1.5.2 .Quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tào về bồi dưỡng giáo viên
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trường THPT Quất Lâm.
3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên cịn ít
cịn ít kinh nghiệm, mới ra trường.
3.2.4.1. Mục đích
- Xây dựng phát triển đội ngũ GV cốt cán và định kỳ đánh giá xếp loại giáo viên với mục tiêu chính là sử dụng đội ngũ cốt cán này trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hỗ trợ các GV có ít kinh nghiệm, mới ra trường.
- Đội ngũ GV cốt cán là những GV được đánh giá có năng lực chun mơn tốt, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy và các hoạt động khác; đặc biệt, họ phải là những người có uy tín trong tập thể sư phạm. Với kinh nghiệm của q trình cơng tác và sự hiểu biết về nội dung cũng như tầm quan trọng của Nghị quyết 29, chương trình sách giáo khoa mới, các GV cốt cán tuyên truyền, tìm ra biện pháp cụ thể để giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đổi mới về phương pháp dạy học: Chuyển
từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
- Lợi thế của biện pháp này là ở chỗ các GV cốt cán là những người đã và đang trực tiếp phấn đấu để nâng cao năng lực chun mơn hơn nữa. Vì vậy, họ hiểu rất rõ GV nên tranh thủ những thuận lợi chủ quan và khách quan nào; đồng thời họ cũng xác định được những khó khăn, hạn chế mà GV phải khắc phục để đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới GD.
3.2.4.2. Nội dung
- Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán như thông qua các hội thi GV dạy giỏi hàng năm do nhà trường và sở GD và ĐT tổ chức, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, hội thảo chuyên môn, viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm là những nội dung công tác nhằm tôn vinh khen thưởng và phân công, sử dụng hợp lí đội ngũ cốt cán này.
- Với kinh nghiệm của q trình cơng tác và sự hiểu biết về nội dung cũng như tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần của Nghị quyết 29, các GV cốt cán tuyên truyền, tìm ra các biện pháp cụ thể để giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới GD.
3.2.4.3. Cách thực hiện
- Thông qua quá trình giảng dạy của GV, sự phản hồi của học sinh, kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, kết hợp với đánh giá xếp loại GV hàng năm mỗi nhà trường sẽ có được đội ngũ GV cốt cán có uy tín trong tập thể. Đó là nguồn cán bộ vừa là nịng cốt giúp đỡ, dìu dắt đội ngũ GV trẻ phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong mỗi nhà trường.
- GV cốt cán sẽ giúp đỡ các GV có năng lực chuyên môn thấp được bồi dưỡng bằng các cơng việc cụ thể, thường xun như:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc GV chưa say mê hứng thú trong công việc nghiên cứu chun mơn, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng,…
+ Tìm hiểu năng lực chuyên môn của GV thông qua việc dự giờ, trao đổi chun mơn..,v.v.
+ Khuyến khích GV tham gia các cuộc thi GV dạy giỏi; tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn; nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến kinh nghiệm... nhằm giúp họ tự nhận ra những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
+ Phân công mỗi GV cốt cán trực tiếp kèm cặp một GV được đánh giá là cịn ít kinh nghiệm, năng lực chun mơn chưa cao. Nhiệm vụ của các GV cốt cán là cả một q trình từ tìm hiểu hồn cảnh, điểm mạnh, điểm hạn chế của GV cần giúp đỡ đến việc kiểm tra, phân tích sự tiến bộ về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của họ.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.
- Các nhà trường có quan điểm và tầm nhìn chiến lược và đưa vào kế hoạch dài hạn trong việc tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng đội ngũ GV cốt cán.
- Trên cơ sở đánh giá, xếp loại phải tồn diện, cơng bằng, khách quan, dân chủ và chính xác. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra nội bộ trong mỗi nhà trường nhằm có cơ sở đánh giá, xếp loại GV.
- Ban giám hiệu của mỗi nhà trường phải tích cực và quyết tâm cùng với các đoàn thể, GV cốt cán giúp đỡ các GV còn non trẻ về nghề nghiệp phấn đấu học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu đổi mới của GD.