Công cụ đánh giá chất lượng GDMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở việt nam (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Công cụ đánh giá chất lượng GDMN

Hoa Kì là quốc gia có sự trọng thị và đầu tư lớn cho công tác đánh giá giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Chúng ta cũng đã quen với các bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ do các công ti chuyên về đánh giá giáo dục của Hoa Kì thiết kế như TOEFL (Test of English as a Foreign Language) được thiết kế theo hai loại hình paper-base (thi trên giấy) và internet-base (thi trên máy tính và qua mạng internet); GRE, GMAT, SAT, … Các bài kiểm tra này được thiết kế như những cơng cụ đánh giá chính xác dựa trên các kết quả nghiên cứu chuyên ngành như Tiếng Anh, Tốn học, … và một hệ thống tiêu

chí đánh giá chính xác. Chính bởi tính tiện dụng và chính xác, nên các kết quả của các kì thi năng lực này đạt được đến tầm ảnh hưởng và được chấp nhận, cũng như đánh giá cao trên toàn thế giới.

Công cụ đánh giá chủ yếu sử dụng cho đánh giá giáo dục mầm non tại Hoa Kì là các bảng hỏi trên giấy được thiết kế cho máy tính dễ nhận diện và xử lý. Hồ sơ phát triển trông đợi dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi (Desired Results Developmental Profile – revised, California Department of Education, Child Development Division) là một ví dụ điển hình về cơng cụ đánh giá chất lượng phát triển của trẻ thơ.

Công cụ đánh giá được thiết kế theo các phần như sau: Thông tin về trẻ

¾ Thơng tin về người quan sát ¾ Hướng dẫn điền form khảo sát ¾ Các tiêu chí, thước đo và chỉ số ¾ Các mức độ đánh giá và ví dụ

Ưu điểm của cơng cụ này là lưu giữ được thông tin cụ thể về chủ thể và đối tượng tham gia khảo sát, có sự hướng dẫn cụ thể cho người quan sát để đảm bảo một kết quả chính xác nhất, các mức độ đánh giá theo các tiêu chí, thước đo và chỉ số được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu. Đồng thời, công cụ đánh giá này được thiết kế để tối giản hố các cơng đoạn xử lý bằng tay; cũng như để phục vụ yêu cầu xây dựng một cơ sở dữ liệu với các thông tin đa diện ở tầm vĩ mơ, giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng nhận biết những điểm yếu cần khắc phục cũng như những ảnh hưởng của các chính sách xã hội/ các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng của GDMN.

Mơ tả bằng hình dưới đây sẽ cho ta một cái nhìn cụ thể hơn về các chức năng của công cụ đánh giá cho GDMN của Hoa Kì [18]

63

Hình 3.1.1. Phần lưu thơng tin về trẻ và người quan sát

Hình 3.1.3. Phần khảo sát chính

Hình 3.1.4. Cách thức điền bảng khảo sát được thiết kế cho máy tính có thể dễ dàng nhận diện và xử lý, tối giản hố cơng tác thống kê bằng tay.

65

Hồ sơ khảo sát về chất lượng phát triển của trẻ thơ từ 3 đến 5 tuổi được thực hiện bởi các giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên tơ đậm vào các ơ khoanh trịn theo từng mức độ phát triển của trẻ. Các bài khảo sát được quét dưới dạng hình ảnh (image) và được đưa vào máy tính. Phần mềm nhận diện điểm đen trên máy tính sẽ làm nhiệm vụ xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả cho nhà quản lý.

Để xây dựng được các công cụ đánh giá như giới thiệu ở trên là việc khơng khó đối với Việt Nam. Tiếp thu các kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, và dựa trên hệ tiêu chí đánh giá chất lượng trên từng khía cạnh của quy trình GDMN, chúng ta có khả năng xây dựng những bộ công cụ chuẩn cho đánh giá chất lượng GDMN trong phạm vi toàn quốc.

Hiện tại, tại một số trường đại học như Đại học Thăng Long, Trung Tâm Trắc nghiệm phối hợp với một số công ti dẫn đầu về công nghệ phần mềm đã thiết kế được phần mềm nhận diện điểm đen và bước đầu áp dụng trong các bài kiểm tra trắc nghiệm tại trường đại học. Càng ngày càng có nhiều trường đại học tiến hành đánh giá kết quả học tập của sinh viên và trưng cầu ý kiến về giáo viên theo công nghệ này. Tuy mới chỉ dừng lại trong phạm vi các trường đại học, song việc áp dụng công nghệ trong đánh giá giáo dục ở Việt Nam đã mở ra một phương hướng phát triển cho đánh giá chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam.

