Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 30 - 35)

1.2 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở một số

1.2.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Đến thời điểm hiện tại, TP. Hà Nội có 38 KCN, bao gồm:

Khu công nghiệp Công nghệ cao Sinh học. Vị trí: thuộc địa phận xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai và Cổ Nhuế của huyện Từ Liêm. Quy mô: 2000ha. CĐT: Pacific Land Itd và Công ty CP tư vấn Đầu tư Xây dựng & Ứng dụng Công nghệ mới Vinaconex R&D. Quy hoạch xác định cho Khu công nghệ cao sinh học để thu hút các cơng ty, tập đồn hàng đầu thế giới về công nghệ sinh học.

Khu cơng nghiệp Sài Đồng A. Vị trí tọa lạc tại Thị trấn Sài Đồng. Quy mô:

420ha, là khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong đó, diện tích đất dành cho công nghiệp là 197ha. CĐT: công ty liên doanh giữa Công ty điện tử Hà Nội và Công ty DAEWOO ENGINEER CONSTRUCTION (Hàn Quốc). Quy hoạch theo hướng thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng hạ tầng, kỹ thuật KCN, chuẩn bị mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI vào thuê đất để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Khu cơng nghiệp Sài Đồng B. Vị trí: huyện Gia Lâm, cách trung tâm Hà Nội

8km, gần sân bay nội địa Gia Lâm và sân bay quốc tế Nội Bài. Quy mô: 97,11ha, trong đó 78,38ha dành cho phát triển cơng nghiệp và 18,73ha cho xây dựng phụ. CĐT: Công ty điện - tử Hà Nội (Hanel)- DNNN trực thuộc UBND TP. Hà Nội.

Khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long. Vị trí: thuộc địa bàn huyện Đơng Anh.

25

ty Cơ khí Đơng Anh. KCN hiện đang thu hút 61 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư 662,3 triệu USD. Tỷ lệ lấp đầy khoảng 100%.

Khu công nghiệp Bắc Thường Tín. Vị trí: huyện Thường Tín, cách trung tâm

thành phố khoảng 30km, cách cảng Hải Phòng 125km và cảng Cái Lân 135km, cách sân bay Nội Bài 50km, cách ga Thường Tín và ga Hà Nội lần lượt là 1km và 25km. Quy mô: 112ha. CĐT: Công ty TNHH Đầu tư và Phát Triển D.I.A – Hà Tây. Lĩnh vực ưu tiên bao gồm: Cơng nghiệp Cơ khí, Cơng nghiệp Điện tử, Cơng nghiệp chính xác, Cơng nghiệp nhẹ, Công nghệ tin học,…

Khu Công nghiệp Thăng Long. Vị trí: huyện Đông Anh. Quy mô: 302ha.

CĐT: Thăng Long Industrial Park, một công ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Cơng ty cơ Khí Đông Anh (Bộ Xây Dựng), được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư ngày 22/2/1997. Tổng vốn đầu tư xây dựng Hạ tầng là 76,846 triệu USD.

Khu cơng nghiệp Phú Nghĩa. Vị trí: nằm trên trục QL6A giữa hai thị trấn

Chúc Sơn và Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Quy mô: 170ha. CĐT: Công ty Cổ phần phát triển Phú Mỹ.

Khu cơng nghiệp Thạch Thất. Vị trí: thị xã Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện

Thạch Thất. Quy mô: 150,12ha. CĐT: Công ty CP Đầu Tư phát triển Hà Tây.

Khu cơng nghiệp Đài Tư. Vị trí: 386 Nguyễn Văn Linh – Sài Đồng – Long

Biên – Hà Nội. Quy mô: 40ha. CĐT: Công ty XD&KD CSHT KCN Hà Nội – Đài Tư (Tập đoàn Đầu Tư Phát triển Việt Nam). Lĩnh vực ưu tiên: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ trang sức, linh kiện xe máy, ô tô, đồ điện gia dụng.

Khu công nghiệp Nam Thăng Long. Vị trí: xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm.

Quy mô: 260,87ha. Tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng. KCN Nam Thăng Long nằm trong quy hoạch KCN mới phía tây bắc thủ đơ Hà Nội. Đây là KCN tập trung tiếp nhận.

26

Khu cơng nghiệp Nội Bài. Vị trí: xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Quy mơ:

100ha. CĐT: cơng ty TNHH phát triển Nội Bài (liên doanh công ty xây dựng Công nghiệp Hà Nội và công ty Renong – Malaysia). Lĩnh vực ưu tiên: Cơng nghiệp cơ khí, Cơng nghiệp điện tử, Cơng nghiệp chính xác, Cơng nghiệp nhẹ, cơng nghệ tin học,…

Khu công nghiệp Quang Minh. Vị trí: xã Quang Minh, huyện Mê Linh. CĐT: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức (Tập đồn Đầu Tư phát triển Việt Nam). Quy mơ: 344ha. Lĩnh vực ưu tiên: Công nghệ lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến thực phẩm, cơng nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, chế biến đồ trang sức, sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xe máy, ơ tơ, đồ điện gia dụng, cơ khí,…

Khu cơng nghiệp Sóc Sơn. Vị trí: xã Mai Đình, Quang Tiến, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn. Quy mơ: 204ha. CĐT: Cơng ty Tư vấn Đầu Tư và Thiết kế Việt Nam. Lĩnh vực ưu tiên: Cơ khí, lắp ráp, sản xuất phụ tùng ơ tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng.

Khu cơng nghiệp Đơng Anh. Vị trí: xã Xn Nộn, huyện Đơng Anh. Quy

mô: 470ha. CĐT: Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu cơng nghiệp Việt Nam. Lĩnh vực ưu tiên: Cơ khí, lắp ráp, sản xuất ơ tơ, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng cao cấp, sản xuất hàng xuất khẩu.

Khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy. Vị trí: phường Lĩnh Nam, quận

Hồng Mai. CĐT: Cơng ty cổ phần VID Hưng Yên (Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam). Lĩnh vực ưu tiên: Cơng nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ trang sức, linh kiện xe máy, ô tô, điện gia dụng.

Khu công nghiệp Phụng Hiệp. Vị trí: nằm trên địa bàn các xã Tô Hiệu, Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến thuộc huyện Thường Tín, nằm sát QL1A cũ và đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Quy mô: 401,06ha. Tổng mức đầu tư: 580 tỷ đồng. CĐT: Công ty SIMCO Sông Đà.

27

Một số KCN, cụm CN khác như:

KCN An Khánh, Cụm CN Ngọc Hồi, cụm CN Lai Xá – Kim Trung, cụm CN Thanh Oai, cụm CN Nam Tiến Xuân, cụm CN Hapro, cụm CN Đại Xuyên, cụm CN Đông Xuân – Kim Lũ, cụm CN Mai Đình, Cổ Loa, Từ Liêm, Ninh Hiệp, Phú Thị, Phú Minh, cụm CN Dệt may Nguyên Khê, cụm CN Quận Hai Bà Trưng, KCN Tân Quang, Khu công nghệ Bắc Phú Cát, Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.

Theo Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên trong năm 2020 các KCN Hà Nội đã thu hút đầu tư được 11 dự án mới với số vốn đăng ký 32,8 triệu USD và 144,4 tỷ đồng, 21 dự án đầu tư mở rộng vốn đăng ký 72,9 triệu USD và 147 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư thu hút đạt 118,2 triệu USD. Riêng Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc thu hút được 94 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 91.250 tỷ đồng, trong đó có 55 dự án đang hoạt động.

Hà Nội là một trong số các địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước (trên 95% diện tích đất cơng nghiệp), số dự án, số vốn đăng ký đầu tư, số lao động chiếm khoảng 10% toàn bộ các KCN trên cả nước. Tính đến thời điểm nửa đầu năm 2021, tổng vốn đăng ký của dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thành lập mới và dự án bổ sung tăng vốn tại Hà Nội đạt 519,2 triệu USD, trong đó, có 139 dự án đăng ký mới với số vốn đạt 76,8 triệu USD và 63 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 442,4 triệu USD.

Năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như những khó khăn nội tại trong nước, nhưng thu hút đầu tư vào KCN vẫn đạt được những kết quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô và cả nước. Mặc dù, ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, tuy nhiên trong KCN Hà Nội cũng đã tạo việc làm mới cho trên 100 lao động/ha, đóng góp khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu

28

và trên 20% GDP của thành phố, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Giai đoạn 2021- 2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu thu hút 30 – 40 tỷ USD vốn FDI, vốn giải ngân đạt 20 – 30 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư, trọng tâm là đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phát triển và lấp đầy các khu công nghệ cao, KCN, cụm công nghiệp theo quy hoạch. Lập các danh mục thu hút đầu tư cho các địa bàn, lĩnh vực, sản phẩm, chọn lọc, thu hút đầu tư đối với các dự án có sử dụng cơng nghệ cao,…

Tính đến hết năm 2021 các KCN ở Hà Nội đã thu hút được trên 700 dự án, trong đó 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 6,1 tỷ USD, 399 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 18.000 tỷ đồng. Các ngành nghề thu hút vào KCN Hà Nội phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố gồm: Công nghiệp điện, điện từ chiếm 44%, cơng nghiệp cơ khí chế tạo 24%, các ngành công nghiệp khác 32% (dược phẩm, chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc, công nghiệp in,…).

Thu hút vốn đầu tư vào KCN Hà Nội đạt được những kết quả trên là do: Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực, danh mục, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư. Hà Nội đã tích cực cải thiện mơi trường đầu tư – kinh doanh, đặc biệt là thu hút các dự án FDI vào KCN đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển Thủ đơ.

Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội đặc biệt chú trọng đến cải cách hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN để thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh. Hà Nội có lực lượng lao động dồi dào, chính vì vậy, Ban Quản lý KCN, KCX Hà Nội kí nhiều chương trình hợp tác với các trường đào tạo nghề, trường phổ thông để làm cầu nối giữa nhu cầu lao động của doanh nghiệp và các lao động.

29

Các chương trình, hoạt động thu hút đầu tư được nâng cao chất lượng và hiệu quả tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các DN trong các KCN Hà Nội với các doanh nghiệp trong nước.

Thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến đầu tư, cũng như các chính sách hỗ trợ đầu tư của Ban Quản lý các KCN, KCX Hà Nội đã tạo ra tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của các DN trong các KCN Hà Nội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu hút VĐT vào các KCN ở Hà Nội vẫn cịn có những hạn chế, cụ thể:

Thu hút được nhiều dự án FDI, tuy nhiên chỉ là những DN hoạt động sản xuất các công đoạn đơn giản, sử dụng nhiều lao động phổ thông, không tiếp thu được chuyển giao cơng nghệ.

Tính đồng bộ giữa các KCN với hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, xây dựng,… chưa cao. Đặc biệt là hạ tầng bảo vệ môi trường tại các KCN chưa được chú trọng, hằng năm vẫn xảy ra các sai phạm liên quan đến môi trường, chưa tuân thủ pháp luật.

Quỹ đất sạch trong các khu công nghiệp Hà Nội gần như khơng cịn, trong khi nhu cầu về đất phục vụ sản xuất công nghiệp để thu hút các NĐT vào hoạt động sản xuất tiếp tục tăng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 30 - 35)