Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 59)

1.1.1 .Trên thế giới

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở

2.3.2. Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

viên ở Trường TH Nam Hải

* Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng

Chất lượng bồi dưỡng cho GVTH chưa cao cịn có ngun nhân ở việc chỉ đạo sử dụng các phương pháp bồi dưỡng. Phương pháp là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng bồi dưỡng, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu. Do đó trong q trình bồi dưỡng phải hết sức coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡng có tác dụng quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, vì vậy nhà trường đã:

+ Định hướng lựa chọn PP bồi dưỡng hướng vào phát triển kĩ năng nghề cho GV.

+ Chú ý đến đặc điểm nhận thức, nhu cầu, hứng thú của GV.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng thì các cấp quản lý phải yêu cầu, hướng dẫn và giám sát giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giúp GV vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Song hiện nay, vấn đề này chưa được chú trọng. Chủ yếu cách thức bồi dưỡng được tiến hành như sau: nghe giảng lý thuyết là chính, sau đó viết thu hoạch. Việc tổ chức cho GV thực hành kĩ năng chưa nhiều. Phương pháp thảo luận theo nhóm rất phù hợp cho các lớp bồi dưỡng, nhưng chưa được chỉ đạo sử dụng nhiều. Do vậy, hiệu quả các chương trình bồi dưỡng chưa cao.

chủ động, tích cực, tự nguyện, sáng tạo của giáo viên và chưa đánh giá được hiệu quả bồi dưỡng. Việc tổ chức thảo luận mang tính chất tái hiện kiến thức là chủ yếu chứ chưa thực sự có sự cọ sát ý kiến, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề giáo viên còn thắc mắc cần được giải quyết. Giảng viên thường sử dụng PP thuyết trình là chủ yếu, cịn học viên ghi chép càng nhiều càng tốt, chưa đảm bảo cho học viên tự học là chính, do cách học thụ động như vậy nên học viên khơng có điều kiện nắm vững nội dung bồi dưỡng và trở nên lúng túng khi vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về các phương pháp bồi dưỡng đã được sử dụng và kết quả thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng

các phương pháp bồi dưỡng)

Thường xuyên: TX; Đôi khi: ĐK; Không bao giờ: KBG

STT Phƣơng pháp dạy học Mức độ TX (%) ĐK (%) KBG (%)

1 Giảng viên hướng dẫn GV nắm chắc kiến thức 80 20 0

2 Tăng cường hướng dẫn GV thảo luận những nội

dung cơ bản, cần thiết

40 50 10

3 Tăng thời lượng cho GV thực hành kĩ năng nghề 20 30 50

4 Tổ chức cho GV thuyết trình trước lớp, dạy học nêu

vấn đề, viết bài thu hoạch

30 50 20

5 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình 80 20 0

6 Giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong

bồi dưỡng

20 60 20

* Khảo sát về việc quản lý các phương pháp bồi dưỡng

Công tác quản lý phương pháp bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.4

Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của 50 CBQL, chuyên viên, GV về mức độ sử dụng các biện pháp quản lý phương pháp bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ %)

STT Nội dung Đánh giá Tốt (%) Khá (%) TB (%) 1 Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý công tác

bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hàng năm 50 40 10 2

Ngoài kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên

10 50 40

3 Ban giám hiệu tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng

chun mơn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV 30 50 20 4

Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu về công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên nhà trường

30 40 30

5

Nhà trường đã đáp ứng các điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV: Giảng viên, tài liệu, phòng học, trang thiết bị

50 30 20

6 Nhà trường có chính sách động viên, khuyến

khích giáo viên học bồi dưỡng chun mơn 20 40 40 Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp quản lý quan trọng có tác dụng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng lại chưa được sử dụng thường xuyên. Đó là các biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo các chuyên đề cho giáo viên, tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng chuyên môn giáo viên phù hợp nhu cầu của GV, có chính sách động viên, khuyến khích giáo viên học BDCM,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)