Biện pháp 1: Chia sẻ tầm nhìn và tạo động lực cho mọi thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông nguyễn du thanh oai thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 84 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý dạy họ cở trường THPT Nguyễn D u Thanh Oai,

3.2.1. Biện pháp 1: Chia sẻ tầm nhìn và tạo động lực cho mọi thành viên

nhà trường phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn

Mục tiêu biện pháp:

Tầm nhìn là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi

người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. Tạo ra tầm nhìn là cơng việc chính của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức. Ở đây, tầm nhìn về tương lai trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đạt chuẩn quốc gia là những gì cần được mơ tả bao gồm về chất lượng đội ngũ, vị thế nhà giáo, chất lượng giáo dục, đầu tư CSVC, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ,..

Nội dung, cách thực hiện:

Chia sẻ tầm nhìn: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi

dậy và truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn khơng được truyền đạt tới mọi người và khơng được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vơ nghĩa. Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người. Cụ thể trong nhà trường người hiệu trưởng phải vận dụng thật tinh tế, khoa học các cách thức, biện pháp để chia sẻ được tầm nhìn đó tới được mỗi GV, mỗi nhân viên và học sinh làm sao biến quá trình phải phấn đấu thành quá trình tự phấn đấu, tạo ra được sự hưng phấn cao của tổ chức để tiến tới tầm nhìn đó một cách tự giác.

Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lơi cuốn, hấp dẫn nhất. Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những

người đi theo mình. Khi thiếu động lực thì ngay cả cơng việc vơ cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật. Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ cịn là tạm thời. Và cơng việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người.

Tạo động lực làm việc: Động lực làm việc là động cơ có ý thức hay vơ

thức khơi gợi và hướng hành động vào việc đạt được mục tiêu mong đợi.

Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Để tạo được động lực cho ai đó làm việc gì phải làm cho người đó muốn làm việc chứ không phải bị buộc phải làm. Tạo động lực làm việc là dẫn dắt mọi người đạt mục tiêu đề ra với nỗ lực lớn nhất. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là khơi nguồn động cơ và xây dựng một hệ thống động viên hiệu quả để tạo động lực làm việc cho mọi người.

Các yếu tố tạo nên động lực làm việc của đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường rất đa dạng. Có thể là: Thành tích, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển, sự tự chủ, sự tôn trọng, nhận thức được ý nghĩa của công việc…

Điều kiện thực hiên

Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, người hiệu trưởng cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường. Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ để hiệu trưởng lựa chọn và thực hiện. - Làm phong phú công việc / mở rộng công việc để tránh nhàm chán trong công việc

- Tạo cơ hội cho giáo viên, nhân viên tham gia (trong q trình xác định mục tiêu, thực hiện cơng việc)

- Thăng chức / Thăng tiến - Giao trách nhiệm rõ ràng

- Khẳng định thành tích của mỗi nhóm, cá nhân(từ những thử thách) - Biểu dương / Khen thưởng kịp thời và đúng mức

- Hổ trợ / cải thiện môi trường làm việc, tạo môi trường làm việc hợp lý - Cập nhật thông tin cho cán bộ, viên chức

- Phân công công việc một cách công bằng

- Làm cho công việc trở nên vui nhộn hơn là sự căng thăng - Tránh sự đe dọa về sự ổn định trong công việc

- Nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụ

- Tiền thù lao xứng đáng và hợp lý…

3.2.2. Biện pháp 2: Tích hợp bồi dưỡng và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với các hoạt động thi đua khác

Hiện nay 100% giáo viên trong trường đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo (đại học và trên đại học) tuy nhiên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT (Thông

tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành ngày 10-12-2009) bên cạnh chuẩn về trình

độ đào tạo, giáo viên còn phải đạt được những yêu cầu liên quan tới kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Việc bồi dưỡng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay còn rất mới mẻ đối với nhiều trường phổ thông ở nước ta. Để đánh giá được giáo viên theo chuẩn và bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn thì cần gắn hoạt động đó với những hoạt động mà đi liền với danh dự, uy tín, chế độ thưởng phạt của mỗi giáo viên là các phong trào thi đua.

Mục tiêu biện pháp:

- Thông qua hoạt động thi đua và các hình thức khác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về giàu lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp gắn với bình xét thi đua, từ đó có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, cán

bộ công chức trong nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đủ năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục và dạy theo định hướng đổi mới giáo dục ở trường THPT.

- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ GV theo quy định của Luật Giáo dục và nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ Thạc sĩ theo chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo.

Nội dung, cách thực hiện biện pháp:

Đề nâng cao chất lượng dạy học thì cơng tác đánh giá giáo viên theo chuẩn, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên có vai trị rất quan trọng. Trong cơng tác lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng cần lưu ý 2 vấn đề cơ bản: Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ về số lượng, cơ cấu và chất lượng; Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên từ đó đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên:

+ Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong từng giai đoạn phát triển trong nhà trường.

+ Lập kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào kế hoạch số lớp hàng năm của đơn vị và sự thay đổi về nhân sự mà hiệu trưởng có kế hoạch xây dựng biên chế đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng: Theo thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT BGD&ĐT-BNV ngày 28/08/2006, quy định mỗi trường THPT có tỷ lệ 2,25 GV/lớp; có đủ biên chế làm cơng tác thư viện, thiết bị thí nghiệm, văn phịng ..., điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên, ...

