Tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở việt nam (Trang 51 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng phát triển của trẻ thơ tạ

2.2.1. tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ thơ

2.2.1.1. Học thuyết về sự phát triển của trẻ thơ

45

Người Việt Nam có câu tục ngữ “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bị, chín tháng lị dị biết đi” để chỉ những mốc phát triển quan trọng của trẻ thơ trong năm đầu tiên của cuộc đời. Câu ngạn ngữ, ở phương diện nào đó, đã nhấn mạnh tới những điểm mốc về độ tuổi cũng như những sự phát triển mong đợi tương ứng với những độ tuổi ấy.

Học thuyết về sự phát triển của trẻ thơ nhấn mạnh rằng, xét về các phạm vi thể chất, trí tuệ, tâm lí tình cảm, nhận thức xã hội, thời kì từ khi trẻ cịn là thai nhi cho tới khi lên 6 tuổi chính là thời kì quan trọng nhất định hình sự sinh trưởng và phát triển về sau. Học thuyết về sự phát triển của trẻ thơ nhấn mạnh vào các nguyên lý sau đây:

¾ Sự phát triển của trẻ bắt đầu từ khi còn là thai nhi và sự học bắt đầu ngay vào thời điểm trẻ ra đời

¾ Sự phát triển bao gồm các lĩnh vực tương quan. Những lĩnh vực này là phát triển thể chất, nhận thức, xã hội, tinh thần và cảm xúc, mỗi một phương diện sẽ ảnh hưởng tới các phương diện khác và tất cả đều phát triển đồng thời. Tiến trình phát triển trên một phương diện sẽ ảnh hưởng đến tiến trình của phương diện khác. Điều này cũng tương tự khi xuất hiện rối loạn trên một phương diện nào đó. Ví dụ, trẻ thơ thiếu dinh dưỡng sẽ không thể học tập; trẻ thơ gặp khó khăn khi học thì thường không tự tin vào bản thân… Xây dựng chương trình học tập dựa trên sự hiểu biết về sinh trưởng và phát triển có nghĩa là đặt trẻ thơ vào trung tâm chú ý, quan tâm tới các nhu cầu sức khoẻ, dinh dưỡng, nhận thức cũng như các nhu cầu về tình cảm xã hội của trẻ. Do đó, sự can thiệp từ bên ngồi phải chú ý tới trẻ thơ trong cái nhìn tích hợp, chú ý tới những nhu cầu cần được bảo vệ, thức ăn, chăm sóc sức khoẻ, tình u thương, tương tác và khích lệ, an tồn,… Tất cả

những nhân tố này cần phải được lưu tâm để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.

¾ Sự phát triển diễn tiến theo những bước có thể dự liệu và sự học diễn ra trong những phối hợp được thừa nhận, trong giới hạn đó bao gồm cả những biến thiên cá nhân hay xã hội trong tốc độ phát triển cũng như cách học của trẻ.

¾ Sự phát triển và học tập diễn ra một cách liên tục như kết quả của quá trình tương tác của trẻ với người khác và là đối tượng trong hoàn cảnh của trẻ.

¾ Trẻ thơ là người tham gia tích cực trong sự phát triển và học tập của chính mình. [23.]

2.2.1.2. Các mốc phát triển trông đợi của trẻ thơ

Nguyên lí thứ 3 của học thuyết về sự phát triển của trẻ thơ nhấn mạnh “Sự phát triển diễn tiến theo những bước có thể dự liệu và sự học diễn ra trong những phối hợp được thừa nhận, trong giới hạn đó bao gồm cả những biến thiên cá nhân hay xã hội trong tốc độ phát triển cũng như cách học của trẻ.” Theo đó, nhìn chung, sự phát triển của trẻ thơ có thể được biểu diễn theo một biểu đồ diễn tiến với những mốc phát triển trông đợi nhất định. Biểu đồ diễn tiến này đúng với mọi trẻ thơ cho dù mỗi em bé lại có những đặc điểm, tốc độ phát triển riêng.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã tổng hợp những đặc điểm phát triển của trẻ thơ trong 8 năm đầu đời và những nhu cầu của trẻ cần được chăm sóc như mơ tả trong bảng sau.