Để xây dựng được bộ công cụ này, đầu tiên chúng ta cần có một hệ tiêu chí hồn chỉnh để đánh giá được tồn diện các mặt của một vấn đề, và mọi vấn đề liên quan đến chất lượng GDMN tại khu vực thành phố nói riêng và trên phạm vi tồn quốc nói chung.

Việc xây dựng thí điểm bộ cơng cụ đánh giá chất lượng GDMN cho khu vực thành phố nên được tiến hành trước, bởi tại đây có những lợi thế nhất định về trình độ của giáo viên, trang bị tốt về cơ sở vật chất, có thể dễ dàng thực hiện thí điểm, thu thập ý kiến đóng góp và phản hồi.

3.2. Quy trình đánh giá giáo dục mầm non

Bất cứ một quá trình giáo dục nào tác động lên một đối tượng cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong đối tượng đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào, người ta phải đánh giá hành vi của đối tượng đó trong một tình huống nhất định. Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định (1) mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay khơng, (2) việc giảng dạy có thành cơng hay khơng, người học có tiến bộ khơng.

Cơng tác đánh giá giáo dục nói chung được sơ đồ hố như sau:

Mục tiêu giáo dục Các quy trình GD Kết quả Sản phẩm đầu ra Tác động Kế hoạch hố Truyền thơng Quản lý cơng việc

Triển khai ngân sách Có thể sử

dụng làm tiêu

điểm của quy

trình đánh giá

Kết quả của quá trình học tập

Học sinh: - Hiệu quả của việc học, thay đổi trong thái độ/ cách tiếp cận; cải thiện và phát huy độ tiếp cận tới chương trình học, linh hoạt hơn

Cơ sở GD: thay đổi trong việc thực hiện công việc, quan điểm hay giá trị, thay đổi cấu trúc tổ chức, vị thế trong xã hội

Sơ đồ 3.2.1. Cơng tác đánh giá giáo dục nói chung

Tuỳ vào mục tiêu đánh giá của nhà quản lý, mỗi quy trình đánh giá giáo dục đều có những trọng điểm cụ thể phản ánh các mục tiêu này. Quy trình đánh giá chất lượng giáo dục mầm non nói riêng và quy trình đánh giá giáo dục nói chung đều phải được triển khai theo 10 bước như bảng mô tả dưới đây để đảm bảo một kết quả đánh giá chính xác, khách quan và đáng tin cậy:

67

Bước Đưa ra quyết định

1. Xác định, chọn lọc các đối tượng đánh giá (xem Sơ đồ V.1.1)

Trọng điểm đánh giá: Đánh giá cái gì? Vì sao? Mục đích là gì?

Đánh giá này thực hiện trên đối tượng nào? 2. Thiết lập các tiêu chuẩn/ tiêu chí

phù hợp để kiểm định thực hiện

Các mốc hoặc khung đo lường nào sẽ được sử dụng để đánh giá?

3. Lên kế hoạch đánh giá phù hợp Các vấn đề chính nào cần được giải quyết? Cái gì khả thi với các nguồn lực sẵn có như thời gian, nhân lực, vật lực, tài lực và các nguồn tài nguyên khác?

4. Lựa chọn và phát triển phương án thu thập dữ liệu

5. Tập hợp các dữ liệu liên quan

Những thông tin nào cần thu thập: Thu thập từ ai?

Do ai thực hiện?

Thông tin được thu thập như thế nào? 6. Lập quy trình, tóm tắt và phân tích

các dữ liệu liên quan

7. Đối chiếu dữ liệu và tiêu chí đánh giá

Thơng tin được xử lý, phân tích và giải thích như thế nào? Ai sẽ làm việc này? (Các tiêu chí đánh giá được đề ra ở Bước 2)

8. Báo cáo kết quả và phản hồi

Kết quả đánh giá được thông tri bằng cách nào? Thông tri cho ai?

Khi nào? 9. Đánh giá chi phí – lợi ích

Lợi ích thu được là gì?

Đầu tư có xứng đáng với lợi ích đó hay khơng? Ai đưa ra kết luận?

