Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 74)

1.1.1 .Trên thế giới

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

chuyên môn

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là một hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nghiệp vụ chun mơn, phù hợp với hồn cảnh cụ thể của từng người.

3.2.2.1. Mục tiêu

- Xác định rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng người quản lý để thống nhất chỉ đạo.

- Điều tra, khảo sát để xác định được nhu cầu về nội dung và đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng.

- Từ điều tra, khảo sát trên, xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng, giúp cho mọi đối tượng đều được tham gia bồi dưỡng. Lập kế hoạch còn giúp cho người quản lý khơng sót việc, chủ động trong hoạt động bồi dưỡng chuyên

môn cho đội ngũ giáo viên.

- Khắc phục được những hạn chế về mặt quản lý đã chỉ ra trong chương 2.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện

* Dự báo kế hoạch phát triển giáo dục :

Hàng năm, căn cứ dân số độ tuổi trên địa bàn phường, sự tăng dân số cơ học để xây dựng kế hoạch phát triển GD về số lớp, số HS, số GV, cán bộ và cơ cấu nhân sự các tổ chức trong nhà trường. Trên cơ sở nắm bắt số học sinh và nhu cầu giáo viên trong nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khắc phục tình trạng thừa số lượng GV nhưng lại thiếu chủng loại cần thiết.

Dự báo phát triển đội ngũ GV là căn cứ quan trọng để nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng CMGV.

* Tổ chức rà soát, đánh giá xếp phân loại GV:

Đây là công việc cần thiết trước khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng GV. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ là căn cứ để các nhà trường xây dựng kế hoạch BD phù hợp với từng nhu cầu, khả năng, trình độ của GV đồng thời giúp Ban giám hiệu lựa chọn chính xác đội ngũ GV cốt cán các tổ khối - nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng tại đơn vị. Công tác này được tiến hành thường xuyên trong năm học. Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, mỗi GV trong nhà trường sẽ tiến hành tự đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn, qua đó cán bộ quản lí nắm bắt được các điểm mạnh điểm yếu của từng GV và nhu cầu cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Đây chính là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đạt hiệu quả. * Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng:

Chủ động xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học.

Để việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường TH Nam Hải quận Hải An đạt hiệu quả chất lượng tốt, tránh được lãng phí, trước hết phải điều tra tình hình đội ngũ theo yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo, cả

về số lượng và chất lượng (trình độ chuyên môn,nhu cầu môn học...). Như những việc điều tra ở chương 2 đã nêu ra.

Điều tra, khảo sát tập hợp các nhu cầu đào tạo bồi dưỡng bắt đầu từng GV và tồn bộ GV của trường. Những thơng tin cần thu thập, tổng hợp về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng :

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng - Đối tượng đào tạo bồi dưỡng - Trình độ đào tạo bồi dưỡng - Thời gian thực hiện

- Phạm vi thực hiện…

* Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:

Cơng tác kế hoạch hố là một cơng tác quan trọng của mỗi cấp quản lý giáo dục. Muốn làm tốt công tác kế hoạch hố bồi dưỡng chun mơn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường việc đầu tiên phải làm là cán bộ quản lý phải nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên. Đề ra được phương án bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phù hợp và sát thực với cơ sở thì các cấp quản lý giáo dục phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và sát thực. Có kế hoạch tốt sẽ quyết định tốt đến hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Kế hoạch sẽ được triển khai thực hiện một cách toàn diện, kế hoạch phải được xây dựng từ trong hè, đặc biệt là từ đầu năm học.

Xây dựng kế hoạch tổng thể phải dựa trên cơ sở: - Kế hoạch bồi dưỡng của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch bồi dưỡng của Sở giáo dục và Đào tạo.

- Phương hướng nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Điều kiện thực tế của quận và nhà trường, của địa phương (Đội ngũ giáo viên: Nhu cầu, khả năng, hứng thú), cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ... Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm

học hàng năm có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.

Trong kế hoạch BD chuyên môn phải thể hiện các nội dung về phát triển đội ngũ : Xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Kế hoạch BD đội ngũ phải đảm bảo các nội dung : - Mục tiêu

- Chỉ tiêu

- Biện pháp thực hiện

- Điều kiện (các nguồn lực) thực hiện - Thời gian thực hiện, v.v...

Trong chu trình quản lý, kế hoạch hố là giai đoạn đầu quan trọng nhất, vì thế cán bộ quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng và nắm bắt được thông tin làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, xây dựng các điều kiện nội và ngoại lực, tìm phương pháp và biện pháp thực hiện, lựa chọn phương án tối ưu. Khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cần phải thấy hết các yếu tố phức hợp và tương tác, đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của từng cá thể đơn lẻ, của từng bộ phận.

