỉ lệ 100%. Khơng có học sinh lưu ban ở tiểu học. 100% học sinh hồn thành chương trình Tiểu học được tiếp tục vào học lớp 6. Có nhiều mơ hình khuyến khích tạo điều kiện để các em học tập, nhất là điều kiện CSVC, môi trường học tập ngày càng được quan tâm vì vậy khơng có học sinh bỏ học ở Tiểu học.

Đội ngũ giáo viêntiểu học Quận Hải An

* Về trình độ đào tạo:

Trình độ đào tạo GVTH trong 5 năm (từ năm học 2010 – 2015 đến nay) như sau:

Số lượng GVTH trong tồn quận (tính đến năm học 2014 - 2015) 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 99,4%) (Bảng 2.4).

GV môn văn hoá và năng khiếu, tự chọn đều thiếu so với nhu cầu sử dụng… gây bất cập trong công tác quản lý chỉ đạo và chất lượng giảng dạy không đáp ứng được yêu cầu. Trong số 315 giáo viên TH trong tồn quận có 97 đảng viên (chiếm 30,7%), tỉ lệ này cịn khiêm tốn. Số lượng GV có trình độ tin học và ứng dụng cơng nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy tăng nhanh, đến nay tồn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ Tin học, trong đó: Trình độ A: 75 người (chiếm 23,8%), trình độ B trở lên 240 người (chiếm 76,2%).

Bên cạnh việc chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, các trường TH quận Hải An đã phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong nhà trường. Đến nay tồn quận đã có 100% số GV có chứng chỉ ngoại ngữ có thể sử dụng trong giao tiếp và trong giảng dạy, trong đó: trình độ A 45 đ/c, tỉ lệ 14,3%; trình độ B trở lên 270 đ/c, tỉ lệ 85,7%.

Việc chỉ đạo, triển khai học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy chính là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường TH quận Hải An.

2.1.2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của đội ngũ giáo viên TH Quận Hải An Thành phố Hải Phòng hiện nay An Thành phố Hải Phòng hiện nay

* Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

Thực hiện quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX giáo viên trong 3 năm học gần đây

Năm học Tổng số GV Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình

2012-2013 298 68=23,8% 214=71,8% 16=4,4%

2013-2014 308 77= 25% 221=72% 10=3%

2014-2015 315 81=26,5% 223=71,8% 11=1,7%

2.1.3. Trường Tiểu học Nam Hải

Đội ngũ giáo viên Trường tiểu học Nam Hải tính đến tháng 5 năm 2015

- Tổng số cán bộ, Giáo viên, nhân viên: 38 - Trình độ: đạt chuẩn, trên chuẩn: 100%

- Trình độ Tin học, ngoại ngữ của cán bộ giáo viên, nhân viên: + Trình độ Tiếng Anh: Trình độ ĐH: 3/3 đạt tỷ lệ: 100 % Trình độ B: 33/ 38đạt tỷ lệ: 86,84 % Trình độ C: 02 đạt tỷ lệ: 5,3 % Trình độ B2 Tiếng Anh: 2/3 đạt tỷ lệ: 66,6 % + Trình độ tin học: Trình độ Đại học: 2/3 đạt tỷ lệ: 66,6 % Trình độ Cao đẳng : 1/3 đạt tỷ lệ: 33,4% Trình độ B: 35/38, đạt tỷ lệ: 92,1 %

Bảng 2.3: Thống kê trình độ giáo viên của Trường TH Nam Hải

Năm học Tổng số GV GV đạt chuẩn GV trên chuẩn

2010-2011 36 36 (100%) 35 (97%)

2011-2012 36 36 (100%) 36 (100%)

2012-2013 40 40 (100%) 40 (100%)

2013-2014 38 38 (100%) 37 (97%)

2014-2015 38 38 (100%) 38 (100%)

(Nguồn: Báo cáo năm Phòng GD&ĐT Hải An * Ưu điểm:

- Đội ngũ GVTH của trường có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều GV rất tâm huyết với nghề, tận tuỵ với HS, luôn là tấm gương sáng cho đồng nghiệp và cho HS noi theo.

