8. Cấu trúc luận văn
4.2. Khảo sát về mức độ sẵn sàng học đọc và viết ở trẻ 5 tuổi
4.2.2. Phân tích khảo sát sự sẵn sàng học đọc và viết cho trẻ 5 tuổi tại các cơ
Bài khảo sát năng lực ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi được thực hiện trên 273 trẻ mẫu giáo lớn (5 tuổi) tại 11 trường mầm non thuộc 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Xem bảng phân bố đối tượng khảo sát:
So tre tham gia
khao sat Phan tram Ghi chu
C MN Ban cong 43 QT 38 13.9
MN Ban cong Hoa Anh Dao 27 9.9
MN Ban cong Nhieu Loc 16 5.9
MN Thuc Nghiem Hoa Hong 41 15.0
MN TT Bach Yen 17 6.2 MN TT Khai tam 22 8.1 MN TT Nguyen Thi Tu 21 7.7 MN TT Rang Dong 19 7.0 MN TT Thanh Thanh 21 7.7 MN Tu thuc Vi Van 16 5.9 MN Yen Mi 35 12.8 Total 273 100.0
Bảng 4.2.2.1. Bảng phân bố đối tượng khảo sát theo cơ sở GDMN KVTP Dựa trên kết quả khảo sát, sự phân bố của các học sinh theo từng số lượng câu trả lời đúng được mô tả trong bảng sau:
Số câu trả lời đúng Số học sinh Tỉ lệ %
V 1 1 .4 4 2 .7 5 1 .4 6 1 .4 7 2 .7 8 5 1.8 9 4 1.5 10 12 4.4 11 19 7.0 12 37 13.6 13 78 28.6 14 84 30.8 15 27 9.9 Total 273 100.0
Đứng trên phương diện các mức độ sẵn sàng cho việc học đọc và viết như nhắc tới ở phần 1, chúng ta có bảng phân bố như sau:
Số câu trả lời đúng Các mức độ sẵn
sàng Số học sinh Tỉ lệ %
Valid 0-4 Chưa sẵn sàng 3 1.09
5-7 Bắt đầu xây dựng kĩ
năng 4 1.46
8-10 Đang tiến triển chậm 21 7.69
11-13 Đã nắm vững nhiều
kĩ năng cần thiết 134 49.08
14-17 Có các kĩ năng hồn thiện – Sẵn sàng 111 40.65
Total 273 100.0
Bảng 4.2.2.3. Bảng phân bố theo mức độ sẵn sàng học đọc và viết Nhìn vào bảng phân bố theo mức độ sẵn sàng trên đây, ta nhận thấy rằng, số lượng trẻ 5 tuổi chưa thực sự sẵn sàng (nhóm trả lời đúng từ 0-4 và 5-7 câu hỏi) học đọc và viết tại các cơ sở GDMN khu vực thành phố ở Việt Nam chiếm khoảng 2.55% tổng số trẻ em tham gia khảo sát. Số trẻ chưa sẵn sàng học đọc và viết này chủ yếu là học sinh của các nhóm trẻ gia đình tại 2 quận nghèo là quận Sơn Trà (Tp Đà Nẵng) và quận Tân Phú (TP HCM).
Số lượng trẻ em đang có tiến triển chậm trong việc nắm bắt các kĩ năng ngôn ngữ chiếm 7.69% tổng số trẻ em tham gia khảo sát và nằm rải rác ở các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Trì (Hà Nội), Sơn Trà (Đà Nẵng), Tân Phú (TP HCM). Điều đáng chú ý là, bên cạnh các cơ sở GDMN còn thiếu thốn về cơ sở vật chất như các nhóm trẻ gia đình Khai Tâm, Thanh Thanh, Vi Vân, và trường mẫu giáo bán cơng xã n Mĩ (Thanh Trì – Hà Nội) thì tại các trường lớn như Mầm non thực nghiệm Hoa Hồng, và Mầm non 43 Quang Trung ở nội thành Hà Nội vẫn có 4 em chưa theo kịp tốc độ phát triển với các bạn trong cùng lớp. Điều này cho ta thấy rõ vai trò quan trọng của giáo viên mầm non đối với từng trường hợp cá biệt, để làm
96
sao có thể hỗ trợ trẻ thơ theo từng trường hợp cá biệt để giúp trẻ bắt kịp với bạn bè cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
49.08% số trẻ 5 tuổi tham gia khảo sát đã nắm được nhiều kĩ năng cần thiết song vẫn chưa sẵn sàng cho việc học đọc và viết ở lớp 1. Thực trạng này đòi hỏi các nhà quản lý, cũng như giáo viên trực tiếp đứng lớp cần có một số thay đổi trong việc tạo ra mơi trường mang tính chất thúc đẩy trẻ thơ hồn thiện các kĩ năng đã có và nắm bắt các kĩ năng mới để chuẩn bị tốt nhất cho việc học đọc và viết ở lớp 1.
