Khơng ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định.
Chuyên viên thẩm định là bộ phận rất quan trọng đối với Ngân hàng bởi ngay từ đầu khi khách hàng đến với Ngân hàng thì thái độ phục vụ và năng lực của chuyên viên thẩm định giúp khách hàng có ấn tượng tốt đối với Ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng cần có một số nhóm giải pháp sau:
- Về vấn đề tuyển chọn và bố trí cán bộ:
Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ làm tín dụng cần kết hợp hài hồ giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, đủ năng lực làm việc. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về cơng việc sẽ giao. Ngồi ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy trình, những quy định của Ngân hàng và của pháp luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp.
- Phân công giao việc cụ thể, khoa học:
Việc giao cơng việc cụ thể, trong đó phân định trách nhiệm, quyền hạn cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định, từ đó các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng. Các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng cũng cần được quy định một cách rõ ràng bởi thực chất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, cơng tác tín dụng là công tác tiềm ẩn nhiều rủi ro nghề nghiệp nhất. Chính vì vậy, việc tạo ra cơ chế lợi ích thoả đáng sẽ giúp cán bộ tín dụng n tâm hơn trong cơng tác của mình, tạo điều kiện cho họ hết lịng vì cơng việc chung.
- Về cơng tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ:
Muốn đạt được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh tín dụng, địi hỏi các cán bộ làm cơng tác tín dụng và thẩm định dự án phải khơng ngừng học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc học tập nghiệp vụ này khơng thể hồn thành một sớm một chiều mà đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài và thường xuyên để liên tục cập nhật những kiến thức mới, phục vụ công tác thẩm định.
Xuất phát từ quan điểm này, cần tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa tới cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng nhất là về trình độ thẩm định, đánh giá các dự án kinh doanh của khách hàng vay vốn, kiến thức pháp luật, kiến thức chung về KT – XH. Công tác đào tạo cần được tiến hành thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới. Đào tạo kiến thức cần đi đôi với giáo dục đạo đức kinh doanh và lề lối, phương pháp làm việc. Về hình thức đào tạo, có thể tổ chức những lớp học theo chuyên đề ngắn ngày, các lớp đào tạo chuyên sâu dài ngày hoặc liên kết với các chi nhánh trong hệ thống tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc cũng có thể phối hợp với các Ngân hàng thương mại khác, với Ngân hàng Nhà nước Việt nam tổ chức các hội nghị về tín dụng trung dài hạn, về cơng tác thẩm định.
-Về chính sách lương bổng, phụ cấp:
Để có thể giữ được những chun viên thẩm định có năng lực thì Ngân hàng cần có một chính sách lương thưởng một cách thoả đáng bởi hiện nay trong hệ thống Ngân hàng nói chung và hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng thì vấn đề lương đang có sự cạnh tranh rất gay gắt. Nếu như Ngân hàng khơng có một cơ chế chính sách phù hợp thì có thể sẽ làm cho các nhân viên có thể chuyển sang một Ngân hàng khác. Hiện nay đây thực sự là một vấn đề “nóng” cần giải quyết trước mắt.