Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.1 Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nông dân
Sự phát triển của khóa học kỹ thuật cơng nghệ tạo điều kiện ứng dụng thiết bị máy móc ngày càng hiện đại vào sản xuất làm cho năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không ngừng gia tăng. Bên cạnh đó, nó địi hỏi sự thích ứng ngày càng cao của con người trong việc vận hành, sử dụng những máy móc thiết bị cơng nghệ đó. Chất lượng LĐ ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện để người LĐ từng bước thích nghi tiến tới làm chủ về kỹ thuật, tạo điều kiện nâng cao hiệu suất công việc. Mặt khác, việc CDCCLĐ đúng hướng chuyển một lực lượng lớn LĐ nơng nghiệp nơng thơn, trình độ thấp sang phục vụ ở những ngành cơng nghiệp, dịch vụ địi hỏi trình độ cao hơn làm cho nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng LĐ trở nên bức thiết.
Nếu so sánh giũa nghề nông và nghề khác, dù chỉ là những nghề đơn giản thì rõ ràng, thu nhập của lao động có tay nghề cao hơn đáng kể. Vì vậy, người nơng dân ln mong muốn được đào tạo nghề để CDCCLĐ. “Cầu” luôn lớn hơn “cung” – khả năng cung ứng các lớp đào tạo nghề chưa kịp. Bên cạnh đó, nghề học cũng khơng đúng quy chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đây là tình hình chung nguồn LĐ ở hầu hết các địa phương trong cả nước những năm gần đây.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Phú Ninh cần tập trung vào các giải pháp sau:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường: thực hiện đề án sắp xếp quy mô hệ thống các trường trong huyện theo hướng vừa đảm bảo nâng cao chất lượng, vừa phù hợp với thực tế của địa phương. Giữ vững phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, tiến tới phổ cập trung học phổ thông nhằm tạo tiền đề tạo nguồn để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển mạng lưới các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Có chính sách khuyến khích việc kết hợp hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kiến thức về công nghệ phù hợp, thực hiện đào tạo nghề ngay tại địa phương, đặc biệt là mở các lớp cơ động tại từng đơn vị xã, thị trấn, hình thức đào tạo ngắn hạn, vừa học vừa làm.
+ Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Phải định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu cho học sinh phổ thông trung học: nếu bản thân xét thấy không đủ khả năng học đại học thì có thể cho đi học nghề phù hợp hoặc các trường trung cấp, cao đẳng liên thông. Đồng thời phải làm thay đổi tư duy cách nghĩ của toàn xã hội về sự nhất thiết phải học đại học và tầm quan trọng của việc học nghề.
+ Xây dựng chương trình liên tịch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm với các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường dạy nghề của tỉnh để phối hợp mở các lớp đào tạo nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, sữa chữa xe máy, may công nghiệp, may dân dụng…Hằng năm thơng qua chương trình này mở 5 -7 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho khoảng 200 – 500 LĐ nông thôn để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.
+ Khuyến khích các hộ gia đình, các cá nhân trong làng, xã có kinh nghiệm tổ chức và phát triển sản xuất giỏi, biết làm giàu từ sản xuất dịch vụ để hướng dẫn cho những hộ gia đình, các cá nhân thiếu kinh nghiệm. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp có những dự án đào tạo, chuyển giao cơng nghệ cho LĐ trên địa bàn huyện.
+ Trạm khuyến nông – khuyến lâm phối hợp với các ngành chuyên môn mở lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ cho LĐ đã lớn tuổi khơng có điều kiện đi học tập trung. Tư vấn mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương.
+ Chuyển hình thức đào tạo tập trung bằng hình thức đào tạo nghề gắn với cơ sở sản xuất giúp người LĐ có điều kiện thực hành trực tiếp trên máy móc thiết bị.
+ Đối với LĐ thuộc vùng bị thu hồi đất sản xuất: tổ chức mở các lớp đào tạo nghề tại chỗ, nếu những người LĐ khơng có đủ trình độ học vấn để tiếp cận kiến thức địi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật cao thì liên kết mở các lớp tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức học nghề ngay tại cơ sở sản xuất. Sau khi qua các lớp đào tạo người LĐ sẽ được cấp chứng chỉ, đồng thời tạo điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất theo đúng ngành nghề đã được đào tạo.
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo do Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho LĐ nông thôn, LĐ thuộc diện bị thu hồi đất sản xuất, LĐ là người tàn tật để đào tạo nghề cho LĐ chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng LĐ để đào tạo nghề trực tiếp tại các công ty, nhà máy để gắn với việc làm sau đào tạo.
Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho nơng dân thì cần phải có những giải pháp gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ như:
+ Thường xuyên phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng LĐ tổ chức buổi giao lưu về đào tạo nghề, việc làm để người LĐ có thêm thơng tin.
+ Xây dựng chương trình liên kết về giới thiệu việc làm với các đơn vị có chức năng đưa người LĐ đi làm việc có thời hạn tại nước ngồi nhằm nắm bắt và xử lý thơng tin thị trường LĐ ở nước ngồi. Chú trọng những thị trường ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị: chỉ phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, được nhà nước cấp giấy phép.
+ Định kỳ tổ chức các buổi tọa đàm “thanh niên với nghề nghiệp và việc làm” để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của thanh niên đối với nghề nghiệp, việc làm và tham gia xuất khẩu lao động. Phối hợp với Đoàn thanh niên thành lập câu lạc bộ “xuất khẩu lao động”, thông qua câu lạc bộ tư vấn cho thanh niên lựa chọn thị trường LĐ phù hợp với khả năng trình độ của mình…
+ Đối với LĐ sau khi thu hồi đất cần hỗ trợ vay vốn ưu đãi về lãi suất và các tài sản thế chấp để người LĐ có thể tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề. Cho vay hỗ
trợ đối với người LĐ được tuyển dụng xuất khẩu LĐ về các khoản phí có liên quan. Đồng thời, tác động đến các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và tham gia đào tạo lao động. Đặc biệt ưu tiên cho LĐ trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất là điều kiện ưu đãi để cấp giấy phép và hưởng các chính sách ưu đãi khác của huyện và tỉnh.