Xây dựng kế hoạch tổng thể bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên giúp cho cán bộ quản lý nhà trường chủ động về thời gian, sắp xếp kế hoạch hoạt động của nhà trường, chủ động đề ra mục tiêu và đánh giá mục tiêu đã đạt được và sẽ chủ động về mặt kinh phí giành cho từng chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Thực tế xuất phát điểm của công tác bồi dưỡng giáo viên chính từ kế hoạch phát triển giáo dục. Thực chất bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận góp phần làm cho giáo dục phát triển. Khi kế hoạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn được định hình thì định hướng và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên phải tuân thủ theo.

nhà trường xây dựng kế hoạch báo cáo Phịng GD&ĐT xây dựng kế hoạch về cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (đây cũng là một nội dung nằm trong đề án quy hoạch phát triển giáo dục của quận Hải An đến năm 2015 định hướng năm 2020) đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá và trên chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu:

- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên cao cấp (theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Số giáo viên cần bồi dưỡng để nâng trình độ trên chuẩn.

- Số GV cần bồi dưỡng để tiếp tục thực hiện thay sách giáo khoa mới. - Số giáo viên bồi dưỡng về nghiệp vụ tay nghề...

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Báo cáo Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân quận về kế hoạch BD để xin hỗ trợ các điều kiện (kinh phí, thời gian, báo cáo viên); phối hợp các trường TH toàn quận tổ chức bồi dưỡng hoặc mời giảng viên, báo cáo viên...

Chuẩn bị các điều kiện, các phương tiện cho BD: Địa điểm tổ chức, mua sắm tài liệu, thiết bị, đồ dùng, máy tính, máy chiếu; Hợp đồng giảng viên, GV hướng dẫn; Kinh phí; Sắp xếp thời gian để thực hành bồi dưỡng…

Thực hiện xã hội hoá GD, huy động đóng góp của các tổ chức ngoài trường, trong trường, cá nhân người học hỗ trợ, giúp đỡ vật chất, tài chính cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng GV.

3.2.3. Biện pháp 3: Đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc chú ý tới quản lý nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GV sao cho thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ GV cần quan tâm tới việc quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên môn. Lựa chọn các hình thức BD chuyên môn cho GV phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng học tập của GV và đem lại chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu nâng cao năng lực cho đội

ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện a) Bồi dưỡng tại chỗ

Tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng ta ̣i trường mang la ̣i hiê ̣u quả cao phù hợp với điều kiê ̣n và hoàn cảnh của đa số giáo viên . Tổ trưởng chuyên môn , giáo viên dạy giỏi các cấp là những cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Họ vừa là người gương mẫu đi đầu trong việc bồi dưỡng , vừa có trách nhiê ̣m giúp đỡ những thành viên trong tở. Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng mang la ̣i hiê ̣u quả bồi dưỡng tốt.

Tổ chức hô ̣i giảng (như hô ̣i giảng chào mừng theo chủ điểm , hô ̣i thi chọn giáo viên giỏi cấp trường), hội thi nghiê ̣p vu ̣ sư pha ̣m để khích lê ̣ giáo viên có tình yêu nghề nghiê ̣p và say sưa bồi dưỡng tay nghề.

Tổ c hức ho ̣c tâ ̣p , hơ ̣i thảo theo chun đề : Có thể mời chuyên viên Phòng, Sở để cung cấp những kiến thức câ ̣p nhâ ̣t và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của giáo viên khi da ̣y những bài khó , chương khó. Hoă ̣c nhà trường tự tổ chứ c, giao cho tổ trưởng chuyên môn , những người có năng lực cao chuẩn bi ̣ nô ̣i dung theo chủ đề hô ̣i thảo . Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoa ̣t đô ̣ng thư viê ̣n góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng . Thư viê ̣n phải có đầy đủ sách giáo khoa , sách hướng dẫn , nhiều sách tham khảo , các loại báo và tạp chí đặc biệt là báo và tập san chuyên ngành . Xây dựng phòng đọc đáp ứng nhu cầu giáo viên và học sinh . Nhân viên thư viê ̣n phải được đào ta ̣o . Tổ chức giới thiê ̣u sách mới , thảo luận những vấn đề mà báo chí đặt ra , thiết thực phu ̣c vu ̣ giảng da ̣y và giáo du ̣c , khuyến khích giáo viên mượn đo ̣c, học tập.