- Có tinh thần vượt khó, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

một thuận lợi cho công tác quản lý và giảng dạy vì cơng tác giáo dục rất cần những người có vốn sống, đặc biệt có kinh nghiệm giảng dạy.

- Giáo viên được phân công công tác tương đối ổn định, ít có sự biến đổi, xáo trộn, ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy. Về cơ bản, số lượng giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu của các trường.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, xếp loại HS theo đúng yêu cầu mới.

- Những GV trẻ có trình độ và khả năng sử dụng tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cập nhật kiến thức mới, …

* Hạn chế:

- Vẫn còn một bộ phận GV lớn tuổi, năng lực chun mơn cịn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chưa tích cực bồi dưỡng để vươn lên. Bên cạnh đó, đội ngũ GV trẻ mới ra trường đã được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức, quản lý HS, thiếu mạnh dạn trong giao tiếp cũng như trong giải quyết các cơng việc.

- ĐNGV chưa tích cực, chưa chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp, mà sử dụng chủ yếu là phương pháp truyền thống thiếu cải tiến, khơng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đặc biệt kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của GV cịn hạn chế, khơng khai thác và phát huy được tính ưu thế của thiết bị, từ đó khơng nâng cao được chất lượng bài giảng.

- Phần lớn GV còn hạn chế về kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động,...

- Đội ngũ cốt cán chun mơn chưa mạnh, cịn e dè nể nang, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả chưa cao. Điều đó lý giải vì sao chất lượng học sinh giỏi thành phố còn khá khiêm tốn.

* Nguyên nhân yếu kém

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ở nhà trường vẫn còn bị ảnh hưởng của nếp nghĩ cũ, cách làm cũ, bằng kinh nghiệm là chính, ít có sự

chuyển biến mạnh vươn lên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên TH chưa được nhà trường quan tâm đúng mức, thiếu những biện pháp thiết thực, khả thi, đặc biệt công tác BD chun mơn chưa có những giải pháp quyết liệt mang tính chất đột phá đi tắt đón đầu.

- ĐNGV nhìn chung chưa tích cực và chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng u cầu mới.

- Cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, cịn mang tính hình thức. Các báo cáo của các đơn vị cịn nặng về thành tích, chưa nhìn thẳng vào những yếu kém trong công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng GV.

- Chế độ chính sách, cơ chế tuyển biên chế, hợp đồng giáo viên cịn nhiều bất cập dẫn tới tình trạng thừa về số lượng nhưng thiếu chủng loại và không phát huy được sự cô gắng của đội ngũ GV trẻ.

*)Tồn tại sau một năm thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014

Sau một năm thực hiện đánh giá học sinh theo thơng tư 30 cịn một số tồn tại sau :

- GV mất nhiều thời gian cho việc nhận xét, kiểm soát kết quả HS số lượt chấm bài giảm đi: GV phải lựa chọn từ ngữ nhận xét mang tính động viên nhắc nhở (chứ khơng phải chê trách, phê bình,…) nhưng phải đảm bảo khi phụ huynh

- HS đọc vẫn hiểu được, biết được rõ chỗ sai để sửa chữa nhưng tâm lí vẫn đảm bảo hài lòng. Ngay cả việc nhận xét sổ theo dõi hàng tháng, học bạ phải biết sử dụng từ lượng hóa mang tính khoa học và thẩm mĩ.

- Nhận xét bằng lời thì HS chỉ nhớ lúc đó sau lại qn ngay cịn nhận xét HS của giáo viên trong vở, trong bài kiểm tra có HS chỉ đọc hời hợt dẫn đến HS không cố gắng. Những HS có học lực khá giỏi vẫn có tâm lý thích điểm số để chứng tỏ thành tích học tập của mình, cách đánh giá của Thơng tư 30 chưa gây được hứng thú học tập cho đối tượng học sinh khá, giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 40)