- Xây dựng các tiêu chí thi đua tương thích với các tiêu chí đánh giá giáo viên theo chuẩn, tao động lực cho giáo viên vừa tham gia thi đua đồng thời là quá trình phấn đấu đạt chuẩn. Thơng qua kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên để phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ của giáo viên. Phân loại giáo viên chính xác để có biện pháp khắc phục:

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, các buổi thao giảng để giáo viên có điều kiện đánh giá lại chính mình và đối chiếu với đồng nghiệp để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tổ chức nghiên cứu quán triệt quy trình đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng cần triển khai đầy đủ hệ thống tiêu chuẩn xếp loại năng lực chuyên môn giáo viên, để việc xếp loại giáo viên đảm bảo tính trung thực và chính xác.

- Tổ chức các hoạt động thi đua theo chủ điểm, theo đợt trong đó có lựa chọn cụ thể các tiêu chí liên quan đến đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đảm bảo quá trình theo dõi thi đua, tổng kết thi đua phản ánh được kết quả đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trên cơ sở đánh giá giáo viên theo chuẩn. Hàng năm trong kế hoạch nhà trường cần xác định rõ nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên trên cơ sở đánh giá giá giáo viên theo chuẩn. Kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng CM cho giáo viên phải được triển khai và dựa vào kế hoạch này thành một nội dung chính trong kế hoạch của tổ CM và cá nhân các thành viên trong tổ.

- Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên viên về giảng dạy, nói chuyện chuyên đề. Để cộng tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, Hiệu trưởng phải tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ giáo viên về các mặt, từ đó xác định yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên.

- Hiệu trưởng phải tạo ra bầu khơng khí thi đua lành mạnh, tạo nên nề nếp giảng dạy nghiêm túc để giáo viên tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra. Chú trọng khâu tự đánh giá của giáo viên gắn với kết quả thi đua của mỗi cá nhân.

- Tổ chức chỉ đạo thống nhất các tổ chức chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhóm, nghiên cứu từng phần nội dung chương trình. Duy trì chế độ thăm lớp, dự giờ thao giảng, tham dự hội thi để thể hiện năng lực sư phạm và tay nghề của giáo viên. Qua đó thấy được những mặt yếu của giáo viên để cùng góp ý trao

đổi về nội dung kiên thức, PP giáo dục, năng lực quản lý, tổ chức, điều khiển một giờ dạy.

- Tổ chức phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, huy động sự sáng tạo, linh hoạt của giáo viên để đáp ứng với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của nhà trường, sử dụng các đồ dùng hiện có và đồ dùng tự làm trong việc cải tiến PP giáo dục.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề chuyên sâu về nội dung kiến thức, cải tiến phương pháp giáo dục của từng thể loại hoặc từng bài.

- Tổ chức các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện có chất lượng, bổ sung các thiết bị ĐDDH, sách tham khảo, sách nâng cao.

- Nghiên cứu kỹ nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, những yêu cầu về nội dung chương trình, về phương pháp giảng dạy, ... Từ đó xây dựng kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn, định ra nội dung kế hoạch và hình thức đánh giá giáo viên theo chuẩn trên cơ sở đó thơng báo những thơng tin cần thiết về các chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và kế hoạch của nhà trường để GV lựa chọn nội dung, thời điểm bồi dưỡng thích hợp đáp ứng với các chuẩn chưa đạt. Các tổ, nhóm chun mơn lựa chọn giáo viên đủ khả năng và điều kiện, đề nghị Ban giám hiệu cử người đi bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viện thực hiện được kế hoạch.

- Bồi dưỡng thông qua các hoạt động của các tổ chuyên môn. Chỉ đạo các tổ chuyên mơn lên kế hoạch dự giờ. Qua dự giờ có thể nắm bắt chính xác hoạt động giảng dạy của giáo viên để từ đó đánh giá, tạo điều kiện cho giáo viên học tập, trao đổi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp học.

- Chỉ đạo sát việc theo dõi thi đua lồng ghép với đánh giá giáo viên có phân loại đúng thì mới có biện pháp bồi dưỡng đúng những mặt còn yếu, khi đã phân loại cần chỉ rõ tiêu chuẩn, tiêu chí nào đã đạt, chưa đạt cần bồi dưỡng theo các mặt như: bổ sung kiến thức, kỷ năng sư phạm, PP giáo dục, công tác tổ chức lớp...

Điều kiện thực hiện

- Xây dựng tổ chun mơn, bồi dưỡng tổ trưởng, nhóm trưởng, đầu tư mũi nhọn, cốt cán làm nịng cốt cho nhóm, cho tổ, phát huy vai trị chủ động, tự quản, sáng tạo của tổ, nhóm chun mơn. Mặt khác đề cao thực hiện các qui định, nề nếp sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, chỉ đạo giáo viên phải lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Hỗ trợ về kinh phí như: Thưởng thi đua, lệ phí đào tạo, chi phí cho tài liệu học tập... theo khả năng tài chính và theo quy định của ngành.

- Động viên, khuyến khích và bố trí nhân sự hợp lý để giành thời gian cho các giáo viên có thời gian tập trung bồi dưỡng, học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông nguyễn du thanh oai thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)