Bồi dưỡng chuyên môn GVTH đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 33 - 39)

1.1.1 .Trên thế giới

1.5. Yêu cầu đối với bồi dưỡng chuyên môn GVTH trong bối cảnh đổi mớ

1.5.1. Bồi dưỡng chuyên môn GVTH đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp

Đối với cấp TH, bồi dưỡng chun mơn là bồi dưỡng kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sư phạm năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng dạy học các môn học từ lớp một đến lớp 5 theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đối tượng học sinh, yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu hội nhập.

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [7] gồm ba lĩnh vực lớn: phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị; kiến thức và kỹ năng sư phạm của GV.Cụ thể gồm:

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1.5.2. Bồi dưỡng GVTH cách đánh giá học sinh theoThông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

* Yêu cầu GVTH nắm được ý nghĩa của lý do thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học: Trước đây, việc dùng điểm số để đánh giá thường xuyên đã gây không ít áp lực cho cả học sinh và phụ huynh. Giờ đây, quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét khơng chỉ nhằm vào kết quả mà cịn động viên, khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng của mình. Ngồi ra, trong q trình học cịn chú trọng đến việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau, cha mẹ học sinh cũng tham gia đánh giá. Với cách làm này sẽ góp phần làm tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục học sinh.

* Yêu cầu GVTH hiểu và thực hiện cách đánh giá học sinh tiểu học: - Không đánh giá bằng cách chấm điểm từng môn học hàng ngày, khơng đánh giá trên 2 tiêu chí học lực và hạnh kiểm nữa.

- Nội dung đánh giá mới:

+ Đánh giá thường xuyên: đánh giá dựa trên 3 nội dung sau:

Hoạt động học tập: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả

học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

Năng lực: đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học

sinh như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.

Phẩm chất: đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học

sinh như: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước

Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá bằng cách quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Ngồi ra, giáo viên chủ nhiệm cịn thu thập kết quả đánh giá của học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn và cha mẹ học sinh tham gia đánh giá.

+ Đánh giá định kỳ:

Đánh giá định kỳ kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng

theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ.

Phương pháp đánh giá: Ra đề bài kiểm tra định kỳ và cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

1.6. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên TH

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên TH là tập hợp các tác động của chủ thể quản lý nhằm xác định các mục tiêu, nội dung, phương

pháp bồi dưỡng, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất – tài chính cho hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên TH.

Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên TH bao gồm:

1.6.1. Quản lý việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên TH

1.6.1.1. Quản lý việc xác định mục tiêu bồi dưỡng

Để thực hiện việc quản lý mục tiêu bồi dưỡng hiệu trưởng phải thực hiện các hoạt động sau:

* Chỉ đạo việc xác định mục tiêu bồi dưỡng hướng đến đáp ứng yêu cầu đổi mới GD Tiểu học

- Thực hiện xác định mục tiêu bồi dưỡng dựa trên sự phân tích thực trạng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GVTH hiện hành; dựa trên Chuẩn nghề nghiệp GVTH và yêu cầu đổi mới GDTH, cụ thể là:

+ Nâng cao phẩm chất, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; chú trọng bồi dưỡng cho GVTH đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Thông qua bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên có một phương pháp, một thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng , hiệu quả giáo dục.

- Xác định các nguồn lực, các điều kiện đảm bảo cho thực hiện mục tiêu: cơ sở vật chất, trang thiết bị; đội ngũ giảng viên

- Yêu cầu việc xác định các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đã xác định phải dựa trên việc phân tích yêu cầu về GVTH trong bối cảnh hiện nay trong điều kiện nguồn lực cụ thể để bảo đảm tính khả thi.

* Tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng:

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho tổ bộ môn, cho từng GV trong việc triển khai thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

- Phân bổ các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. * Chỉ đạo thực hiện mục tiêu bồi dưỡng:

Việc hiện thực hóa mục tiêu bồi dưỡng được tiến hành từ tổ bộ mơn và cuối cùng hiệu trưởng có thể ra quyết định xác định mục tiêu bồi dưỡng.

* Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu bồi dưỡng: - Theo dõi, giám sát tiến trình cơng việc;

- Đánh giá tính sát thực của mục tiêu và các biện pháp đã xây dựng; - Phát hiện những lệch lạc, sai sót trong q trình hiện thực hóa; - Đề xuất các điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế.

1.6.1.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những chuẩn gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định nội dung bồi dưỡng.

Nội dung bồi dưỡng GVTH được phân định trên cơ sở chuẩn GVTH, trong đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:

- Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị (yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành luật pháp nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ chức năng của người GVTH; yêu nghề, thương yêu tôn trọng và đối xử cơng bằng với học sinh; có tinh thần trách nhiệm trong cơng tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần hợp tác; có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng để cập nhật và nâng cao kiến thức (có kiến thức khoa học cơ bản để dạy các mơn học trong chương trình TH; có kiến thức cơ bản về Tâm lý học sư phạm và trẻ em, Giáo dục học và phương pháp dạy học các bộ mơn ở TH; có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với kinh tế, văn hố, xã hội và giáo dục, có kiến thức phổ thơng về những

vấn đề xã hội như: môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thơng, quyền trẻ em, y tế học đường, phịng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội; có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của địa phương nơi trường đóng.

- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức, kĩ năng đánh giá học sinh,…). Cụ thể: biết lập kế hoạch bài học, tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bài học; biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội Thiếu niên; biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, … biết lập hồ sơ, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Cần chỉ ra hoạt động bồi dưỡng nhằm vào đối tượng nào, bồi dưỡng để người tham dự bồi dưỡng thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào. Để xác định nội dung bồi dưỡng, cần khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau: Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm; bồi dưỡng việc thực hiện và đảm bảo chương trình và sách giáo khoa mới; bồi dưỡng việc sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học.

1.6.1.3. Quản lý xác định hình thức bồi dưỡng

Đối với việc bồi dưỡng chun mơn hco GVTH, có thể vận dụng các hình thức như:

- Căn cứ vào số lượng GV tham gia học bồi dưỡng: Bồi dưỡng cá nhân (tự nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tập dạy,…), bồi dưỡng theo nhóm (Thảo luận một nội dung nào đó, dự giờ,…), tập trung nghe chuyên đề.

- Căn cứ vào địa bàn bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ (Qua sinh hoạt tổ chuyên môn, kèm cặp,…)

- Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chuyên đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường tiểu học nam hải quận hải an, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 33 - 39)