Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông nguyễn du thanh oai thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 106)

của Hiệu trƣởng

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia.

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia: Những chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn gồm 30 người. Đó là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chun mơn và một số giáo viên thâm niên, có kinh nghiệm, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, để họ cho ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp quản lí.

Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lí kết quả nghiên cứu: Sau khi xây dựng xong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, tác giả gặp các chuyên gia để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả thu được như sau (tác giả quy ước tính điểm: Về tính cần thiết có Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết ứng với điểm là 3:2;1. Về tính khả thi cũng cho 3:2:1 lần lượt ứng với Rất khả thi, khả thi, không khả thi): X là điểm trung bình (bằng tổng điểm / tổng số phiếu)

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý dạy học. dạy học. BP 3 BP 4 BP 5 BP 1 BP 2 BP 6 Chất lƣợng dạy học

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí dạy học.đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

Số TT

Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng

Tính cần thiết Tính khả thi

Tổng

điểm X Thứ bậc Tổng điểm X Thứ bậc

1 Chia sẻ tầm nhìn và tạo động lực cho mọi thành viên trong nhà trường phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn

86 2,87 1 87 2,9 1

2 Tích hợp bồi dưỡng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với các hoạt động thi đua khác

77 2,57 6 76 2,53 6

3 Linh hoạt trong quản lý chương trình đối với từng đối tượng người học

83 2,77 3 84 2,8 3

4 Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt

81 2,7 4 81 2,7 4

5 Đặc biệt chú trọng tới nhóm học sinh yếu nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, và học sinh bỏ học

80 2,67 5 79 2,63 5

6 Tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc thân thiện

84 2,8 2 86 2,87 2

- Về tính cần thiết của các biện pháp: Tất cả các chuyên gia đều khẳng định tính cần thiết. Vậy là tính cấp thiết của biện pháp quản lí hoạt động dạy học của các hiệu trưởng được khẳng định. (Kết quả của bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đều đồng ý rất cần thiết được đánh giá X trong khoảng từ 2,57 đến 2,87)

- Về tính khả thi của các biện pháp: Đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên cịn một số ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện các nội dung kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên (đánh giá X = 2,57 và xếp thứ hạng thấp nhất 6/6 về tính khả thi). Qua nhiều năm công tác trước đây các chuyên gia cho rằng, việc điều chuyển công tác giảng dạy của giáo viên đều do Sở GD – ĐT quyết định, việc phân công giáo viên mới ra trường cũng do Sở GD – ĐT. Vì thế các trường không chủ động trong công tác tổ chức nhân sự. Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, việc tuyển viên

chức ngành giáo dục đã đưa quyền về các nhà trường. Tuy nhiên vẫn cịn mang nặng tính hình thức, nhà trường chưa thực sự phát huy hết quyền của cơ quan tuyển dụng. Mặt khác, công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn cịn gặp nhiều khó khăn bởi nếp nghĩ cũ, người đánh giá cũng như người được đánh giá chưa chủ động, sẵn sàng cho công việc này, tâm lý làm xuê xoa, làm lướt vẫn còn lớn.

Như vậy, trên cơ sở kế thừa các biện pháp mà hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức thực hiện, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, các biện pháp quản lí dạy học đáp ứng yêu cầu trường THPT đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng mà chúng tơi đã đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực từng bước khắc phục, bổ sung, hồn thiện, chuẩn hóa cơng tác quản lý dạy học hiện nay ở đơn vị.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua nghiên cứu lí luận về khoa học quản lí và khảo sát, phân tích kết quả khảo sát thực tế trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lí dạy học theo yêu cầu của trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Các biện pháp quản lí dạy học theo yêu cầu trường THPT đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, mà đề tài đưa ra trên cơ sở hiệu trưởng đã tổ chức thực hiện trước đó và mức độ, hiệu quả thực hiện. Các biện pháp quản lí nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ đạt được hiện nay và điều kiện, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức từng thời điểm của nhà trường mà hiệu trưởng có thể lựa chọn, vận dụng những biện pháp phù hợp cho cơng tác quản lí.