Đồng thời ta cũng thấy, tỉ lệ 40.65% trẻ em thực sự sẵn sàng bước vào lớp 1 để học đọc và viết trên thực tế là một tỉ lệ chưa cao. Làm thế nào để nâng cao được tỉ lệ này đặt ra yêu cầu về chiến lược quản lý toàn diện đối với nhà quản lý tại cấp cơ sở GDMN riêng ở khu vực Thành phố ở Việt Nam.
Bằng việc so sánh kết quả khảo sát với các tiêu chí phát triển ngơn ngữ và giao tiếp sử dụng trong bài khảo sát, giáo viên sẽ nắm được cụ thể về những kĩ năng mà trẻ còn yếu hoặc chưa phát triển để từ đó có chiến lược cá biệt cũng như chiến lược nhóm để hỗ trợ trẻ thơ phát triển.
Kết quả khảo sát theo đáp án được thống kê như bảng dưới đây: Câu hỏi/ Đáp án Tiêu chí khảo sát Số hs trả lời đúng Tỉ lệ % 1 1.1+1.4 Kiểm định vốn từ 212 77.7
2 2.4 Kiểm tra về mức độ quen thuộc với chữ cái 213 78.0 3 3.3 Phân biệt chữ cái với các kí hiệu viết khác 170 62.3 4 4.2 Nhận diện từ và chữ sử dụng trên các đồ vật 261 95.6 5 5.2 Sử dụng hình tượng để diễn đạt khái niệm 256 93.8
6 6.1 Nhận mặt chữ cái 254 93.0
7 7.4 Nhận mặt chữ cái 242 88.6
8 8.3 Phân biệt chữ cái thông qua liên hệ chữ cái và âm đọc 251 91.9 9 9.4 Phân biệt chữ cái thông qua liên hệ chữ cái với âm của một từ 243 89.0 10 10.3 Phân biệt chữ cái thông qua tương đồng về phụ âm đầu của
11 11.4 Hiểu mục đích của việc viết chữ: nhận xét về nét chữ 225 82.4 12 12.4 Hiểu mục đích của việc viết chữ: nhận xét về nét chữ 235 86.1 13 13.2 Sử dụng hình tượng và từ để diễn đạt ý nghĩa. Phân biệt /r/ - /d/ 206 75.5 14 14.4 Biểu lộ nhận biết về từ ghép thơng qua liên hệ với hình tượng 265 97.1
15 15.1 Biểu lộ nhận biết về từ ghép 259 94.9
16 16.4 Biểu lộ nhận biết về âm vị và đánh vần vô thức 257 94.1 17 17.3 Biểu lộ nhận biết về âm vị và đánh vần vô thức 246 90.1
Bảng 4.2.2.4. Bảng thống kê số học sinh trả lời đúng theo các câu hỏi Nhìn bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy đại đa số trẻ 5 tuổi tham gia khảo sát đều hiểu được câu hỏi và đưa ra câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, khảo sát cũng mang lại cho chúng ta thấy những tỉ lệ chưa cao tại các câu hỏi 1, 3, 10 và 13.
Chúng ta đi sâu phân tích từng trường hợp như sau:
Câu hỏi 1: tìm hình vẽ gáy của cuốn sách, 77.3% học sinh tham gia khảo sát trả lời đúng (đánh dấu hình 1.1; 1.4 và đánh dấu cả 2 lựa chọn). 22.7% học sinh cịn lại khơng có câu trả lời đúng thể hiện sự phân vân trong việc nhận biết khái niệm “gáy sách” và nhận diện khái niệm đó trên đồ vật thực.
Câu hỏi 3: 62.3% học sinh tham gia khảo sát nhận diện được chữ cái trong các kí hiệu viết khác nhau. Số học sinh cịn lại có các phương án trả lời được thống kê như sau:
Số trẻ trả lời Phần trăm
Hình 3.1 21 7.7
Hình 3.2 22 8.1
Hình 3.4 82 30.0
Tổng cộng 125 45.8
Bảng 4.2.2.5. Bảng phân bố câu trả lời cho câu hỏi 3
Nhìn bảng trên ta có thể nhận thấy rằng 62.3% đúng + 45.8% sai cho ta kết quả là 108%, với một độ lệch vượt quá 100% số học sinh tham gia khảo sát là 8.1%, do vậy, ta có thể kết luận rằng trong tập hợp học sinh trả
98
lời đúng có tồn tại một tập hợp nhỏ (8.1%) các học sinh có trên 2 phương án trả lời.
