.Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phủ diễn (Trang 55 - 60)

Ngân hàng chưa có sự kết hợp các phương pháp trong quá trình thẩm định. Mặt khác trong việc sử dụng từng chỉ tiêu cũng còn nhiều hạn chế:

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến mà cán bộ thẩm định sử dụng nhiều nhất, tuy vậy việc so sánh đơi khi cịn mang tính giản đơn. Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư hoặc các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, nhân cơng,… chưa có sự so sánh với các dự án tương tự, với các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ, ngành. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa các năm với nhau chứ chưa đối chiếu với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Các tiêu chuẩn về cơng nghệ, thiết bị cũng chưa có chuẩn mực nào để kiểm tra, đối chứng. Điều này một lần nữa chứng tỏ nguồn thơng tin của Ngân hàng cịn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thẩm định.

Phương pháp dự báo vẫn chưa được áp dụng một cách khoa học. Các thông tin về cung cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng công nghệ, thiết bị,… mới chỉ được thu thập dựa trên sự cố gắng cao nhất của cán bộ thẩm định thơng qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thơng tin đại chúng hàng ngày, các nguồn thông tin này nhiều khi không thực sự đầy đủ và cập nhật. Mặt khác Ngân hàng cũng chưa áp dụng các phương pháp toán học hiện đại để phân tích và dự báo cung cầu thị trường. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng cơng tác dự báo, làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả.

Các phương pháp phân tích rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức. Một dự án đầu tư khi đi vào hoạt động có thể gặp rất nhiều các loại rủi ro khác nhau như: rủi ro về cung cấp các đầu vào, đầu ra, rủi ro do chậm tiến độ thi công, rủi ro về cung cấp dịch vụ công nghệ - kỹ thuật,… Tuy nhiên cán bộ thẩm định ít khi dành nhiều thời gian và công sức đi sâu đánh giá từng loại để từ đó có hướng tư vấn, cùng chủ đầu tư tìm các biện pháp phịng ngừa.

Bên cạnh đó, phân tích rủi ro thơng qua phân tích độ nhạy được coi là một trong những phương pháp phân tích hiện đại, tuy vậy vẫn chưa được Ngân hàng sử dụng nhiều, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy một chiều. Việc lựa chọn yếu tố dao động, khoảng dao động phụ thuộc nhiều vào sự đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ không được Ngân hàng quy định cụ thể trên cơ sở tổng kết các dự án đặc trưng ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

1.7.10. Về nội dung và quy trình thẩm định:

Mặc dù công tác thẩm định dự án tại BIDV Phủ Diễn đã thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên việc tuân thủ theo quy trình đó chỉ mang tính hình thức bên ngồi. Q trình thẩm định dự án hầu như chỉ tập trung đánh giá khía cạnh tài chính cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư, các nội dung khác mới chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài, không được quan tâm một cách đúng mức. Cụ thể đó là:

Khi đánh giá về phương diện thị trường, các kết luận đưa ra còn thiếu cơ sở, mang nặng tính chất định tính. Hầu hết các thơng số được đưa ra đều dựa trên kinh nghiệm và ý kiến chủ quan của cá nhân, chưa áp dụng các phương pháp phân tích tốn học trong phân tích và dự đốn cung cầu thị trường.

Khi đánh giá về phương diện tài chính:

Thứ nhất, các nội dung cơ bản quyết định đến tính chính xác của các kết quả tính

tốn như: doanh thu, chi phí. Tuy được quan tâm thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được u cầu của cơng tác thẩm định tài chính dự án. Cụ thể là:

+ Về xác định doanh thu: Doanh thu của mỗi dự án phụ thuộc vào công suất hoạt động thực tế, giá bán sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ được. Giá bán và số sản phẩm bán được lại phụ thuộc vào thị trường, mà thị trường thì thường xuyên biến động. Tuy nhiên Ngân hàng chỉ xem xét xem sản phẩm có được thị trường chấp nhận khơng rồi từ đó áp dụng mức cơng suất hoạt động tăng dần theo các năm. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cũng thường sử dụng luôn mức giá bán mà doanh nghiệp đưa ra, ít khi có sự tham khảo giá thị trường để xem xét tính hợp lý của giá bán và cũng khơng có sự điều chỉnh giá do ảnh hưởng của những yếu tố như lạm phát, trượt giá,… Nhìn chung, việc dự tính doanh thu mới chỉ dựa trên những tính tốn chủ quan của chủ đầu tư.

