Công nghiệp-xây dựng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 34)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1.2 Công nghiệp-xây dựng.

Bảng 2.5 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp huyện Quảng Trạch giai đoạn 2009-2013

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2013 Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất (triêu đồng) Tỷ lệ (%)

Công nghiệp khai thác 53.627 3,28 121.416 5,35

Công nghiệp chế biến 1.580.119 96,72 2.145.729 94,65

Tổng số 1.633.746 100 2.267.145 100

(Nguồn: Số liệu phòng thống kê huyện Quảng Trạch)

Giá trị sản xuất của nhóm ngành cơng nghiệp-xây dựng trên địa bàn huyện trong những năm qua đã có sự tăng lên đáng kể, từ 1.633.746 triệu đồng năm 2009 lên 2.267.145 triệu đồng vào năm 20013.

LĐ trong ngành công nghiệp chủ yếu của huyện Quảng Trạch tập trung trong công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn 2009-2013, ngành công nghiệp chế biến ngày càng tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế, thu hút một bộ phận lớn LĐ từ nông nghiệp, chủ yếu là tập trung trong các ngành công nghiệp thực phẩm - đồ uống; công nghiệp chế biến gỗ. Năm 2009, ngành công nghiệp chế biến đã tạo ra giá trị sản xuất 1.580.119 triệu đồng, chiếm 96,72% trong cơ cấu giá trị sản xuất và tăng lên 2.145.729 triệu đồng (năm 2013), chiếm 94,65% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng cũng đã không ngừng thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành xây dựng và giảm ngành công nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ thay đổi vẫn còn đang rất thấp.

Biểu đồ 2.5 Phân bố lao động trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2009-2013

Như vậy, trong giai đoạn 2009-2013, trong ngành công nghiệp – xây dựng đã có sự chuyển dịch nhưng chưa đáng kể. Trong nội bộ cơ cấu ngành công nghiệp sự chuyển dịch LĐ diễn ra còn chậm, LĐ tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Điều này là do sự phân bố không đồng đều của các ngành nghề công nghiệp, phản ánh sự mất cân đối trong phát triển công nghiệp nông thôn của huyện Quảng Trạch và ảnh hưởng đến quá trình CDCCLĐ.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 34)