Các yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trung tâm dạy nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 27 - 31)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên

1.5.1. Khách quan

1.5.1.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước:

- Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định GV dạy nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi ở mức 35% lương theo ngạch, bậc (Điều 2), được sửa đổi tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005.

- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với GV trong đó có ĐNGV dạy nghề.

- Nghị định 49/2010 NĐ-CP của Chính Phủ về chế độ học phí 2011-2015, trong đó qui định chế độ ưu đãi, miễn, giảm học phí cho học sinh học nghề trình độ trung cấp.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đội ngũ GVDN đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì chính sách hiện hành đối với GVDN cịn những hạn chế sau:

- Các chính sách chưa đủ mạnh để tạo động lực khuyến khích người dạy, người học nhằm làm thay đổi căn bản tình hình. Chính sách tiền lương và đãi ngộ cho GV trong hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật chưa đạt được yêu cầu. Trên thực tế, thang bậc lương cho GVDN khơng có mảng riêng mà đang sử dụng thang, bậc lương chung với ĐNGV đang giảng dạy tại các trường THPT; THCS.

- Chưa có chính sách thu hút được những GV giỏi, đặc biệt là GV đầu ngành.

- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, NCKH chưa tạo động lực để GVDN khơng ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Xuất phát từ u cầu thực tế, ngành dạy nghề cần ĐNGV có kiến thức, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt, nhưng các chính sách đãi ngộ cho ĐNGV chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để GV yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp dạy nghề, việc duy trì và phát triển ĐNGV đủ về số lượng và chất lượng giai đoạn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.

1.5.1.2. Thực tiễn phát triển KT-XH và KH-CN

Mục tiêu cơ bản và lâu dài của GD-ĐT nước ta là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài", trong đó đào tạo nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH và đẩy mạnh CNH-HĐH, từng bước xây dựng nền kinh tế trí thức.

Sự phát triển của KT-XH trong điều kiện chuyển động và thay đổi nhanh của tiến bộ KH-KT, đặc biệt là sự xuất hiện của các công nghệ cao, công nghệ mới tác động một cách mạnh mẽ và tạo nên áp lực đổi mới nhanh chóng các hoạt động, các quy trình cơng nghệ của sản xuất, dịch vụ đã đặt ra yêu cầu thích ứng nhanh của lao động kỹ thuật, điều đó cũng có nghĩa là hệ thống dạy nghề phải có chuyển biến để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Công tác quản lý phát triển đội ngũ GV dạy nghề nói chung và sự phát triển ĐNGV trung cấp nghề nói riêng cũng phải chịu trác động.

Hiện nay, quản lý GD-ĐT và dạy nghề ở nước ta đang trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cần phải quan tâm đến vấn đề thị trường lao động.

Sự phát triển của thị trường lao động có vai trị quyết định tới nội dung, mục tiêu đào tạo của hệ thống dạy nghề, đồng thời cịn tác ddoonhj tới cả quy mơ, hình thức đào tạo. Các CSDN phát triển với quy mô nào, ngành nghề nào,

trình độ nào là chính do thị trường lao động yêu cầu.

1.5.2. Chủ quan

Với quy mơ đào tạo cịn nhỏ hẹp và cịn thiếu các điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo nghề nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ GV mới chỉ dừng lại ở những

phương pháp cụ thể cho từng bài học, chỉ mới hướng vào hoạt động của GV mà chưa quan tâm tới hoạt động của người học: Dạy chay, học chay cịn là tình trạng khá phổ biến. Ngân sách đầu tư cho giáo dục đã nâng lên song còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tiễn của giáo dục nghề nghiệp .

Năng lực đội ngũ còn hạn chế chưa tiếp cận được với những thay đổi của khoa học - công nghệ, sự đói về tri thức thực hành cơng nghệ là chủ yếu dẫn tới khả năng khai thác phương tiện kỹ thuật - cơng nghệ vào q trình đào tạo nghề còn hạn chế. Đội ngũ vừa thiếu vừa yếu về năng lực sư phạm dạy nghề lại ít được bồi dưỡng bổ sung kiến thức và công nghệ mới… Nên chưa thể trở thành động lực phát triển đào tạo nghề.

Nội dung đào tạo chậm đổi mới chưa phù hợp với thực tế sản xuất và xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật - công nghệ, phần lớn GV dạy cái mình đang có chưa dạy được cái người học cần, xã hội đòi hỏi.

Muốn quản lý đội ngũ giáo viên, không thể tách dời yếu tố cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học vừa là công cụ, phương tiện cho việc giảng dạy, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy, góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là cầu nối giữa giáo viên và sinh viên, làm cho hai nhân tố này tác động tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại là điều kiện để người giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Kết luận Chƣơng 1

Qua nghiên cứu lý luận chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên trong các trung tâm dạy nghề có vai trị vơ cùng quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của tổ chức. Vì thế việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, của ngành giáo dục cũng như nhu cầu thực tiễn của trung tâm Dạy nghề huyện Đơng Hưng, Thái Bình trong tiến trình nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín của trung tâm.

2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên đã làm bộc lộ rõ bản chất một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm quản lý; khái niệm đội ngũ giáo viên... Đồng thời chúng tơi tìm hiểu nghiên cứu nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, vị trí vai trị của đội ngũ giáo viên trong trung tâm và những yếu tố tác động đến quản lý đội ngũ giáo viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp Quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN ĐƠNG HƢNG, TỈNH THÁI BÌNH

2.1. Khái quát về Trung tâm Dạy nghề huyện Đơng Hƣng, Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên trung tâm dạy nghề huyện đông hưng, tỉnh thái bình trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)