KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 57)

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài : “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”, đã đặt ra và giải quyết được một số vấn đề

cơ bản về lý luận và thực tiễn như sau:

Một là, CDCCLĐ nhằm tạo sự chun mơn hố LĐ, do đó dẫn đến sự chuyên

mơn hố sản xuất, là phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ lực lượng sản xuất trong tiến trình CNH, HĐH ; và có thể khẳng định rằng việc thúc đẩy q trình CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện Quảng Trạch, tỉnh quảng Bình là một xu thế khách quan trong quá trình phát triển KT-XH của huyện. Việc thúc đẩy quá trình CDCCLĐ sẽ tạo tiền đề để phát huy những lợi thế của huyện, tạo ra những ngành kinh tế mũi nhọn, làm bàn đạp cho huyện phát triển trong thời gian tới; đồng thời tạo điều kiện cho huỵên Quảng Trạch thoát nghèo, vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Hai là, đề tài đã đánh giá một cách khách quan và khoa học về thực trạng

CDCCLĐ trên địa bàn huyện, từ đó rút ra được những thành cơng cũng như hạn chế, yếu kém trong tiến trình CNH, HĐH. Những hạn chế này có những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của nó và là đối tượng của các chính sách, chương trình phát triển KT-XH của huyện trong thời gian tới.

Ba là, vì đề tài này ở tầm vĩ mơ nên mục tiêu của nó là một q trình lâu dài và

có lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn nhất định, khơng thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Do đó, trong những năm tới cần đặc biệt có những chính sách thoả đáng và ưu đãi để phát triển nguồn nhân lực mà chủ yếu là lực lượng lao động ở nơng thơn. Ngồi những mặt thuận lợi đã nêu thì huyện Quảng Trạch cịn có các mặt hạn chế, với một nền tảng đi lên ban đầu nhiều yếu kém của một huyện thuần nông, lại gặp lực cản từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan vì thế quá trình CDCCLĐ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ khó khăn so với nhiều huyện khác trong thời gian tới.

Bốn là, với hệ thống quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp có tính

khoa học, phù hợp với điều kiện KT-XH của huyện là cơ sở khoa học cho việc thúc đẩy CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Để đẩy

nhanh quá trình CDCCLĐ huyện Quảng Trạch trong thời gian tới cần khai thác tiềm năng và lợi thế của huyện, chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng vật ni, hình thành các vùng chun canh, thâm canh nơng - lâm - thuỷ sản; đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển đa dạng các ngành nghề như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống nhằm chuyển một bộ phận LĐ nông nghiệp sang các nghành nghề phi nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người LĐ và hiệu quả chung cho nền kinh tế. Từng bước đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH từ đó thúc đẩy CDCCLĐ trên địa bàn huyện.

Năm là, trong tiến trình CNH, HĐH của cả nước nói chung và huyện Quảng

Trạch nói riêng, thì CDCCLĐ là một hiện tượng kinh tế khách quan phản ánh sự phát triển về lượng và chất của nền kinh tế. Do đó, nội dung của đề tài đã đưa ra và làm rõ sự thay đổi quan hệ sản xuất theo hướng hiện đại trên cả ba mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối; ngược lại quan hệ sản xuất có tác động trở lại lực lượng sản xuất.

2. Kiến nghị

Để kết quả của đề tài sớm đi vào thực tiễn cuộc sống góp phần đẩy mạnh q trình CDCCLĐ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH, HĐH. Tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

- Đối với tỉnh Quảng Bình:

Tỉnh cần có những chính sách ưu tiên tập trung đầu tư nguồn vốn, chính sách tín dụng, khoa học công nghệ... cho huyện Quảng Trạch.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư nước ngồi có dự định đầu tư vào đại bàn huyện Quảng Trạch về mặt thủ tục, quy trình..., cơ sở hạ tầng, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, hỗ trợ giải tỏa mặt bằng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

- Đối với huyện Quảng Trạch:

Mở rộng các mơ hình đào tạo và dạy nghề ở địa phương và liên kết đào tạo nghề, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề cả về số lượng và chất lượng.

Thực hiện tốt vấn đề tích tụ ruộng đất cho nơng dân để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.

Làm tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình, cơng tác truyền thơng dân số để ổn định quy mô dân số, giảm sức ép về việc làm cho lao động.

Tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện mang tính chiến lược ổn định và lâu dài. Trên cơ sở đó, tiến hành quy hoạch chi tiết cho từng vùng, từng lĩnh vực, từng ngành.

Cần thực hiện tốt việc rà soát vấn đề lao động - việc làm theo từng năm, từng thời kỳ đảm bảo có chính sách thỏa đáng trong CDCCLĐ. Đồng thời, đầu tư có hiểu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để đa dạng hóa mơ hình tạo việc làm, ưu tiên tạo việc làm tại chỗ. Trên cơ sở đó, thực hiện chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH, HĐH gắn với phát riển kinh tế bền vững trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w