Các biện pháp đề xuất ở trên được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi. Vì vậy, các biện pháp quản lí hoạt động dạy học theo yêu cầu của trường THPT đạt chuẩn quốc gia mà tác giả đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với công việc từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đưa kết quả tiến dần đến chuẩn. Vấn đề còn lại là sự quyết tâm đổi mới, sự tổ chức chỉ đạo thực hiện quyết liệt của nhà quản lý, sự đồng sức đồng lòng của tất cả giáo viên nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý

luận về QL, QLGD, QL trường THPT, QLDH, QL trường THPT chuẩn QG và các vấn đề liên quan đến đổi mới QLGD, chương trình GD THPT. Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp QLDH của HT trong quá trình xây dựng trường chuẩn QG.

1.2. Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về GD

trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai chung và việc xây dựng nhà trường theo chuẩn nói riêng. Đồng thời, luận văn đã đánh giá thực trạng QL, QLDH của trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG, thấy được những khó khăn, thuận lợi những mặt đạt được cũng như hạn chế và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó.

Việc xây dựng trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đạt chuẩn QG hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng đội ngũ, chất lượng GD toàn diện, cơng tác xã hội hóa GD và đặc biệt là việc xây dựng CSVC trường THPT còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo các yêu cầu của trường chuẩn QG.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa có sự đầu tư một cách thỏa đáng và đúng mức của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của ngành GD&ĐT về việc xây dựng trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đạt chuẩn QG nên tiến trình cịn chậm. Có thể nói rằng, tiềm năng của trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai khơng phải là q hạn chế: trình độ về mọi mặt của đội ngũ CBQL, GV và NV, chất lượng giáo dục toàn diện đã đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản của trường chuẩn QG. Song, hiệu quả QL nhất là QLDH ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai theo chuẩn QG còn nhiều bất cập. Nếu được đầu tư, quan tâm một cách tích cực về mọi mặt của các cấp lãnh đaọ, các cấp QL, nếu quyết tâm đổi mới và thực hiện có hiệu quả các biện pháp QL nhất là QLDH thì có thể đẩy nhanh được tiến độ xây dựng trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đạt chuẩn QG.

1.3. Về việc đề xuất một số biện pháp QLDH ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia

Kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận với kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác QLDH của HT trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai luận văn đề xuất 6 biện pháp bao nhằm nâng cao hiệu quả QLDH của HT trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG trong bối cảnh thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các biện pháp đó là:

1. Chia sẻ tầm nhìn và tạo động lực cho mọi thành viên trong nhà trường phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn

2. Tích hợp bồi dưỡng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với các hoạt động thi đua khác

3. Linh hoạt trong quản lý chương trình đối với từng đối tượng người học 4. Xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt

5. Đặc biệt chú trọng tới nhóm học sinh yếu nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, và học sinh bỏ học

6. Tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường làm việc thân thiện

1.4. Về kết quả kiểm định nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLDH ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG

Kết quả kiểm định nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy các biện pháp QLDH ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG do luận văn đề xuất được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi. Các biện pháp có tính cần thiết do đáp ứng nhu cầu cần thiết phải đổi mới, hoàn thiện các biện pháp QLDH nhằm nâng cao hiệu quả QLDH của HT để góp phần xây dựng thành công trường chuẩn QG trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác, các biện pháp đề ra trong luận văn có tính khả thi cao vì khơng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, không yêu cầu đầu tư lớn về tài lực - vật lực mà chủ yếu dựa vào các yếu tố chủ quan, chỉ cần có sự đầu tư thời gian, cơng sức hợp lý và quan trọng hơn cả là phải có sự nhiệt huyết, quyết tâm cao của người

HT. Vì vậy khả năng vận dụng vào thực tế công tác QLDH ở trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG là thuận lợi.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Có cơ chế hỗ trợ cho đào tạo giáo viên để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo.

- Xây dựng cơ chế luân chuyển GV giữa các vùng để các trường THPT đều có GV giỏi làm nịng cốt nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG.

