Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 40)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng kinh tế

Quảng Trạch là một huyện lớn thuộc phía bắc tỉnh Quảng Bình. Với một thị trấn và 33 xã. Huyện đồng bằng nhưng Quảng Trạch vẫn có cả rừng và biển, nhiều nơi rừng chạy sát bờ biển. Vùng đồng bằng tuy nhỏ nhưng có các hệ thống giao thơng, sơng ngịi đảm bảo thuận tiện cho q trình phát triển kinh tế. Huyện có hai con sơng chính đó là Sơng Gianh và Sơng Rn, đồng thời có một hệ thống suối nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các đập hồ thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, ổn định môi trường trong lành. Với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gị đồi, đồng bằng dun hải và biển có thể phân chia huyện Quảng Trạch thành 3 vùng sinh thái:

- Vùng đồi núi: Bao gồm các xã Quảng Hợp, Quảng Kim, Quảng Đông, Quảng Châu, Quảng Thạch, Quảng Lưu, Quảng Liên, Quảng Sơn. Với tổng diện tích tự nhiên 37.730ha chiếm 61,46% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện.

- Vùng đồng bằng bao gồm thị trấn Ba Đồn và các xã Quảng Tiến, Cảnh Hóa, Quảng Trường, Quảng Phương, Quảng Long, Phù Hóa, Quảng Tiên, Quảng Thanh, Quảng Trung, Quảng Phong, Qủng Thuận, Quảng Tân, Quảng Hải, Quảng Lọc, Quảng Thủy, Quảng Văn, Quảng Hịa, Quảng Minh. Tổng diện tích đất tự nhiên tồn vùng là 17112ha chiếm 27,87% tổng diện tích tồn huyện.

- Vùng ven biển bao gồm các xã Quảng Phú, Quảng Tùng, Cảnh Dương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Thọ, Quảng Phúc. Với tổng diện tích tự nhiên là 6.546ha chiếm 10,66% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Bảng 2.9 phân lao động huyện Quảng Trạch theo vùng năm 2013 Chỉ tiêu Số lượng (lao động) Tỉ lệ (%)

Vùng đồi núi 24.623 21,06

Vùng đồng bằng 58.548 50,07

Vùng ven biển 33.763 28,87

Tổng số 116.934 100

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu phòng LĐ-TBXH huyện Quảng Trạch

Qua bảng 2.10 ta thấy sự phân bố lao động trên địa bàn huyện Quảng Trạch là khá đồng đều, nhất là giữa khu vực miền núi và ven biển khơng có sự chênh lệch lớn. năm

2013 lao động vùng đồng bằng có 58.548 người, chiếm 50,07%, miền núi có 24.623 chiếm 21,06% lao động tồn huyện, vùng ven biển có 33.763 LĐ chiếm 28,87%.

Vùng đồi núi của huyện có 24.623 LĐ, chiếm 21,06%. Với khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển kinh tế rừng và kinh tế trang trại. Các mơ hình kinh tế nơng- lâm kết hợp, trồng rừng và chăn ni gia súc phát triển mạnh do đó thu hút lượng lao động lớn. Hiện nay Quảng Trạch có tổng diện tích rừng khoảng 8.500 ha với trữ lượng khoảng 648.000 m3 gỗ, trong đó có khoảng 3.000 ha rừng tái sinh hơn 10 năm, có những khu rừng tái sinh như ở Quảng Lưu đã tạo được một khu rừng tái sinh rộng lớn, có thảm thực vật phong phú, nhiều động vật hoang dã được bảo tồn đang tái sinh nhanh chóng. Tồn huyện có hơn 4.000 ha thơng nhựa đang được giữ gìn, bảo quản và thu hoạch mổi năm có trên 750 tấn nhựa thông. Đặc biệt các vùng rừng đầu nguồn của các hồ đập thuỷ lợi được bảo vệ an toàn và nghiêm ngặt. Từ đó có chiều hướng tạo ra nhiều cảnh quan, mở ra các chương trình du lịch sinh thái phong phú, đầy triển vọng trong tương lai. Nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của huyện cùng với việc vận động quần chúng nhân dân nên nhiều cá nhân, tâp thể đã hăng hái nhận đất trồng rừng, làm trang trại góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho một số lao động nông thôn.

Vùng đồng bằng là nơi tập trung một lượng lao động lớn làm việc chủ yếu trong hai lĩnh vực là công nghiệp- xây dựng và làm nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước và cây ngắn ngày. Đa số lao động tập trung ở vùng đồng bằng vì vùng này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, tại vùng này cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển nhiều . Quảng Trạch hiện có hai lĩnh vực ngành nghề chủ yếu: Về nghề truyền thống có: nghề mộc, rèn, đan tre, đan mây, làm nón, và phát triển thêm các nghề mới như: sản xuất vật liệu xây dựng (nấu thép, làm đinh), làm tre đan xuất khẩu… Với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã thu hút số lượng lao động khá lớn của huyện, từ đó tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân.

Vùng ven biền của huyện có 33.763 LĐ chiếm 28,87% lao động toàn huyện. LĐ chủ yếu tâp trung trong lĩnh vực đanh bắt và ni trồng thủy sản. Huyện có chiều dài bờ biển khoảng 35 km với môi trường sạch đẹp dọc theo các xã Quảng Đông, Cảnh Dương, Quảng Phú, Quảng Xuân, Huyện có bãi biển Quảng Phú đẹp nổi tiếng. Biển

xã Cảnh Dương dồi dào tôm cá theo nghề ngư nghiệp đã hàng trăm năm. Xã Quảng Đơng là nơi có khu du lịch sinh thái Vũng Chùa, Đảo Yến. Bên cạnh đó cịn là một khu phát triển Công nghiệp hiện đại, giao thông đường bộ, đường thủy tiện lợi với Cảng La đang được xây dựng.

Tóm lại, huyện Quảng Trạch cơ bản đã chia thành ba vùng sinh thái: vùng đồng

bằng, đồi núi và ven biển. Mỗi vùng có một lợi thế riêng và thu hút số lượng lao động nhất định.Vì thế, cần phải có một CCKT hợp lý để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quá trình CDCCLĐ một cách hợp lý, phù hợp với CCKT.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 38 - 40)