Bảng 2: Quy mơ tín dụng của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- %
Doanh số cho vay 935 1.052 1.337 117 12,51 285 27,09
Doanh số thu nợ 802 895 1.127 93 11,60 232 25,92
Dư nợ tín dụng 1.135 1.340 1.792 205 18,05 452 33,76
Nợ xấu 1.8% 1.6% 1.5% - - - -
(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng BIDV Phủ Diễn)
Năm 2011 là năm mà chính phủ đã có nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”, chính điều này đã làm cho Ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhưng đến năm 2012 thì lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc hơn, chính sách tiền tệ cũng được nới lỏng. Chính điều này đã giúp cho doanh số cho vay năm 2012 tăng một cách đáng kể so với năm 2011, cụ thể là 117 tỷ đồng (tương ứng 12,51%). Và với đà tăng trưởng này thì năm 2013 đã tăng lên 285 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng 27,09%). Qua đó có thể thấy rõ rằng doanh số cho vay trong giai đoạn này có xu hướng tăng trưởng mạnh.
Về doanh số thu nợ cũng có xu hướng tương tự, tốc độ tăng trưởng qua các năm là khá cao. Cụ thể là năm 2012 tổng thu nợ tăng 93 tỷ đồng (tương ứng 11,60%) so với năm 2011, năm 2013 thì tăng 232 tỷ đồng (tương ứng 25,92%) so với năm 2012. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng, cần phát huy hơn nữa để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn sau.
Dư nợ tín dụng thì bằng doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ, trong giai đoạn này thì dư nợ tín dụng cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2012 tăng 205 tỷ đồng (tương ứng 18,05%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 452 tỷ đồng (tương ứng 33,76%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ, điều này đã làm cho dư nợ tín dụng có xu hướng tăng lên.
Về nợ xấu thì có xu hướng giảm trong giai đoạn này, năm 2011 thì tỉ lệ nợ xấu là 1,8%, đến năm 2012 thì tỉ lệ này cịn là 1,6% và năm 2013 đã giảm xuống còn 1,5%.
Đây là dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng. Vì nợ xấu mà cao thì lợi nhuận mang lại sẽ càng thấp và ngược lại. Vậy nên bất cứ Ngân hàng nào cũng đều mong muốn cho tỉ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt.
Qua đó có thể thấy được là trong giai đoạn này, tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có nhiều khởi sắc, doanh số cho vay thì tăng đáng kể, doanh số thu nợ cũng tăng lên nhiều, một phần cũng là do công tác thẩm định ngày càng hoàn thiện mang lại hiệu quả cho những dự án được vay vốn nên doanh số thu nợ của Ngân hàng mới có sự tăng lên trong thời gian này. Đồng thời cũng giúp cho nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống góp phần làm tăng lợi nhuận cho BIDV Phủ Diễn.
Bảng 3: Tình hình cho vay theo dự án của Ngân hàng BIDV giai đoạn 2011-2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng số tiền 421 507 642 86 20,42 142 28,01 Số dự án 25 31 39 6 24 8 25,81 Nợ quá hạn 6 6,8 8,5 0,8 13,33 1,7 25,00
(Nguồn: Phịng kế tốn Ngân hàng BIDV Phủ Diễn)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được rằng tình hình cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực. Tổng số tiền cho vay để thực hiện dự án tăng đều qua các năm. Năm 2012 thì tăng 86 tỷ đồng (tương ứng 20,42%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 142 tỷ đồng (tương ứng 28,01%) so với năm 2012. Cùng với sự tăng lên đó thì số dự án đã vay vốn tại Ngân hàng cũng tăng lên. Năm 2012 thì số dự án vay vốn tại Ngân hàng là 31 dự án, tăng 24% so với năm 2011, đến năm 2013 thì tổng số dự án vay vốn tại Ngân hàng là 39 dự án, tăng 25,81% .
Nợ quá hạn trong giai đoạn này cũng có xu hướng tăng lên, đây là điều khơng đáng mong đợi đối với Ngân hàng. Cụ thể thì năm 2012 nợ quá hạn của Ngân hàng tăng 0,8 tỷ đồng (tương ứng là 13,33%) so với năm 2011, năm 2013 thì tăng 1,7 tỷ đồng (tương ứng 25%) so với năm 2012. Ta thấy tốc độ gia tăng của nợ quá hạn trong giai đoạn này có xu hướng tăng lên và tăng khá cao. Nguyên nhân một phần là vì số tiền cho các dự án vay có xu hướng tăng qua các năm, nhưng một phần cũng là do công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng. Đề khắc phục điều này thì cần phải
hồn thiện hơn nữa cơng tác thẩm định dự án, nhằm tránh trường hợp lựa chọn những dự án không hiệu quả.