8.1% học sinh có trên 2 phương án trả lời và 37.7% học sinh trả lời không đúng cho ta thấy trẻ sự phân vân của trẻ khi nhận diện chữ cái với các kí hiệu viết khác, đặc biệt trẻ rất dễ nhầm lẫn giữa khái niệm chữ cái và chữ số.
Câu hỏi 10: Phân biệt chữ cái thông qua tương đồng về phụ âm đầu của hai từ. Phân biệt /b/ - /p/. u cầu của câu hỏi là tìm chữ cái có phát âm giống âm BU nhất. Đáp án là /b/ (hình 10.3). Có 211 học sinh trả lời đúng (77.3%). Số học sinh trả lời đáp án /p/ (hình 10.4) được thống kê như sau:
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid blank 213 78.0 78.0 78.0
checked 60 22.0 22.0 100.0
Total 273 100.0 100.0
Bảng 4.2.2.6. Bảng phân bố câu trả lời cho hình 10.4
Tức là: có 60 em trả lời chữ cái /p/ có phát âm giống chữ BU nhất, chiếm 22% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Điều này chứng tỏ sự phân vân của trẻ khi phân biệt hai chữ cái /b/ và /p/. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn cho trẻ kĩ hơn khi phân biệt hai chữ cái này.
Tương tự như vậy là trường hợp của câu 13. Yêu cầu của câu 13 là trẻ phải nhận biết hình vẽ và biết gọi tên hình vẽ. Câu 13 hỏi “Tìm hình vẽ nào có phát âm là dờ /d/.
Có 206 học sinh lựa chọn đúng là diều (hình 13.2), chiếm 75.5% tổng số học sinh tham gia khảo sát.
Số học sinh trả lời theo phương án rắn (hình 13.4) được thống kê như sau: Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent blank 182 66.7 66.7 66.7 checke d 91 33.3 33.3 100.0 Valid Total 273 100.0 100.0 Bảng 4.2.2.7. Bảng phân bố số học sinh chọn hình 13.4 làm đáp án
Có 91 em lựa chọn phương án trả lời là rắn /r/, chiếm 33.3% tổng số học sinh tham gia khảo sát. Điều này thể hiện trẻ 5 tuổi tuy đại thể nhận biết được cách phát âm hình vẽ, song chưa hồn tồn phân biệt được hai chữ cái /d/ và /r/ do thói quen khẩu ngữ hàng ngày. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn cho trẻ kĩ hơn khi phân biệt hai chữ cái này.
4.3. Kết luận chương 4
Khảo sát giáo viên mầm non tại một số cơ sở GDMN khu vực thành phố về quan niệm về tương tác với trẻ, khuynh hướng tương tác và kĩ năng sơ cứu khẩn cấp cho thấy giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN khu vực thành phố ở Việt Nam còn yếu tại các lĩnh vực như tham gia tương tác thơng qua hành động và vai trị của giáo viên trong tương tác với trẻ thơ. Kết quả này cho thấy các giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN cần được tập huấn bồi dưỡng về việc xây dựng tương tác với trẻ để thơng qua đó rèn luyện cho trẻ tính tự chủ trong việc tìm tịi sáng tạo. Đồng thời, phần khảo sát kĩ năng thơng qua 3 tình huống đơn giản thường gặp trong các nhà trẻ, mẫu giáo cho thấy vẫn còn một bộ phận giáo viên tỏ ra lúng túng trong các tình huống phát sinh tai nạn với trẻ, việc bồi dưỡng kĩ năng phản ứng tức thời cho giáo viên là điều cần được nhà quản lý quan tâm hơn nữa.
Bài khảo sát sự sẵn sàng học đọc và viết ở trẻ 5 tuổi thuộc các cơ sở GDMN khu vực thành phố ở Việt Nam cho ta nắm được con số cụ thể về số trẻ 5 tuổi phân bố tại các mức độ sẵn sàng cho việc học đọc và viết ở lớp 1. Đồng thời, khảo sát cũng cho thấy những điểm yếu cần bổ sung và tăng cường bồi dưỡng trong các kĩ năng cần thiết để trẻ trở nên sẵn sàng cho việc học đọc và viết ở lớp 1. Bài khảo sát cũng mở ra một phương hướng mới bằng cách ứng dụng công nghệ để thiết kế xây dựng các khảo sát khác gần gũi với trẻ thơ và gây được nhiều hứng thú với trẻ hơn.