Cần dành nhiều thời gian cho sinh hoa ̣t chuyên môn và ưu tiên cho v iê ̣c bồi dưỡng nâng cao tay nghề . Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng du ̣ng khoa ho ̣c. Khuyến khích đô ̣ng viên phong trào viết Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng , sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học . Cần tổ chức nghiê ̣m thu Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng , sáng kiến

kinh nghiê ̣m mơ ̣t cách nghiêm túc , có sự đánh giá khách quan và cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên tồn trường.

Tở chức các lớp ho ̣c ngoa ̣i ngữ và tin ho ̣c cho giáo viên. Có thể động viên giáo viên chủ động theo ho ̣c ở các trung tâm , nhưng cách làm tốt nhất là tự tổ chức ta ̣i trường bằng cách vâ ̣n đô ̣ng , khuyến khích giáo viên bô ̣ môn giảng dạy.

b) Bồi dưỡng ngắn hạn: Cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ ngắn ha ̣n do Phịng hoă ̣c Sở tở chức theo chuyên đề . Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng.

c) Tự bồi dưỡng.

- Bố trí, tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp học từ xa để nâng cao trình đơ ̣ trên ch̉n.

- Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu tài liệu.

d) Đổi mới bồi dưỡng thường xuyên

Hiện nay, việc bồi dưỡng chuyên môn theo module, tập trung vài buổi học lý thuyết rồi kiểm tra sẽ rất khó kiểm sốt được hiệu quả cũng như khó nâng cao được kỹ năng sư phạm cho GV. Vì vậy, theo chúng tơi nên đi sâu vào các mảng chuyên đề, ở đó GV được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn trên cơ sở phân tích nội dung dạy học, tòm tòi các phương pháp dạy học, được thể nghiệm từng bài dạy trên lớp.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các hình thức bồi dưỡng nêu trên được tổ chức thực hiện phụ thuộc vào các yếu tố : Nội dung, đối tượng, thời gian và các điều kiện về nguồn lực: kinh phí, cơ sở vật chất, sự bố trí giảng dạy của GV. Ngồi ra còn phụ thuộc kế hoạch của nhà trường, của Phòng GD và của các cấp quản lý.

Các hình thức bồi dưỡng cần được tổ chức và chỉ đạo sát sao, thực hiện một cách nền nếp.

3.2.4. Biện pháp 4: Chú trọng khâu kiểm tra đánh gía kết quả bồi dưỡng chuyên môn chuyên môn

3.2.4.1. Mục tiêu

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác BDCM theo kế hoạch của từng giáo viên để khẳng định cái tốt, tìm ra những hạn chế, thiếu sót để điều chỉnh rút kinh nghiệm tiếp tục bồi dưỡng. Coi kết quả BDCM là một trong những tiêu chí để đánh giá giáo viên.

Việc đánh giá giúp cho BGH xem xét quyết định của mình có phù hợp, có sát thực hay khơng để có những điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong quản lý hoạt động BDCM. Kiểm tra nhằm tác động vào trách nhiệm, quyền hạn, hành vi của giáo viên trong q trình thực hiện cơng tác BDCM. Kiểm tra, đánh giá giúp ngăn ngừa những sai sót vì có thể phát hiện những nguy cơ sai sót. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Kiểm tra khéo léo thì bao nhiêu

khuyết điểm sẽ lòi ra hết, lần sau khuyết điểm sẽ bớt đi”.

Đánh giá kết quả BDCM giáo viên nhằm xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở thời điểm đánh giá các yêu cầu theo kế hoạch. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị cho giáo viên được đánh giá và các cấp quản lý giáo dục nhằm không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp đồng thời khắc phục những yếu kém và động viên các mặt mạnh mà giáo viên đã làm được.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Khi kiểm tra, đánh giá công tác BDGV phải thể hiện tính tồn diện, khách quan, đặc biệt đối với bồi dưỡng tại chỗ:

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình. Chương trình dạy học là văn bản pháp quy, là những quy định bắt buộc mọi giáo viên phải tuân theo. Kiểm tra, đánh giá xem giáo viên thực hiện như thế nào để từ đó có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà giáo viên đang mắc phải.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiến độ chương trình theo phân phối chương trình giảng dạy các mơn học. Kiểm tra, đánh giá để thấy được việc

thực hiện chương trình có đầy đủ, kịp thời, có bị cắt xén chương trình khơng. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn.

Kiểm tra, đánh giá việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên. Nội dung soạn bài cần đảm bảo các yêu cầu: Xác định đúng mục tiêu bài dạy; xác định đúng những cơng việc cần chuẩn bị của thầy và trị; xây dựng được các hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ dạy; xác định được phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 74)