Hạn chế và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3.2Hạn chế và những vấn đề đặt ra

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình CDCCLĐ trong tiến trình CNH, HĐH ở huyện Quảng Trạch vẫn còn nhiều hạn chế:

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tưng xứng với với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và còn chậm. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, nông thôn nên tạo ra sức ép việc làm cho huyện trong thời gian tới. Tuy cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực nhưng chất lượng của sự chuyển dịch chưa thật sự có chiều sâu.

Chất lượng lao động vẩn cịn ở trình độ thấp, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều, lao động tham gia kinh tế vẫn là lao động phổ thông. Nguồn lao động kĩ thuật cao chưa đáp ứng được nhu cầu của các khu công nghiệp.

Xu hướng CDCCKT và CCLĐ của huyện về cơ bản đã diễn ra đúng hướng tuy nhiên mức độ chuyển dịch còn chậm, chưa gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Công

tác xói đói giảm nghèo đã được thực hiện nhưng chưa có giải pháp thích hợp.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT - XH chưa đáp ứng nhu cầu.

Với thực tiễn như trên thì trong quá trình CDCCLĐ cần phải đưa ra những vấn đề bất cập để giải quyết:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo Chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho LĐ hàng năm chưa gắn với kế hoạch của ngành, các cấp và các chương trình, dự án phát triển KT - XH trên địa bàn.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ LĐ khoa học kỹ thuật, cơng nhân lành nghề. Trình độ, năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nhanh của nền kinh tế trong thời lì mới.

- Nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết: thu nhập bình qn đầu người cịn thấp. Đời sống một bộ phận dân cư ở khu vực nơng thơn cịn gặp khó khăn. Các tiêu cực, tệ nạn xã hội như tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp vì kinh tế hộ gia đình phần lớn dựa vào sản xuất nơng nghiệp, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn.

- Phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn nên việc tiếp cận với chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và địa phương còn nhiều hạn chế.

- Chất lượng giáo dục đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực cần tiếp tục đầu tư. Tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Các cơ sở y tế phục vụ khám chữa bệnh cho người dân còn nhiều yếu kém, trang thiết bị chưa đầy đủ.

- Việc quy hoạch xây dựng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ đang được triển khai nhưng tiến độ còn chậm nên ảnh hưởng đến sự phát triển của những ngành này, làm giảm khả năng thu hút lao động.

- Việc đào tạo nghề chưa gắn với thị trường lao động, đào tạo nghề chưa có kế hoạch cụ thể nên khả năng tạo việc làm mới cho LĐ chưa cao. Người LĐ chưa nhận thức đúng đắn về học nghề và việc làm.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)