Độ tuổi Trẻ có thể làm được gì? Trẻ cần những gì Sơ sinh – 3

tháng tuổi

Trẻ bắt đầu cười, nhìn theo người hoặc vật, thích các gương mặt và những màu sắc tươi sáng, với và khám phá tay và

Cần được bảo vệ khỏi nguy hiểm thể chất, cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

47

chân, nâng đầu lên, ngoảnh về phía phát ra âm thanh; khóc, nhưng thường nín khi được bế.

hợp lí (kháng thể, cách cho trẻ ăn, vệ sinh), khuyến khích sử dụng các cơ và các giác quan; khuyến khích giao tiếp bằng ngôn ngữ phù hợp, cần được đáp lại và cần sự chăm sóc nhạy cảm

4 – 6 tháng tuổi

Trẻ cười nhiều hơn, thích theo cha mẹ và anh chị, lặp lại các hành động với những thành tựu thú vị, chăm chú lắng nghe, đáp lại khi được trị chuyện, cười, nói ríu rít, bắt chước các âm thanh, khám phá bàn tay và chân, cho mọi thứ vào miệng, ngồi khi được người lớn dựng dậy, lăn tròn, trốn, nhún nhảy, cầm đồ vật mà khơng dùng tới ngón tay.

Cần được bảo vệ khỏi nguy hiểm về cơ thể, cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ hợp lí (kháng thể, cách cho trẻ ăn và vệ sinh), khuyến khích sử dụng cơ bắp và giác quan, khuyến khích giao tiếp bằng ngôn ngữ phù hợp, cần được đáp lại và cần sự chăm sóc nhạy cảm.

7 – 12 tháng tuổi

Trẻ nhớ được các sự kiện đơn giản, nhận biết bản thân mình, các bộ phận cơ thể, những giọng nói quen thuộc; hiểu được tên mình và những từ thường gặp khác, nói những từ có nghĩa đầu tiên, khám phá, đập và lắc đồ vật, tìm những vật bị giấu, cho đồ đạc vào ngăn chứa, ngồi một mình, bị, bám vào bàn ghế để đứng, đi lần lần; trẻ có thể cảm thấy lạ và sợ người lạ.

Cần được bảo vệ khỏi nguy hiểm về cơ thể, cần chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ hợp lí (kháng thể, cách cho trẻ ăn, vệ sinh), khuyến khích sử dụng cơ bắp và giác quan, khuyến khích giao tiếp bằng ngôn ngữ phù hợp, cần được đáp lại và cần sự chăm sóc nhạy cảm.

1 – 2 tuổi Trẻ bắt chước các hành động của người lớn, nói và hiểu từ và ts, thích nghe kể chuyện và thích thử nghiệm với các đồ vật khác nhau, bước vững, trèo thang gác, chạy, đòi tự làm nhiều việc nhưng thích những người thân hơn, nhận biết sự sở hữu các đồ vật, biết kết bạn, giải quyết vấn đề, tự hào về những việc mình làm được, thích giúp đỡ người lớn, thích chơi trị đóng giả

Ngồi những nhu cầu như trên, trẻ ở độ tuổi này cần được hỗ trợ trong các việc sau: nắm bắt các kĩ năng vận dụng cơ bắp, ngôn ngữ và tư duy, phát triển tính tự lập, học cách kiềm chế, trẻ cần có những cơ hộ để chơi và khám phá, chơi với các em bé khác. Chăm sóc sức khoẻ đặc biệt chú ý đến việc tiêu giun.

