Thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 41)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3 Thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.3 Thành tựu

Giai đoạn 2009-2013, huyện Quảng Trạch đã tập trung nguồn lực thực hiện chiến lược ổn định phát triển kinh tế- xã hội. Vì thế huện đã đạt được một số thành tựu, đặc biệt là trong quá trình CDCCLĐ như sau:

- Cán bộ và nhân dân huyện nhà có tinh thần LĐ cần cù, chịu khó, chủ động tìm tịi, học hỏi, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng và phát huy được khối đại đoàn kết toàn dân, do vậy đã huy động được các nguồn lực tập trung cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

- CCLĐ của huyện đã chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ lao động tham gia trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 66,33% năm 2009 xuống còn 54,62%năm 2013. Tỷ lệ LĐ trong ngành công ngiệp-xây dựng tăng từ 18,26% năm 2009 lên 19,61% năm 2013 và tỷ lệ LĐ thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 15,41% năm 2009 lên 25,57% năm 2013. Mặc dù tỷ trọng LĐ trong các ngành phi nông nghiệp tăng lên không nhanh nhưng bước đầu đã tạo ra một khối lượng việc làm tương đối lớn, thu hút một bộ phận LĐ dư thừa trong nơng nghiệp, góp phần thúc đẩy q trình CDCCLĐ.

- Quá trình CDCCKT đã tạo điều kiện cho việc CDCCLĐ của huyện. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất đóng góp vào nền kinh tế của khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ ngày càng tăng lên, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể: năm 2013 cơ

cấu kinh tế của huyện trong 3 nhóm ngành nơng – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ lần lượt là 25,93%, 41,89%, 32,18%.

- Chất lượng nguồn LĐ ngày càng được nâng lên, LĐ có trình độ chun mơn kỹ thuật của huyện ngày càng tăng lên, LĐ chưa qua đào tạo giảm xuống qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ LĐ chưa qua đào tạo là 78,41% đến năm 2013 chỉ cịn 68,97%, đồng thời tỷ lệ LĐ có trình độ cao đẳng trở lên tăng từ 7,96% năm 2009 đến năm 2013 là 12,49%.

- CCLĐ theo vùng: sự phân bố LĐ khơng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Mỗi vùng có những lợi thế riêng nên việc phát triển mỗi vùng đều có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống và các nghề mới trong nơng thơn có ý nghĩa lớn trong q trình CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nhìn chung, nền kinh tế huyện có sự tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng đã tác động tích cực đến q trình CDCCLĐ của huyện theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời, huyện đã khai thác được lợi thế, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh nên tạo ra giá trị sản xuất tương đối lớn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 41)