- Đổi mới về công tác cán bộ, đặc biệt chú ý công tác bồi dưỡng, quy hoạch CBQL các trường THPT trong lộ trình xây dựng trường chuẩn QG đến năm 2015.

- Quy định nề nếp dạy – học và trường THPT chuẩn QG thống nhất.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sâu sát thực tế các trường THPT, đặc biệt là các trường nằm trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn QG từ năm 2010 đến năm 2015; đơn đốc và chỉ ra những điểm cịn hạn chế trong công tác QLDH của HT trường THPT và chỉ đạo khắc phục kịp thời.

- Tạo điều kiện cho HT và CBQL, GV và NV các trường THPT đi tham quan các trường THPT đã đạt chuẩn QG trong nước để nghiên cứu, học tập và áp dụng vào điều kiện cụ thể của trường mình.

- Có biện pháp đánh giá chính xác chất lượng trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

2.2. Với trường THPT Nguyễn Du - Thanh Oai

- Hiệu trưởng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhất là QLDH. Tích cực học tập, nghiên cứu và mạnh dạn đổi mới áp dụng hệ thống các biện pháp QLDH, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBQL, GV và NV phục vụ sự nghiệp GD-ĐT của nhà trường, trong đó có việc xây dựng thành công trường chuẩn QG.

- HT cần phải nắm vững các tiêu chuẩn của trường THPT đạt chuẩn quốc gia để trong các năm học xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện với những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và hướng tới tiêu chuẩn công

nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Làm tốt công tác đánh giá và tự đánh giá HT, GV theo chuẩn HT, chuẩn nghề nghiệp. Tích cực, chủ động tham mưu trực tiếp với chính quyền địa phương và Sở GD&ĐT các vấn đề về xây dựng trường chuẩn QG để tìm ra giải pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

- GV cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG và yêu cầu đổi mới GD THPT, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aunapu F.FL (1994), Quản lý là gì?. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội

2. Nguyễn Thị Ân (1997), Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục, GD-ĐT 11/1997

3. Đặng Quốc Bảo; Một số khái niệm về quản lý giáo dục; NXB Hà Nội

1997.

4. Đặng Quốc Bảo; Một số khái niệm về quản lý; NXB Hà Nội 1997

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) - Thông tư ban hành Quy chế công nhận

trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường

trung học cơ sở, phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/3/20111

7. Chính Phủ nƣớc Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chiến lược phát

triển giáo dục 2011 – 2020

8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ XI, 2011

9. Nguyễn Văn Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) - Tập bài giảng đại cương về quản lý - Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mỹ Lộc (1997), Cơ sở khoa học về quản lý giáo dục. NXB, Hà Nội

11. Hoàng Chủng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục. NXB Giáo dục.

12. Nguyễn Thị Doan (1996), Học thuyết quản lý. NXB chính trị quốc gia, Hà

Nội.

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khao học quản lý . NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

14. Trần Khánh Đức (2005) - Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân

lực theo ISO và TQM - NXB Giáo dục - Hà Nội.

16. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỉ 21 (Việt Nam và thế giới). NXBGD, Hà Nội.

17. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007) – Giáo dục Việt

Nam dổi mới phát triển và hiện đại hóa. NXBGD, Hà Nội.

18. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1999), Giáo dục học (tập 2). NXB Giáo dục.

19. Hà Sĩ Hồ; Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2 và 3); NXB Giáo

dục Hà Nội 1985.

20. Hà Sĩ Hồ; Cần thực sự coi trọng việc đào tạo cán bộ quản lý giáo dục;

Ngiên cứu giáo dục số 5/1997.

21. Khuđômisnki (1983), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn Huyện.

Trường Cán bộ quản lý Trung Ương, Hà Hội.

22. M.I.Kônzacôv (1994), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý. Trường Cán

bộ quản lý GD-ĐT Trung Ương 1 và Viện khoa học giáo dục.

23. Nguyễn Kỳ; Phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học ở trường trung học phổ thông nguyễn du thanh oai thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)