+Về xác định chi phí: việc thẩm định chi phí dự án hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xem xét tính đầy đủ của các khoản mục, chưa đi sâu tìm hiểu từng nội dung cụ thể nhằm khẳng định tính lợp lý và chính xác của các khoản mục đó. Trên thực tế đây là cơng việc khá phức tạp, nhất là đối với những dự án nằm trong lĩnh vực mới. Do đó khi thẩm định chỉ tiêu này, cán bộ thẩm định thường dựa vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp và kinh nghiệm khi thẩm định các dự án cùng loại nên không tránh khỏi những sai sót.

Thứ hai, việc thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính cịn nhiều bất

cập:

Trong hầu hết các dự án được thẩm định, cán bộ thẩm định mới chỉ lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản để tính tốn như: NPV, IRR, T, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu điểm hồ vốn, lợi ích- chi phí, năng lực hồ vốn,… chưa được quan tâm và thông thường là bị bỏ qua.

Các chỉ tiêu NPV, T được tính trên cơ sở áp dụng một mức lãi suất không đổi. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, lãi suất là yếu tố thường xuyên biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố theo thời gian. Như vậy các chỉ tiêu trên sẽ ít nhiều khơng cịn mang đầy đủ ý nghĩa, nhất là với những dự án trung - dài hạn, bởi lẽ việc tính tốn chúng phụ thuộc khá nhiều vào việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu.

Trong một số trường hợp, cán bộ thẩm định khi tính tốn các chỉ tiêu trên đã không chú ý tới giá trị thời gian của tiền, không quy đổi các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian để tính tốn, phân tích, từ đó dẫn đến làm giảm độ chính xác của các chỉ tiêu.

Khi đánh giá về khía cạnh KT - XH hội cán bộ thẩm định rất ít khi tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả xã hội của dự án như: mức tăng thu nhập, khả năng tạo việc làm cho người lao động, mức thuế đóng góp cho ngân sách.

Đặc biệt nội dung đánh giá rủi ro rất ít khi được cán bộ thẩm định đề cập trong hầu hết các báo cáo thẩm định.

Thứ ba, việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu còn thiếu cơ sở khoa học:

Về mặt lý thuyết có nhiều phương pháp lựa chọn lãi suất chiết khấu khác nhau, tuy nhiên cán bộ thẩm định thường chấp nhận mức lãi suất do khách hàng đưa ra, ở một số trường hợp thì sử dụng ln lãi suất vay Ngân hàng nếu nguồn vốn vay Ngân hàng chiếm đa số trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Lãi suất chưa phản ánh đầy đủ chi phí huy động vốn, mức lãi suất chiết khấu đáng lẽ phải là chi phí quân của 3 loại vốn: lãi suất vay Ngân hàng, lãi vay ưu đãi của nhà nước và chi phí cơ hội của vốn tự có. Lãi suất cũng chưa thực sự phản ánh những tác động của môi trường kinh tế tới hiệu quả của dự án, chẳng hạn như: lạm phát, trượt giá, mức độ rủi ro. Ở đa số các dự án, như

đã nói ở trên, các dòng tiền của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được chiết khấu với một tỷ lệ khơng đổi.

