.Một số nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phủ diễn (Trang 60 - 65)

Những tồn tại trong công tác thẩm định của Ngân hàng thời gian qua là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

1.8.1. Nguyên nhân chủ quan

Nội dung và quy trình thẩm định của Ngân hàng đang trong q trình hồn thiện:

Quy trình thẩm định đã được xây dựng là áp dụng chung cho mọi loại dự án, chưa có văn bản hướng dẫn riêng cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các nội dung trong quy trình chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến họ lúng túng khi thẩm định, đặc biệt đối với những dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh mới. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ qua hoặc tuỳ tiện trong một số trường hợp.

Mặc dù quy trình tín dụng của Ngân hàng có quy định khá đầy đủ các nội dung cần tiến hành trong quá trình thẩm định một dự án đầu tư, song trên thực tế việc thẩm định mới chỉ tập trung vào phương diện tài chính và phân tích thị trường. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi trên thực tế Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh và cũng khơng có đủ nguồn lực để thẩm định hết các yếu tố, do đó các khía cạnh cịn lại chưa được nghiên cứu quan tâm đầy đủ, nhất là khía cạnh KT - XH của dự án. Đây cũng là một thực tế chung ở hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong thời gian qua mặc dù các trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định đã được Ngân hàng chú trọng đầu tư, tuy nhiên do đặc thù của ngành Ngân hàng đòi hỏi hệ thống trang thiết bị phải được thường xuyên đổi mới, cập nhật, nên sự đầu tư đó vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị này chưa được khai thác một cách triệt để.

Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến hạn chế trên chính là do Ngân hàng chưa nghiên cứu và áp dụng các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án. Điều này trái ngược với xu hướng hiện nay, khi mà công tác thẩm định ngày càng đòi hỏi phải được chuẩn hố thơng qua việc áp dụng hệ thống các phần mềm trong phân tích chuyên ngành, quản lý và dự báo. Trong tương lai, Ngân hàng nên chú ý áp dụng hơn nữa ứng dụng của khoa học công nghệ trong công tác thẩm định dự án.

Công tác thu thập, lưu trữ thông tin của Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu

Việc thu thập thông tin của Ngân hàng còn nhiều hạn chế như: Ngân hàng vẫn chưa khai thác triệt để các nguồn thông tin đa dạng từ trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, từ các Bộ ngành liên quan, từ đối tác, khách hàng, bạn hàng của BIDV. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách phục vụ việc thu thập thông tin về các văn bản pháp quy mới, các thông số, quy chuẩn, tiêu chuẩn KT - KT được áp dụng trong từng lĩnh vực dự án khác nhau, về các đối tác đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng với mình. Phịng khách hàng mới chỉ làm nhiệm vụ tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ khách hàng mà chưa có sự hỗ trợ thơng tin về khách hàng cho công tác thẩm định. Mặt khác, Ngân hàng cũng ít khi chủ động thu thập thông tin, đánh giá lại các dự án đã và đang thực hiện làm tài liệu tham khảo để thẩm định các dự án tương tự về sau, việc thu thập thông tin thường chỉ được phát sinh ở một dự án nào đó cần được thẩm định.

Bên cạnh đó, các thơng tin về dự án đã thực hiện được lưu trữ dưới dạng thơ sơ, chưa có hệ thống, chưa tận dụng được hết hiệu quả của máy tính và mạng máy tính trong việc lưu trữ và tra cứu khi cần. Sự phối hợp trao đổi thông tin, tư vấn giữa BIDV với các đơn vị khác trong ngành hầu như chưa có.

Tóm lại, Ngân hàng chưa xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu, thơng tin hồn chỉnh, cũng như chưa tận dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật trong việc xử lý và sử dụng những dữ liệu ấy.

1.8.2. Nguyên nhân khách quan

Chất lượng thẩm định dự án không chỉ phụ thuộc vào bản thân Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác (như: môi trường luật pháp, kinh tế, xã hội,… và phụ thuộc vào chính chủ đầu tư)

- Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô:

+ Pháp luật: Hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, còn đang trong quá

trình xây dựng và hồn thiện. Pháp lệnh về kế tốn thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh. Hiện nay chưa có chế độ kiểm tốn bắt buộc, các số liệu về khả năng tiêu thụ, về thu nhập, chi phí hoạt động,… của doanh nghiệp chỉ mang tính ước tính mà chưa có sự kiểm chứng của bất kỳ một tổ chức kiểm tốn nào. Do đó cán

bộ tín dụng trong q trình thẩm định rất khó xác định tình hình tài chính, tình hình thanh tốn, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Kinh tế: Môi trường kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến động gây khó

khăn cho công tác dự báo.

Hệ thống các Ngân hàng hiện nay chưa hồn thiện, thị trường chứng khốn chưa phát triển mạnh mẽ dẫn đến khó xác định mức lãi suất chiết khấu. Tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính.

Sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra ngày càng găy gắt khiến cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản.

Phân cấp quản lý dự án của nhà nước không rõ ràng khiến cho Ngân hàng nhiều khi khơng xác định được chính xác thẩm quyền quyết định các dự án. Quản lý dự án đầu tư đơi khi cịn chồng chéo giữa địa phương và các Bộ ngành liên quan.

+ Môi trường xã hội: Hệ thống các cơ quan tư vấn về thẩm định dự án, đặc biệt là phương diện kỹ thuật, thị trường chưa phát triển.

- Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư:

Trước hết phải kể đến trình độ lập dự án của các doanh nghiệp còn yếu, các dự án được lập cịn thiếu chính xác và thiếu căn cứ khoa học. Khi trình hồ sơ tài liệu lên Ngân hàng, các chủ đầu tư không cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết cho quá trình thẩm định, khiến cho cơng tác thẩm định thường bị kéo dài. Các chủ đầu tư cũng thường cung cấp những thông tin thiếu chính xác về doanh nghiệp và dự án, làm ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định.

Mặt khác trình độ quản lý của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp, dẫn đến hiệu quả của các dự án khơng cao. Trong q trình dự án đi vào hoạt động, các cán bộ thẩm định cũng khơng thể kiểm sốt được mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó khiến cho nhiều dự án bị chậm tiến độ thi công do lựa chọn không đúng nhà thầu, triển khai vốn không đúng tiến độ hay sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó cịn phải kể đến một số ngun nhân khác như: Thị trường máy móc thiết bị cung cấp cho các doanh nghiệp hiện nay rất phong phú và đa dạng. Có nhiều

loại máy móc hiện đại nên các cán bộ thẩm định rất khó đánh giá được khả năng sử dụng vận hành công nghệ của doanh nghiệp.

Trước thực trạng công tác thẩm định của Ngân hàng trong thời gian qua, có thể thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của BIDV Phủ Diễn vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần phát huy những thành tựu đã đạt được, mặt khác tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định dự án, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phủ diễn (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w