1.5.3. Thẩm định về sự cần thiết phải đầu tư của dự án
Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tùy thuộc vào tính chất, mục tiêu của dự án. Đối với các dự án mới, căn cứ vào chiến lược quy hoạch phát triển ngành, của địa phương, chiến lược đầu tư của công ty và cân đối cung – cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của chủ đầu tư,… để quyết định đầu tư.
Có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung:
- Mục tiêu của dự án có phù hợp hay khơng, việc đầu tư có bị lãng phí hay khơng?
- Lựa chọn quy mơ đầu tư có phù hợp với khả năng, yêu cầu của thị trường? - Có yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ của dự án không?
1.5.4. Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của DA
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
Cần tiến hành, phân tích, đánh giá những nội dung sau:
- Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; - Định dạng sản phẩm của dự án;
- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án;
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án;
- Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay; - Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm;
- Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế)
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay khơng?
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
Thị trường nội địa: Ưu điểm của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm có phù hợp
với thị hiếu người hay không, giá cả so với sản phẩm cùng loại như thế nào.
Thị trường nước ngồi: Quy định của chính phủ đối với những sản phẩm xuất
khẩu như thế nào? Sản phẩm có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu? Mẫu mã của sản phẩm có ưu thế gì so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường xuất khẩu.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
- Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm;
- Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm;
- Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngồi nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án;
Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính tốn, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau;
1.5.5. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, Giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngồi, nhập khẩu,…) và đặc biệt tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm;
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: Một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm;
- Chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào;
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, những biến động của thị trường quốc tế, tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp phải nhập khẩu;
1.5.6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Tổng mức đầu tư
Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải xem xét, đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đã được tính tốn đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phịng; đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính tốn.
Nguồn vốn đầu tư
Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vào kết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập.
Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: đáng giá mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trợ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn,…) (nếu có).
1.5.7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Thơng thường, việc tính tốn sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong q trình tính tốn, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có: - Lợi nhuận sau thuế để lại (thơng thường tính bằng 50 -70% tổng lợi nhuận sau thuế).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có).
Trong q trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính tốn cụ thể, gồm có:
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV, IRR * Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
- Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
1.5.8. Thẩm định phương diện rủi ro của dự án
Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là: - Rủi ro do khó, khơng tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến;
- Rủi ro do mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm;
- Rủi ro do tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: mưa, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo,…
- Rủi ro do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu, đầu tư,...
1.6. Đánh giá mức độ cảm nhận của khách hàng và cán bộ về chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Phủ Diễn
Đối với dữ liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi và được sử dụng để tiến hành các kiểm định cần thiết nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Tiến hành khảo sát đối với các khách hàng và cán bộ tại Ngân hàng. Do không nắm được danh sách khách hàng vào sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng nên quyết định chọn cỡ mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
Như đã nêu ra ở phần phương pháp nghiên cứu thì số mẫu bảng hỏi đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là 100 bảng, đối với cán bộ tại Ngân hàng thì số bảng hỏi là 40 bảng.