8. Cấu trúc luận văn
2.2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng phát triển của trẻ thơ tạ
2.2.2. Sẵn sàng vào lớp 1
Khi nói một em bé đã sẵn sàng vào lớp 1 có nghĩa là nói tới những điều trẻ thơ biết và có thể làm khi bé bắt đầu học lớp 1, thường là năm lên 5 hoặc 6 tuổi. Những kiến thức này bao gồm các kĩ năng tiền đọc viết như nhận biết âm vị (kiến thức về bảng chữ cái và mối quan hệ của âm và chữ) và những kiến thức/ kĩ năng khác quan trọng cho việc học tập thành công trong trường học. Các chuyên gia giáo dục cũng như GDMN nhìn chung đều đồng thuận rằng có 5 lĩnh vực phát triển quan trọng liên quan đến sự sẵn sàng vào lớp 1 ở tré, đó là: sức khoẻ thể chất và sự phát triển của các cơ bắp, sự phát triển cảm xúc xã hội, sự tiếp cận tới việc học; tư duy và kiến thức thường thức. Những lĩnh vực này tương tác và mỗi lĩnh vực lại có ảnh hưởng tới khả năng học tập và việc đạt tới thành công trong trường học của trẻ.
Chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1 là một quá trình xảy ra từ từ trong một hồn cảnh nhất định. Nó khơng phải đã hoàn thiện vào ngày đầu tiên trẻ thơ vào lớp 1, hay cũng không phải là một cái gì đó có thể đánh giá được bằng bài kiểm tra đơn giản, vắn tắt. Nó cịn rộng hơn cả kiến thức về một số kĩ năng của trẻ được thể hiện trong một vài tuần đầu tiên ở lớp 1, hay là những khuôn mẫu hành vi nhất quán với những khuôn mẫu của những đứa trẻ biết vâng lời có thời gian tập trung dài một cách phi tự nhiên. Sẵn sàng vào lớp 1 là một q trình phụ thuộc hồn cảnh địi hỏi một thời gian nhất định cho tới khi nó có thể được đánh giá một cách có ý nghĩa.
Các chuyên gia về GDMN nhất trí rằng, khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của một em nhỏ phải được đo lường trên 5 lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau:
¾ Sự khoẻ mạnh về thể chất và sự phát triển cơ bắp: Lĩnh vực này
bao gồm các nhân tố như tình trạng sức khoẻ, sinh trưởng và khuyết tật; cũng như các năng lực thể chất như các kĩ năng vận động cơ bắp lớn và cơ bắp nhỏ, và các điều kiện trước, trong và sau khi sinh.
¾ Sự phát triển về cảm xúc xã hội: Lĩnh vực này kết hợp hai thành tố
có quan hệ tương hỗ gây ảnh hưởng tới sự lành mạnh của hành vi cũng như việc học của trẻ. Sự phát triển kĩ năng xã hội nhằm chỉ khả năng tương tác với người khác của trẻ thơ và năng lực tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Sự phát triển cảm xúc bao gồm sự nhận thức của trẻ về chính bản thân mình, khả năng hiểu cảm nhận của người khác, cũng như khả năng thể hiện cảm xúc của bản thân mình.
¾ Sự tiếp cận tới việc học: Lĩnh vực này nhằm chỉ sự sẵn sàng sử dụng
kĩ năng và kiến thức của trẻ thơ. Các thành tố chủ chốt bao gồm sự hăng hái, tính tị mị, và sự bền bỉ khi thực hiện nhiệm vụ.
¾ Sự phát triển ngơn ngữ và giao tiếp: Lĩnh vực này bao gồm giao
tiếp và khả năng đọc viết rõ nét. Giao tiếp bao gồm nghe, nói, và vốn từ vựng. Khả năng đọc viết rõ ràng bao gồm sự nhận diện chữ in, khả năng thưởng thức truyện kể; những nét bút đầu tiên, và sự liên hệ của các chữ cái với âm thanh của chúng.
¾ Nhận thức và tri thức thường thức: Lĩnh vực này nhằm chỉ tới kĩ
năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề cũng như kiến thức về những đối tượng đặ biệt và cách vận động của thế giới. Kiến thức toán học, tư duy khái quát, và tư duy tưởng tượng là nội hàm của lĩnh vực này.
2.2.2.2. Đánh giá khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ
53
Bằng cách chỉ ra rằng khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ thơ là một cấu trúc phản ánh tiêu điểm chung của tình trạng của trẻ thơ và các đặc trưng của mơi trường giáo dục, có ba điều kiện tiên quyết để đánh giá sự sẵn sàng ở trẻ. Thứ nhất, các cơ hội tương tác giữa trẻ thơ và giáo viên phải xảy ra trong phạm vi môi trường lớp học. Thứ hai, các tương tác này phải diễn ra từ từ chứ không phải theo từng dịp đơn lẻ nào đó. Thứ ba, việc đánh giá không nên bị coi như một phương tiện kiểm tra mà theo đó người ta mong một loại hình đánh giá có thể thực hiện ln chức năng cho các loại hình khác.
Khái niệm sẵn sàng vào lớp 1 kết hợp chặt chẽ nhiều yếu tố góp phần vào khả năng học tập của trẻ thơ, bao gồm môi trường, bối cảnh, các điều kiện quy ước sự nắm bắt và kiện toàn các kĩ năng ở trẻ, và trẻ được khuyến khích học hỏi. Do đó, đánh giá sự sẵn sàn phải có phạm vi rộng, tính tới cả bối cảnh mà trẻ thơ học hỏi trong đó, các cơ hội mà trẻ thơ có được để nắm vững các thông tin và kĩ năng, cũng như những thành tựu mà trẻ thơ đạt được.
Trẻ thơ khơng phải ai cũng có sự tiếp cận bình đẳng tới các kinh nghiệm giúp chúng trở thành những người học thành công khi trẻ bắt đầu lớp 1. Vì hầu hết trẻ thơ đều nhanh chóng đáp lại những thay đổi tích cực trong mơi trường và bắt đầu tương tác với thầy cô giáo, đồ dùng học tập và các bạn đồng lứa. Đánh giá phải tìm tịi để tính tới cả những đa nhân tố bằng cách dẫn chứng một cách có hệ thống về việc học của trẻ qua thời gian và trong bối cảnh cụ thể.
Bốn chỉ số đo lường chất lượng khác nhau được thu thập trong mỗi lớp học cho trẻ 3 tuổi gồm: môi trường lớp học, sự tinh tế của giáo viên, việc lấy trẻ thơ làm trung tâm và sự phản ứng của giáo viên. Một mặt khác của chất lượng GDMN được đo bằng sự tự đánh giá của giáo viên về độ thân mật của mối quan hệ với từng em bé. Chỉ số đo lường sản phẩm trẻ
thơ được thu thập vào mùa xuân từng năm, cho hai năm cuối của trẻ 4-5 tuổi. Các bài đánh giá cá nhân của trẻ về các kĩ năng ngơn ngữ, đọc viết, tốn học được thực hiện. Giáo viên đánh giá lối cư xử trong lớp học của trẻ thơ, bao gồm các kĩ năng nhận thức, tập trung, tính hồ đồng và các cách cư xử có vấn đề. Thêm vào đó, phụ huynh cũng mang lại thêm các thông tin như sự dạy dỗ của mẹ, dân tộc và thu thập của gia đình.