Thông qua các khảo sát mẫu trên đây, chúng ta có thể thấy rõ những lợi điểm mà nhà quản lý giáo dục có thể thu được từ khảo sát đánh giá.
100
Việc thiết kế các bài đánh giá theo các yêu cầu cụ thể của lĩnh vực cần quản lý là việc làm cần thiết để thu được các thơng tin hữu ích phục vụ cho việc thiết lập các chiến lược phát huy chất lượng GDMN tại cơ sở. Sự tổng hợp của các khảo sát khác nhau trên cùng một cơ sở là hệ thống tiêu chí đánh giá thống nhất mang lại những thông tin phản hồi đa diện, giúp nhà quản lý có cái nhìn tồn diện và khơng kém phần cụ thể về những trạng thái chất lượng của cơ sở GDMN để từ đó hồn thiện và đa diện hố các chiến lược phát triển của cơ sở.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Là bậc học đầu tiên cho 5 năm đầu đời của trẻ thơ, Giáo dục mầm
non có nhiệm vụ xây dựng một nền tảng vững chắc cho các năm học tiếp theo cũng như cả cuộc đời của mỗi con người. Chất lượng giáo dục mầm non nói chung được xác định từ chất lượng toàn diện của hoạt động GDMN tại từng cơ sở trong địa phương và trên toàn quốc. Do vậy, để xác định một cách chính xác cái gọi là “chất lượng của cơ sở GDMN”, người ta bắt buộc phải có những đánh giá mang tính khách quan và khoa học. Hiện nay trên
thế giới, công tác đánh giá chất lượng cơ sở GDMN được thực hiện trên các phương diện như sau: (1) Đánh giá cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; (2) Đánh giá cơng tác tổ chức, quản lí tại cơ sở, (3) Đánh giá chất lượng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở; (4) Đánh giá chất
lượng phát triển của trẻ thơ. Để thực hiện được các đánh giá trên, điều quan trọng là phải có những hệ thống tiêu chí tồn diện, cụ thể và tiện dụng để nhà quản lý giáo dục có thể dễ dàng thiết kế đánh giá, để chủ thể đánh giá có thể dễ dàng thực hiện và đạt được kết quả đáng tin cậy nhất tại đối tượng
đánh giá.
Tại Việt Nam, công tác nâng cao chất lượng GDMN tại cơ sở ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết song chúng ta vẫn chưa có một hệ thống tiêu chí thống nhất và toàn diện dành cho đánh giá chất lượng GDMN tại cơ sở. Đặc biệt, do sự chênh lệch quá lớn về kinh tế - xã hội cũng như điều kiện giáo dục tại khu vực thành phố và nông thôn, nên việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá thống nhất càng gặp nhiều trở ngại.
102
Trong luận văn này, chúng tôi đề xuất việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá giáo dục mầm non tại các cơ sở GDMN ở khu vực Thành phố
ở Việt Nam. Tuy nghiên cứu được thực hiện trên một số trường mẫu giáo
khu vực thành phố, song mức độ dao động về điều kiện giáo dục tại các
trường thí điểm khảo sát cũng phần nào cho thấy sự thích ứng của hệ tiêu chí đề xuất đối với cơng tác đánh giá.
Luận văn tập trung vào hai lĩnh vực chính của quy trình GDMN tại cơ sở là xây dựng hệ thống 8 tiêu chí đánh giá giáo viên mẫu giáo được cụ thể hoá thành hai kênh kiến thức và thực hiện và hệ thống 20 tiêu chí cho 7 lĩnh vực phát triển đánh giá chất lượng phát triển của trẻ thơ, đặc biệt là trẻ 5 tuổi và khả năng sẵn sàng vào lớp 1. Các tiêu chí được cụ thể hố và
được kiểm nghiệm bằng hai khảo sát quan niệm, phương pháp, kĩ năng của
giáo viên và khảo sát năng lực ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi tại các cơ sở GDMN khu vực Thành phố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. Kết quả
khảo sát mang lại những con số và nhận định rõ ràng, đáng tin cậy và có ý nghĩa lớn đối với các nhà quản lý, thể hiện tính khả thi và hiệu quả của hệ thống tiêu chí đề xuất trong Phần Nội dung của luận văn.
Như vậy, tiến thêm một bước, luận văn đã khai thác cơ sở đánh giá
chất lượng GDMN ở tầm vi mô, đưa đến một hệ thống tiêu chí cụ thể làm