Tỷ lệ đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông Quất Lâm huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 65 - 69)

“Chuẩn nghề nghiệp GV THPT” Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 -2015 Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Tổng số 36 39 40 40 42 Xuất sắc 23 63,89 27 69,23 28 70,00 27 67,50 30 71,43 Khá 13 36,11 12 30,77 11 27,50 13 32,50 11 26,19 Trung bình 0 0 0 0 1 2,50 0 0 1 2,38 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Không xếp loại (do nghỉ ốm hoặc đi

học dài ngày)

0 0 0 0 0

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 Xuất sắc (%) Khá (%) TB (%)

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”

- Qua biểu đồ 2.6 ta thấy hầu hết GV nhà trường xếp loại xuất sắc và khá khi đánh giá theo quy định chuẩn nghề nghiệp, trong đó loại xuất sắc chiếm khoảng 60%, loại khá chiếm khoảng 35%. Tuy nhiên việc đánh giá xếp loại trong các năm qua của nhà trường cịn một phần mang tính chất động viên khích lệ đối với GV.

- ĐNGV giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp của nhà trường chiếm tỉ lệ khoảng 30%, cịn lại là GV đạt trình độ chun mơn nghiệp vụ xếp loại khá, hầu như khơng cịn GV đạt trình độ trung bình.

- Về trình độ ngoại ngữ của GV nhà trường còn nhiều hạn chế. GV ngoại ngữ kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ chưa tốt, một số giáo viên ngoại ngữ phải thi lại từ 1 đến 2 lần mới đạt được chứng chỉ C1 theo quy định về trình độ chuẩn của mơn ngoại ngữ. GV các bộ môn khác hầu như ít dùng ngoại ngữ trong cơng việc.

- Về trình độ tin học: Số GV có trình độ đại học, có chứng chỉ tin học là rất ít nhưng tỷ lệ GV sử dụng tin học trong giảng dạy lại cao.

- Việc triển khai ứng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy cịn gặp nhiều khó khăn do trình độ tin học và tiếng Anh của GV nhà trường còn nhiều hạn chế. Song hằng năm nhà trường thường tổ chức bồi dưỡng tin học cho GV vào đầu năm học để phục vụ giảng dạy.

Đánh giá chung về đội ngũ GV trƣờng THPT Quất Lâm trong 5 năm qua:

- ĐNGV nhà trường có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, u nghề và hết lịng vì HS thân u.

- ĐNGV phần lớn là GV trẻ ( gần 70% GV của nhà trường có độ tuổi dưới 30), được đào tạo cơ bản, dễ tiếp thu cái mới, có ý thức vươn lên, đây là một thuận lợi cho các hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay.

- 100% GV có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong cơng việc. Một bộ phận GV khoảng 25% có trình độ chun mơn giỏi là nịng cốt trong cơng tác chun môn của sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định.

* Mặt yếu

- Cơ cấu GV ở các bộ môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính cịn có sự bất hợp lý, gây nên tình trạng vừa thừa, vừa thiếu GV, gây khó khăn cho cơng tác giáo dục của nhà trường.

- Chất lượng ĐNGV còn những hạn chế, đa số GV trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn yếu, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Trình độ ngoại ngữ và tin học của phần lớn GV thấp nên khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức về giáo dục trong nước và quốc tế rất hạn chế. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD và xu thế hội nhập quốc tế.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Một số GV về trường công tác ở rất xa nhà nên không yên tâm công tác. - Do ảnh hưởng của huyện thuần nông và xa trung tâm tỉnh, thu nhập thấp nên các giáo sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi, các GV có trình độ trên chuẩn khơng muốn về cơng tác.

- Phần lớn ĐNGV là GV trẻ chiếm khoảng 70%, có sự nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục HS nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao.

- Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được HS.

- Một số GV giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, khơng muốn học nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Một số GV trẻ có ý thức học tập phấn đấu vươn lên khẳng định mình nhưng với mục đích khi thành danh, có uy tín thì lại thun chuyển đến nơi thu nhập tốt hơn hoặc chuyển về quê hương của GV để được gần nhà.

- Một số GV phải dạy thêm các lớp hệ Dân lập trong nhà trường nên bị hạn chế về thời gian đầu tư về chuyên môn.

2.3. Quy mô trƣờng lớp

Trường THPT Quất Lâm được thành lập từ năm học 2007 – 2008, đến nay đã bước sang năm thứ 8. Trường có diện tích rộng 20772m2, trường có 24 phịng học, 1 nhà hiệu bộ và 9 phòng chức năng và thực hành bộ mơn, có sân chơi bãi tập với hệ thống bồn hoa cây cảnh đảm bảo phục vụ cho 22 lớp học hiện nay của nhà trường.

Năm học 2015 -2016 với quy mô phát triển là:

+ Tổng số lớp: 22; trong đó khối 10 gồm 7 lớp cơng lập; khối 11 gồm 7 lớp công lập và lớp 12 gồm 6 lớp công lập và 2 lớp dân lập.

+ Tổng số học sinh: 878; trong đó khối 10 có 281 HS, khối 11 có 286 HS và khối 12 có 311 HS.

2.4. Chất lƣợng giáo dục THPT

Trong các năm qua, tuy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã không ngừng được nâng cao nhưng so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia thì vẫn cịn nhiều mặt cịn khó khăn. Nhà trường đang hướng đến đạt chuẩn giai đoạn 1 vào năm 2017.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà trường thì cần phải có đội ngũ giáo viên khơng chỉ có chuyên mơn giỏi mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, giàu kinh nghiệm, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Muốn làm được điều đó thì địi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng của đội ngũ giáo viên từ đó đối chiếu với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông Quất Lâm huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)