Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện
Cốt lõi của việc CDCCLĐ đó là phải tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề trong nền kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đến sự chuyển dịch trong CCLĐ. Trong mối quan hệ này, phát triển kinh tế phải đi trước tạo tiền đề cho sự dịch chuyển LĐ từ ngành này sang ngành khác và dần hình thành CCLĐ hợp lý.
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 chỉ ra rằng cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: tiếp tục xây dựng cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, trong đó phấn đấu giảm tỷ trọng các ngành nơng nghiệp và tăng tương ứng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ
+ Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ
+ Huyện cần cơng khai hóa quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý, các cơ chế, chính sách phát triển cụm cơng nghiệp, điểm cơng nghiệp. Thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng tránh gây lãng phí đất và vốn đầu tư. Đồng thời, phải chuẩn bị chu đáo khu tái định cư mới.
+ Phát triển các ngành sản phẩm dệt may, da giày, vật liệu xây dựng như khai thác đá, lò gạch..., mây tre đan, đồ mộc gia dụng nhằm tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Đồng thời, phát triển cơng nghiệp sản xuất phân viên bón sâu, thức ăn gia súc, thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hàng hóa.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi và xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại – dịch vụ, chỉ đạo tập trung phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển nghề trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm thực phẩm quy mơ nhỏ hộ gia đình.
Về nơng nghiệp:
+ Tiếp tục phát triển nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, ưu tiên quy hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi, . Đưa vào thực hiện đề án nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện. Tiếp tục xây dựng thương hiệu cho một số nông phẩm của huyện như: dưa hấu, rau sạch, sản phẩm trứng gia cầm, gạo chất lượng cao, lúa giống nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Phát triển ngành lâm nghiệp để cải tạo môi trường tự nhiên, là nền tảng ổn định và là động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển bền vững.Tập trung thực hiện phương án giao rừng cho nhân dân quản lý, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng để giải quyết thời gian lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập.
+ Tiếp tục mở rộng và phát triển các sản phẩm giống lúa hàng hóa. Duy trì ổn định diện tích trồng dưa hấu, diện tích trồng rau và một số loại cây cơng nghiệp ngắn ngày. Phấn đấu xây dựng, mở rộng cánh đồng có thu nhập cao, bền vững
+ Quy hoạch các khu chăn ni tập trung và khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư, nơng dân đầu tư các khu chăn nuôi tập trung, các trang trại. Tiếp tục đẩy mạnh khuyến nông – khuyến lâm và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Phát triển mạnh kinh tế trang trại, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng đi đôi với phát triển vốn rừng. Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu, nhất là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.