3.2. Các biện pháp quản lý dạy họ cở trường THPT Nguyễn D u Thanh Oai,
3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán
Mục tiêu
Như đã phân tích thực trạng ở chương 2, chất lượng đội ngũ giáo viên của trường không đồng đều đây là một trong những nguyên nhân hạn chế của chất lượng hai mặt giáo dục. Hiệu trưởng và đội ngũ lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tạo ra đội ngũ giáo viên nòng cốt đủ sức lan tỏa tạo động lực cho sự phát triển của nhà trường.
Nội dung, cách thực hiện
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đề ra các tiêu chuẩn, điều kiện khi tuyển chọn giáo viên. Hồ sơ: Có đủ hồ sơ theo quy định. Năng lực chuyên môn: Thi dạy, tình huống sư phạm và hiểu biết về giáo dục: đạt điểm giỏi
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán: Thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp trường. Trong kế hoạch phải cụ thể, chi tiết: Xác định rõ thời gian bồi dưỡng giáo viên cốt cán, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng. Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất. Dự kiến giảng viên. - Phải có được đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cốt cán. Phải có kinh phí thực hiện việc điều tra cơ bản và chi tiết cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của trường
+ Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội. Bồi dưỡng về kiến thức các môn học trung học. Bồi dưỡng cách viết các bài phân tích, tổng hợp, có liên hệ thực tiễn. Bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Bồi dưỡng cách soạn và dạy bằng giáo án điện tử, khai thác thông tin trên mạng. Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục
+ Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng theo các chuyên đề, Tự bồi dưỡng: Tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm:
+ Phương pháp bồi dưỡng giáo viên cốt cán: Bồi dưỡng tập trung theo hướng tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ để mọi học viên được tham gia tích cực vào nội dung lớp học và được vận dụng tại chỗ. Khuyến khích giáo viên cốt cán đề xuất những thắc mắc và yêu cầu cần bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng cần dành nhiều thời gian cho việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và thực hành đổi mới phương pháp dạy học.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của trường có chất lượng theo các tiêu chuẩn: Có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ bộ mơn, có hiểu biết và khả năng hướng dẫn giáo viên dạy theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Có kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên, nhiệt tình, có tinh thần cộng tác với đồng nghiệp, khơng sợ khó khăn. Có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động bồi dưỡng giáo viên.
- Tăng cường điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán ở trường trung học, lựa chọn giảng viên và các giáo viên tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán
+ Về tài liệu bồi dưỡng: Các loại tài liệu bồi dưỡng cần phát cho giáo viên tự nghiên cứu trước khi bồi dưỡng.
+ Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học: Chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ bồi dưỡng giáo viên cốt cán như các loại máy chiếu băng đĩa hình, phần mềm dạy học; hệ thống băng đĩa hình bồi dưỡng các bài giảng mẫu có nội dung đa dạng và thiết thực.
+ Về kinh phí: Cần dự trù kinh phí phục vụ bồi dưỡng giáo viên cốt cán, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện chế độ đối với cán bộ, giáo viên cốt cán là nịng cốt chun mơn, chế độ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng...
- Động viên, tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán sau khi bồi dưỡng. Tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh tế cho giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng. Tuyên dương khen thưởng những giáo viên có thành tích trong tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Tổ chức thường xuyên dự giờ, tăng cường hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, thành lập các câu lạc bộ giáo viên cốt cán. Thông qua dự giờ các giáo viên tham
gia các lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán để kiểm nghiệm tính hiệu quả sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, lựa chọn những giáo viên cốt cán.
- Kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng của giáo viên cốt cán, biểu dương kịp thời người có thành tích, chấn chỉnh yếu kém Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng của giáo viên cốt cán nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo hướng tích cực nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ tay nghề, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên cốt cán, đồng thời đánh giá hiệu quả chất lượng bồi dưỡng. Kiểm tra, đánh giá cịn nhằm động viên, khuyến khích sự năng động, tích cực, nhạy bén của đội ngũ giáo viên cốt cán, kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ chức bồi dưỡng và tác dụng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán đến đâu.
- Xây dựng quy định GVCC, coi việc trở thành GVCC là một trong các điều kiện để xét các danh hiệu thi đua hàng năm
Điều kiện thực hiện
- Xây dựng, cơ chế, chính sách cụ thể đối với việc đào tạo, sử dụng, đãi ngộ GVCC - Quan tâm đến nguồn lực tài chính đầu tư cho đội ngũ GVCC, tạo điều kiện về môi trường làm việc cho GVCC phát huy hiệu quả