10. Đánh giá quy trình đánh giá

Bản thân quy trình đánh giá được đánh giá như thế nào?

Thiết kế được đánh giá bằng cách nào?

Làm thế nào để biết liệu đánh giá có diễn tiến theo kế hoạch hay không (vấn đề quản lý)?

Nỗ lực đánh giá nhìn chung được nhận định ra sao? Từ Bước 1 đến bước 10 Đánh giá được quản lí ra sao trên các phương diện như xác định, phân phối công việc, sử dụng tài

nguyên, phân bổ nhân lực, …? Bảng 3.2.2. Quy trình đánh giá giáo dục

Dựa trên một Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng GDMN tại cơ sở được triển khai thành các công cụ đánh giá như đề xuất ở phần trên, các quy trình đánh giá chất lượng GDMN ở cơ sở sẽ trở nên dễ dàng hơn với cả chủ thể và đối tượng của đánh giá.

Đặc biệt trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển và đạt được những thành tựu lớn khi ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và GDMN nói riêng, thì quy trình đánh giá giáo dục mầm non sẽ trở nên giản tiện và khả thi hơn nhiều.

3.3. Kết luận chương 3

Để đạt được những kết quả đánh giá chính xác, khách quan, có độ tin cậy lớn, cơng tác đánh giá chất lượng GDMN ở cơ sở phải được tiến hành dựa trên sự kết hợp của 3 nhân tố (1) Hệ tiêu chí đánh giá chất lượng GDMN ở cơ sở; (2) Bộ công cụ chuẩn, khoa học được thiết kế triển khai từ hệ tiêu chí đánh giá chất lượng GDMN ở cơ sở theo từng khía cạnh khác nhau; (3) quy trình đánh giá được tuân thủ cộng với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến. Bằng cách này, chúng ta sẽ nhận được những thơng tin phản hồi tích cực để phục vụ công cuộc nâng cao chất lượng GDMN không chỉ ở khu vực thành phố mà cả tại các vùng nông thôn, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Với những thơng tin phản hồi tích cực và một hệ thống dữ liệu kết quả đánh giá chất lượng GDMN tại cơ sở, nhà quản lý GDMN có những cơ sở vững chắc để đề ra những chiến lược không ngừng cải thiện và phát huy chất lượng GDMN.

69

CHƯƠNG 4

THÍ ĐIỂM KHẢO SÁT TÍNH ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT

4.1. Khảo sát giáo viên mầm non tại một số cơ sở GDMN KV TP

4.1.1. Giới thiệu về khảo sát

Giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo và giáo viên tiểu học có một vai trị sống cịn đối với sự phát triển của trẻ thơ. Những điều trẻ thơ học và thể nghiệm trong những năm đầu đời sẽ định hình cách trẻ nhìn nhận về chính mình và về thế giới; nó sẽ ảnh hưởng đến những thành công hay thất bại trong học tập, công tác hay trong chính cuộc sống riêng của từng người. Giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo và giáo viên tiểu học cho trẻ làm quen với tốn học, ngơn ngữ, khoa học và các nghiên cứu xã hội khác. Họ sử dụng các trò chơi, âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh, sách truyện, máy tính và các cơng cụ khác để dạy những kĩ năng này.

Trẻ trước tuổi vào lớp 1 chủ yếu học thông qua chơi và các hoạt động tương tác. Giáo viên mầm non nhấn mạnh vào việc chơi của trẻ để đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ và vốn từ vựng (dùng các cách như kể chuyện, các trị chơi có nhịp điệu, và các trị đóng giả), cải thiện và phát huy các kĩ năng xã hội (cho trẻ cùng nhau xếp hình xây nhà) và giới thiệu những khái niệm tốn học và khoa học đơn giản (chỉ cho trẻ cách pha màu khi vẽ, hoặc đếm các khối hình xếp). Do đó, cách tiếp cận đơn giản, bao gồm các giờ học nhóm, hướng dẫn cho từng em, và học hỏi qua những hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, múa, âm nhạc được sử dụng để dạy trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Dạy chơi và thực hành cũng được giáo viên mầm non sử dụng trong lớp học, nhưng những học vấn vỡ lòng đã bắt đầu được ưu tiên dạy trong các lớp mầm non. Nhận mặt chữ cái, phát âm, học số, ý thức về khoa học và thiên nhiên vốn chỉ được giới thiệu ở bậc nhà trẻ, là những chủ đề được dạy chính thức ở bậc mầm non.