2 – 3 tuổi rưỡi

Trẻ thích học hỏi các kĩ năng mới, học tiếng rất nhanh, trẻ luôn vận động, điều

Thêm vào những nhu cầu như trên, trẻ ở đột tuổi này cần có

kiển được bàn tay và các ngón tay, dễ nổi cáu, làm việc độc lập hơn nhưng vẫn bị phụ thuộc

các cơ hội làm những việc sau: tự lựa chọn, tham gia vào các vở kịch, đọc các cuốn sách có độ phức tạp tăng dần, hát, giải những bài toán đố đơn giản. 3 tuổi rưỡi

– 5 tuổi

Ở độ tuổi này trẻ tâp trung được lâu hơn, hay tỏ ra ngốc nghếch và thích làm ồn, thích dùng ngơn ngữ gây sốc, nói nhiều, hỏi nhiều, muốn thử những việc người lớn, có thể tiếp tục các việc đnag làm dở, thận trọng kiểm tra các kĩ năng thể chất và sự can đảm; thể hiện cảm xúc trong các vai kịch, thích chơi với bạn bè, khơng thích thua bạn, đơi khi biết chờ tới lượt mình và biết chia sẻ.

Bên cạnh những nhu cầu như đã nhắc ở trên, trẻ ở độ tuổi này cần có các cơ hội để làm những việc sau: phát triển các kĩ năng sử dụng cơ bắp, tiếp tục mở mang các kĩ năng ngơn ngữ bằng cách trị chuyện, đọc sách, hát, tập hợp tác bằng cách giúp đỡ và chia sẻ; cần tập các kĩ năng trước tập viết và trước tập đọc.

5 – 8 tuổi Ở độ tuổi này trẻ tò mò hơn về mọi người và cách vận hành của mọi vật; trẻ tỏ ra thích thú với những con số, chữ cái, đọc và viết; trẻ trở nên thích thú hơn với những kết quả cuối cùng, đồng thời trẻ cũng tự tin hơn với những kĩ năng về thể chất, sử dụng từ để thể hiện cảm xúc và đối phó; thích các hoạt động cho người lớn, trở nên hoà đồng hơn, và tỏ ra hợp tác hơn ngay trong khi chơi

Bên cạnh những nhu cầu như đã nhắc ở trên, trẻ ở độ tuổi này cần co cơ hội để làm những việc sau: phát triển các kĩ năng đọc và đếm, tham gia vào việc giải quyết vấn đề, tập làm việc nhóm, phát triển ý thức về năng lực cá nhân, tập cách đặt câu hỏi và quan sát, đạt đến các kĩ năng sống cơ bản, tham gia giáo dục căn bản.

Bảng 2.2.1.2. Khái quát những đặc điểm và nhu cầu phát triển của trẻ thơ từ 5 đến 8 tuổi [29]

Tổng hợp hơn với những quan điểm trên đây của Ngân hàng thế giới, các chuyên gia đưa ra 5 kênh chính bao quát sự sinh trưởng và phát triển của trẻ thơ trong 5 năm đầu đời: (1) Phát triển thể chất; (2) Phát triển cơ bắp; (3) Phát triển nhận thức và tư duy; (4) Phát triển cảm xúc xã hội; (5) Phát triển ngôn ngữ.

Tương tự như vậy, các nhà nghiên cứu GDMN Hoa Kì đưa ra bốn tiêu chí được coi như kết quả trơng đợi cho mọi trẻ em: [18]

49

¾ Trẻ thơ có đủ các kĩ năng cá nhân và xã hội

¾ Trẻ thơ là những người học có hiệu quả

¾ Trẻ thơ thể hiện được các khả năng thể chất và cơ bắp

¾ Trẻ thơ khoẻ mạnh và an tồn

Sự phát triển tồn diện của mọi trẻ thơ, nói cách khác, chính là mục tiêu của mọi cơ sở GDMN. Đánh giá sự phát triển của từng học sinh tại cơ sở GDMN cũng chính là đánh giá chất lượng của quá trình thực hiện tương tác giáo dục.

2.2.1.3. Đánh giá sự phát triển của trẻ thơ

Đánh giá sự phát triển của trẻ thơ là công tác đánh giá phải thực hiện theo từng độ tuổi và từng giai đoạn phát triển. Việc đánh giá phải dựa trên những mốc phát triển trông đợi tương ứng với độ tuổi và giai đoạn phát triển ở trẻ. Các mốc phát triển trơng đợi, nói cách khác, chính là các tiêu chí cụ thể hố các kênh phát triển của trẻ thơ.

