CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
3.2. Những nguyên tắc đề xuất cácbiện pháp
3.2.4. Đảm bảo sự đáp ứng với xu thế phát triển của công tác dạy nghề và xu thế
thế phát triển của kinh tế - xã hội
Biện pháp đề ra phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm văn hoá, truyền thống và điều kiện của nhà trường, đặc biệt các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên hiện tại nhanh chóng đạt được yêu cầu mong đợi đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội.
Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các vần đề do lịch sử để giải quyết các mâu thuẫn và cải tạo thực tiễn diễn ra trong nhà trường.
Các biện pháp đưa ra trên cơ sở có xem xét, kế thừa những kết quả đạt được của công tác phát triển đội ngũ giáo viên những năm qua.
Mặt khác, quá trình chọn lựa các biện pháp phải được cân nhắc đến tính vừa sức với các điều kiện nguồn lực hiện có, để đạt hiệu quả tối ưu nhất, với chi phí hợp lý nhất. Các yếu tố xã hội, mội trường, cơ chế hoạt động đang chi phối cũng được tính đến để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phát triển ĐNGV của trường Trung tâm phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mang tính kế thừa, tính vừa sức. Đảm bảo đáp ứng được với xu thế phát triển của công tác dạy nghề và xu thế phát triển của kinh tế - xã hội với các nguồn lực đã có để đạt được hiệu quả tối ưu với chi phí hợp lý nhất.
3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Trung tâm Dạy nghề huyện Đơng Hƣng, Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
3.3.1.biện pháp 1: Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý
3.3.1.1. Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước .
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý theo hướng cập nhật, hiện đại hoá, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới Giáo dục.
3.3.1.2. Nội dung.
Tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tư cách, tác phong nhà giáo qua những nội dung cụ thể như sau:
- Một số vấn đề của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối chính sách của Nhà nước và của ngành; nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục - đào tạo năm học mới; tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở địa phương, ở trong nước và quốc tế.
- Thường xuyên cập nhật các vấn đề mới về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
3.3.1.3. Phương hướng thực hiện
- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho
giáo viên. Tổ chức học tập, nghe phổ biến về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp đến tồn thể đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của từng đảng viên là các nhà giáo, các cán bộ cơng chức của trung tâm. Có như vậy, từng thành viên trong trung tâm sẽ nâng cao trách nhiệm cá nhân, giữ gìn phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, lối sống và chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đó họ sẽ nỗ lực phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thiết thực để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, củng cố và nêu cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và hoạt động của các đồn thể trong trung tâm, góp phần củng cố sự đoàn kết trong cơ sở Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua trong đội ngũ giáo viên, đặc biệt là thực hiện cuộc vận động của Cơng đồn Giáo dục Việt nam với khẩu hiệu "kỷ
cương-tình thương-trách nhiệm", kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực xảy ra trong trung tâm, phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, giáo viên có hành vi tiêu cực.
- Thực hiện các chương trình tập huấn về đào tạo theo tín chỉ, bồi dưỡng giáo viên hàng năm. Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm 3/2, ngày 8/3, ngày 26/3, ngày 20/11... cho toàn thể giáo viên, cán bộ và học viên trong trung tâm với nội dung và hình thức giáo dục phong phú. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, nhân cách nhà giáo.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện.
- Cấp uỷ và Ban giám đốc trung tâm phải thường xuyên quan tâm đến công tác này, đồng thời phải tạo điều kiện về thời gian, về tài liệu và kinh phí để tổ chức các lớp học chính trị và các hoạt động khác như: báo cáo thời sự, hội thảo theo chuyên đề, thi tìm hiểu về Đảng, về pháp luật, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Mỗi giáo viên và cán bộ phải có ý thức tự giác tích cực rèn luyện về phẩm chất đạo đức, về lối sống, tác phong, về chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và giáo viên là Đảng viên phải thực sự gương mẫu về mọi mặt.
- Cấp uỷ và chi bộ trong trung tâm phải tích cực và thực hiện tốt cơng tác giáo dục, bồi dưỡng quần chúng và phát triển Đảng viên, đặc biệt phải quan tâm đến lực lượng giáo viên trẻ. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức cơng đồn trung tâm cần làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và khuyến khích họ thực hiện tốt các phong trào thi đua trong trung tâm, đồng thời lựa chọn, giới thiệu những đoàn viên ưu tú cho Đảng.