Quan niệm, khuynh hướng tương tác và kĩ năng ứng phó của giáo viên tạo ra ba phương diện chính định hình các tương tác giữa giáo viên và trẻ thơ. Quá trình dạy học trong cơ sở GDMN là một chuỗi các tương tác tình huống được thiết lập giữa cơ và trị nhằm kích thích sự phát triển tồn diện ở trẻ. Khảo sát giáo viên mầm non về quan niệm, phương pháp và kĩ năng sơ cứu cho ta biết mức độ tham gia trong các tương tác với trẻ cũng như tầm quan trọng của các tương tác này đối với các giáo viên mầm non.

4.1.2. Xây dựng quy trình khảo sát

Quy trình đánh giá quan niệm, khuynh hướng tương tác và kĩ năng sơ cứu của giáo viên được cụ thể hoá như sau

Bước Đưa ra quyết định

1. Xác định, chọn lọc các đối tượng đánh giá (xem Sơ đồ V.1.1)

Trọng điểm đánh giá:

Đánh giá quan niệm, khuynh hướng tương tác và kĩ năng sơ cứu của giáo viên

Mục đích của đánh giá là mang lại cái nhìn cụ thể về quan niệm, khuynh hướng tương tác và kĩ năng của giáo viên, qua đó thấy rõ những thiếu sót và những điểm cần được bổ túc, tập huấn và điều chỉnh

Đánh giá được thực hiện trên các giáo viên mầm non thuộc 12 trường mẫu giáo khu vực TP tại Việt Nam

2. Thiết lập các tiêu chuẩn/ tiêu chí phù hợp để kiểm định thực hiện

Độ tinh tế của giáo viên

Độ tham gia tương tác thơng qua lời nói Độ tham gia tương tác thơng qua hành động Vai trị của giáo viên trong tương tác với trẻ

3. Lên kế hoạch đánh giá phù hợp

Làm việc với BGH các trường mẫu giáo trong phạm vi khảo sát

Khảo sát được tiến hành theo phương thức điều tra bảng hỏi, giáo viên trực tiếp điền bảng hỏi tại vị trí trên lớp

4. Lựa chọn và phát triển phương án thu thập dữ liệu

Những thông tin nào cần thu thập:

Thơng tin về giáo viên (Tên tuổi, trình độ đào tạo, số năm kinh nghiệm, trường, địa chỉ

71

5. Tập hợp các dữ liệu liên quan trường); thông tin khảo sát (quan niệm, khuynh hướng tương tác, kĩ năng) Giáo viên trực tiếp điền bảng hỏi

6. Lập quy trình, tóm tắt và phân tích các dữ liệu liên quan 7. Đối chiếu dữ liệu và tiêu chí đánh giá

Thơng tin thu được từ bảng hỏi được nhập vào máy tính dưới dạng cơ sở dữ liệu theo bản ghi.

Cơ sở dữ liệu được tiến hành xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS.

Kết quả khảo sát được giải thích dựa trên các dữ liệu qua xử lý bằng cách phối hợp các phần mềm thống kê

8. Báo cáo kết quả và phản hồi

Kết quả đánh giá được báo cáo trong luận văn.

Các kết quả đánh giá được gửi lại cho từng trường tham gia khảo sát.

9. Đánh giá chi phí – lợi ích

Lợi ích thu được từ khảo sát là cái nhìn cụ thể được lượng hoá bằng các con số về chất lượng đội ngũ giáo viên trong quan niệm, khuynh hướng tương tác và kĩ năng sơ cứu khẩn cấp.

Sự đầu tư về thời gian, kinh phí và sức lực hồn tồn xứng đáng với kết quả mà đánh giá thu được

4.1.3. Tiêu chí đánh giá của khảo sát

Do quan niệm và hành động của giáo viên có liên quan trực tiếp đến chất lượng phát triển của trẻ. Khảo sát này đo lường các phương diện của tương tác giáo viên – học sinh: (1) độ tế nhị trong tương tác với trẻ thơ, (2) mức độ tham gia (bằng lời và bằng hành động) trong tương tác với trẻ thơ, (3) vai trò của giáo viên khi tương tác với trẻ. Ba phương diện của tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)