Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 52)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.5 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Đây là cơng tác có ý nghĩa nhiều mặt. Một mặt, góp phần sử dụng hết nguồn lao động hiện cịn dư thừa, nhất là ở nơng thơn và một bộ phận dân cư mới bước vào độ tuổi lao động ở thành thị, mặt khác góp phần chuyển dịch CCKT và lao động, góp phần làm tăng cơ cấu sản lượng và lao động trong các ngành phi nông nghiệp, nhất là công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần chú ý các giải pháp như xúc tiến các hoạt động nhằm tăng các thị phần ở các thị trường hiện có, đầu tư nghiên cứu, khai thác mở thêm một số thị trường mới trên cơ sở đề án phát triển thị trường lao động xuất khẩu; hồn thiện chính sách, cơ chế theo hướng đảm bảo quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, nâng điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu lao động đối với các doanh nghiệp, nâng cao vị trí của người lao động trong thực hiện hợp đồng lao động. thỏa thuận với doanh nghiệp về quyền và trách nhiệm cũng như nghĩa vụ tài chính giữa các bên; chấn chỉnh và sắp xếp lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo điều kiện mới nhằm tăng sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp, phân cấp quản lý và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan chủ quản doanh nghiệp xuất khẩu lao động, trách nhiệm của các ngành liên quan hỗ trợ cho xuất khẩu lao động và trách nhiệm của các địa phương trong việc quản lý lĩnh vực hoạt động này, đầu tư cho đào tạo nhất là về ngoại ngữ, luật pháp kỹ năng, phong tục nơi đến làm việc cho nguồn lao động xuất khẩu lao động, tuyển chọn, giáo dục truyền thống dân tộc, xử lý nghiêm các vi phạm, phổ biến, nhân rộng các mơ hình hoạt động xuất khẩu lao động có hiểu quả.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 52)