Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 30)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

Trong các nhóm ngành lớn này lại có sự phân chia thành những ngành nhỏ như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến…

Sự CDCCKT đã kéo theo sự chuyển dịch về CCLĐ giữa các nhóm ngành. Trong giai đoạn 2009-2013 cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo CDCCLĐ theo ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch LĐ giữa các nhóm ngành nơng – lâm – thủy sản, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. hướng CNH, HĐH; cụ thể là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất huyện Quảng Trạch giai đoạn 2009-2013

(Theo giá so sánh năm 2010)

ĐVT: Triệu đồng Giá trị sản xuất 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng giá trị sản xuất 3.627028 4.079.565 4.591557 5.070.308 5.634.930 Nông-lâm-ngư nghiệp 1.095.392 1.176.440 1.208.504 1.326.317 1.461.362 Công nghiệp-xây dựng 1.599.560 1.817.492 2.072.603 2.182.196 2.360.448 Thương mại-dich vụ 932.076 1.103.633 1.310.450 1.561.795 1.813.120

(Nguồn niên giám thống kê và số liệu từ phịng kinh tế huyện Quảng Trạch)

Trong nhóm ngành nơng- lâm-ngư nghiệp vào năm 2009, giá trị sản xuất của ngành đạt 1.095.392 triệu đồng chiếm 30,20% so với tổng giá trị sản xuất của 3 ngành. Năm 2013, các chỉ tiêu tương ứng là 1.461.362 chiếm 25,93%. Như vậy, xét về cơ cấu của 3 ngành cho thấy giá trị sản xuất của ngành nông- lâm- ngư nghiệp vẫn tăng

nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất tương ứng lại giảm 4,27% so với năm 2005.

Bảng 2.2 cơ cấu giá trị sản xuất huyện Quảng Trạch từ năm 2009-2013

(Theo giá so sánh năm 2010)

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cơ cấu giá trị sản xuất

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng giá trị sản xuất 100 100 100 100 100

Nông-lâm-ngư nghiệp 30,20 28,71 27,89 26,16 25,93

Công nghiệp xây dựng 41,10 44,35 45,14 43,04 41,89

Thương mai-dịch vụ 28,70 26,94 26,97 30,80 32,18

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch và số liệu từ phòng kinh tế huyện Quảng Trạch)

Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 41,10% năm 2009 lên 41,89% năm 2013, đòng thời tỷ trọng thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 28,70% năm 2009 lên 32,18% vào năm 2013.

Từ số liệu bảng 2.2 ta khẳng định rằng cơ cấu kinh tế huyện Quảng Trạch trong giai đoạn 2009-2013 đã chuyển dịch theo hướng CNH-HDH. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dich vụ tăng cả về tuyệt đối và tương đối , trong khi đó giá trị sản xuất nhóm ngành nơng-lâm-ngư nghiệp tăng lên về tuyệt đối nhưng giảm về tương đối. Tốc độ CDCCKT của huyện trong thời gian qua diễn ra khá nhanh, đặc biệt đối với ngành thương mại-dịch vụ tăng nhanh hơn so với ngành cơng nghiệp-xây dựng. Có được điều đó là nhờ huyện đã kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp nhằm CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.

Biểu đồ 2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở huyện Quảng Trạch giai đoạn 2009-2013

Bảng 2.3 cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế huyện Quảng Trạch thời kỳ 2009-2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số Lượng (Người Tỷ Lệ (%) Số Lượng (Người) Tỷ Lệ (%) Số Lượng (Người) Tỷ Lệ (%) Số Lượng (Người) Tỷ Lệ (%) Số Lượng (Người) Tỷ Lệ (%) Tổng số 101.099 100 110.365 100 110.905 100 115.021 100 122.559 100 Nông-lâm-ngư nghiệp 67.069 66,33 66.897 60,61 66.382 59,85 66.473 57,79 66.946 54,62 Công nghiệp-xây dựng 18.468 18,26 19.356 17,53 19.972 18,01 23.423 20,36 24.036 19,61 Thương mại-dịch vụ 15.562 15,41 24.112 21,86 24.551 22,14 25.125 21,85 31.577 25.57

CCLĐ của huyện có những nét khác bệt so với CCKT do đặc điểm về nhu cầu lao động và năng suất lao động của các ngành khác nhau. Tổng số lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp lớn hơn nhiều so với đóng góp về giá trị sản xuất của ngành trong nền kinh tế của huyện. Đối với nhóm ngành cơng nghiệp-xây dựng và dịch vụ thì CCLĐ chiếm tỷ trọng hấp hơn giá trị sản xuất hai nhóm ngành này mang lại.

Biểu đồ 2.2 Lao động huyện Quảng Trạch giai đoạn 2009-2013

Từ bảng số liệu 2.3 ta thấy

Năm 2009, huyện Quảng Trạch có 67.096 lao động trong nhóm ngành nơng-lâm- ngư nghiệp, chiếm 66,33% tổng số lao động trên toàn huyện. Đến năm 2013 chỉ tiêu tương ứng là 66.946 người chiếm 54,62%. Như vậy về cơ cấu,nếu xét về riêng trong ngành nơng-lâm-ngư nghiệp thì tốc độ giảm tỷ trọng LĐ năm 2013 so với năm 2009 là 11,69%.

Trong nhóm ngành công nghiệp-xây dựng năm 2009 có 18.468 LĐ chiếm 18.26% trong tổng số LĐ trên toàn huyện và đến năm 2013 thì số lượng này là 24,036 người chiếm 19,61%.Trong khu vực thương mại-dịch vụ có sự dịch chuyển CCLĐ rỏ nét. Năm 2009 số LĐ trong ngành thương mại-dịch vụ là 15.562 người chiếm15,41% nhưng đến năm 2013 thì các chỉ tiêu tương ứng là 31.577 người chiếm 25,57% .

Biểu đồ 2.3 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009-2013.

Qua sự phân tích trên ta có thể thấy được CCLĐ theo ngành trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu hướng chung: song sự chuyển dịch này vẫn còn chưa nhanh , số lượng LĐ trong nhóm ngành nơng – lâm – ngư nghiệp vẫn còn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số LĐ tồn huyện. Trong khi đó, LĐ hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ vẫn còn thấp. Như vậy, CCLĐ theo ngành của huyện Quảng Trạch về cơ bản vẫn là LĐ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w