1.7.11. Về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định

Ngân hàng chưa chú trọng áp dụng các phần mềm trong thẩm định, do vậy việc thẩm định nhiều khi cịn mang tính thủ cơng cục bộ cá nhân. Điều này đi ngược lại với đặc trưng của hoạt động thẩm định là địi hỏi phải có sự phối kết hợp về trí tuệ của nhiều cá nhân và tập thể. Đó là chưa kể đến các tính năng ưu việt của hệ thống máy tính chưa được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả. Dường như hệ thống máy tính mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản, lưu trữ số liệu chứ chưa có sự áp dụng các phần mềm tiện ích và các tính năng hiện đại của máy tính trong phân tích, dự báo.

Vì vậy trong nhiều trường hợp đã xảy ra tình trạng sai lệch do việc tính tốn thủ cơng gây nên. Điều này một mặt làm giảm độ tin cậy, chính xác của các kết quả thẩm định, mặt khác làm hao tổn thời gian và công sức của cán bộ thẩm định cũng như của khách hàng, có thể làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng do phải chờ đợi quyết định có được vay vốn hay khơng và vơ hình chung làm ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng.

1.7.12. Về mạng lưới thông tin

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập mọi thơng tin về khách hàng thông qua các biện pháp thu thập trực tiếp hay gián tiếp song cơ sở thông tin được dùng để phân tích thẩm định dự án chủ yếu vẫn dựa trên các tài liệu mà khách hàng gửi đến. Trong nhiều trường hợp các nguồn thơng tin này khơng thực sự khách quan vì để được Ngân hàng chấp nhận cho vay, chủ đầu tư đã cố tình làm sai lệch các số liệu nhằm làm khả quan tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như làm tăng tính khả thi của dự án.

Hiện nay hầu hết các dự án gửi đến Ngân hàng thẩm định đều là do chủ đầu tư tự lập, nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Hơn thế nữa, để tăng tính thuyết phục cho dự án, doanh nghiệp trong q trình lập báo cáo khả thi có xu hướng tìm mọi cách làm giảm chi phí hoạt động của dự án xuống mức thấp nhất.

Các báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn cũng không thực sự đủ độ tin cậy bởi có nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm tốn bắt buộc. Thêm vào đó các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp nộp cho Ngân hàng có nhiều loại khác nhau dẫn đến khó hệ thống chuẩn hố thơng tin.

Sự phối hợp về mặt thông tin giữa các thành viên cũng chưa chặt chẽ, thường xun. Khối lượng cơng việc của phịng khá lớn nên các cá nhân làm việc một cách độc lập, dự án phân công cho ai thì người đó tự tìm kiếm thơng tin, tự thẩm định dựa vào năng lực của bản thân, ít có sự hợp tác, hỗ trợ qua lại lẫn nhau về mặt thơng tin trong q trình thẩm định. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thời gian cũng như chất lượng thẩm định.

Việc thu thập thông tin từ các đối tác, bạn hàng của doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác là rất hạn chế. Trong khi đó, việc khai thác thơng tin từ phía các cơ quan nhà nước (như tồ án, thuế, uỷ ban nhân dân, kiểm tốn, kế hoạch đầu tư,…) cịn khá khó khăn, lí do là bởi vì hiện nay chưa có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các tổ chức cho vay và cơ quan nhà nước.

1.7.13. Các hạn chế khác

Việc thẩm định dự án đơi khi cịn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định cịn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng. Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc Ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào "tài sản vơ hình đem ra thế chấp với Ngân hàng"- đó là mối quan hệ giữa BIDV Phủ Diễn và khách hàng, do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Vì thế mà có những dự án kết quả thẩm định cho thấy có thể cho vay thì chưa chắc đã được chấp thuận cho vay, trong khi có dự án mà kết quả thẩm định cho thấy khơng thể cho vay hoặc cịn nhiều điều bất ổn thì lại được Ngân hàng sẵn sàng cấp vốn. Đây chính là nguy cơ chủ yếu dẫn đến những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phủ diễn (Trang 55 - 60)