Đánh giá sự phát triển của trẻ thơ theo từng độ tuổi là một công tác quan trọng, bởi nó cho giáo viên cũng như nhà quản lý nhìn rõ diễn tiến phát triển của trẻ, đồng thời, kết quả của cơng việc này cịn cho thấy được tại những trường hợp cụ thể nào sự phát triển còn chậm so với độ tuổi, cũng như những rối loạn phát triển của từng trường hợp cá biệt. Kết quả của đánh giá sự phát triển cũng nói lên được tác dụng của quá trình tương tác giáo dục cũng như hiệu quả giảng dạy của giáo viên từng lớp.

Hoa Kì là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực đánh giá giáo dục với một hệ thống đánh giá kiện toàn cả về nội dung, phương pháp và công nghệ hỗ trợ đánh giá. Mỗi bang của Hoa Kì phát triển một hệ thống đánh giá giáo dục riêng do Sở Giáo dục của từng bang vận hành và điều phối. Hồ sơ kết quả phát triển trông đợi (DRPR) dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi của bang California, Hoa Kì là một trong những ví dụ về hệ thống đánh giá sự phát

triển của trẻ thơ theo từng giai đoạn. Hồ sơ kết quả phát triển trông đợi dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi được thiết kế trên 4 mục tiêu phát triển lớn, 10 chỉ số, và 39 tiêu chuẩn đo lường [23]

Kết quả trông đợi Chỉ số Đo lường

1. Biết được các đặc điểm về bản thân Nhận thức về

bản thân 2. Nhận ra các kĩ năng và thành tựu của bản thân

3. Thể hiện sự cảm thông

4. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với người lớn 5. Kết bạn

6. Xây dựng trò chơi hợp tác với các bạn khác 7. Hoà giải tranh chấp

Các kĩ năng liên cá nhân và xã hội

8. Ý thức về sự khác biệt của mình và người khác

9. Kiềm chế sự nóng vội 10. Chờ lượt

Tự điều chỉnh hành vi

11. Chia sẻ không gian và vật dụng 12. Hiểu nghĩa

13. Hiểu được các cấu trúc câu có độ phức tạp tăng dần

14. Thể hiện bản thân thông qua ngôn ngữ 1.Trẻ thơ nắm vững

các kĩ năng cá nhân và xã hội

Ngôn ngữ

15. Sử dụng ngôn ngữ trong đàm thoại 16. tò mò và chủ động

Học tập

17. Cam kết và bền bỉ 18. Trí nhớ và kiến thức 19. Nguyên nhân và kết quả

20. Tham gia vào việc giải quyết vấn đề Hoàn thiện

nhận thức

21. Chơi các trị đóng kịch xã hội

22. Tri thức về số: hiểu biết về số lượng và đếm 23. Tri thức về số: thao tác toán học

24. Các hình 25. Thời gian 26. Phân loại 27. Đo lường Toán học 28. vẽ theo mẫu

29. Hứng thú với việc đọc viết 30. Có kiến thức về chữ cái và từ 31. Đang tập viết thành thạo 32. Có khái niệm về ấn bản 2.Trẻ thơ là những

người học hiệu quả

Khả năng đọc viết

33. ý thức về âm vị

51

34. Vận động cơ bắp lớn 35. Vận động cơ bắp nhỏ 3. Trẻ thơ thành thạo sử dụng các kĩ năng thể chất và cơ bắp Kĩ năng cơ bắp 36. Thăng bằng

37. Thời gian biểu chăm sóc cá nhân hàng ngày 38. An toàn cá nhân

4. Trẻ thơ khoẻ mạnh và an toàn

Sức khoẻ và an toàn

39. Hiểu biết về cách sống khoẻ mạnh Bảng 2.2.1.3. Bảng tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ thơ từ 3 đến 5 tuổi [18]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)