2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình
Kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh Ninh Bình diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau nỗ lực triển khai tiêm chủng phòng - chống dịch Covid-19, các nước phát triển đang dần mở cửa trở lại, những tháng đầu năm nền kinh tế vĩ mô của cả nước từng bước được ổn định và có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, làn sóng dịch bùng phát từ cuối tháng tư với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa xã hội, đời sống nhân dân của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quyết liệt, tăng cường tập trung mọi điều kiện cho cơng tác phịng, chống dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa thực hiện tốt nhiệm cụ phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, Ninh Bình trong năm 2021 đạt được nhiều kết quả tốt:
2.1.2.1 Một số đặc điểm về kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế từng bước hồi phục trong trạng thái bình thường
mới. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2021 (theo so sánh năm 2010) ước tính đạt 45.426,9 tỷ đồng, tăng 5,71% so với năm 2020. Trong đó: giá trị tăng thêm khu vực I (nơng, lâm nghiệp và thủy sản) ước đạt 4.395,9 tỷ đồng, tăng 2,77% đóng góp 0,28 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; khu vực II (công nghiệp - xây dựng) ước đạt 18.042,1 tỷ đồng, tăng 5,64%, đóng góp 2,24 điểm phần trăm (riêng cơng nghiệp ước đạt
39
13.981,9 tỷ đồng, tăng 6,50% đóng góp 1,99 điểm phần trăm; khu vực III (dịch vụ) ước đạt 15.418,1 tỷ đồng, tăng 4,19% đóng góp 1,44 điểm phần trăm; thuế sản phầm trừ trợ cấp sản phẩm 7.570,8 tỷ đồng, tăng 11,01% đóng góp 1,75 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông,
lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tiểm năng thế mạnh của tỉnh tiếp tục được khai thác một cách có hiệu quả. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm 2021 (theo giá hiện hành) ước đạt trên 72.035,0 tỷ đồng. Chia ra: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt trên 6.981,7 tỷ đồng, chiếm 9,69%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 28.712,8 tỷ đồng, chiếm 39,86%, riêng công nghiệp ước đạt 22.797,2 tỷ đồng, chiếm 31,65%, khu vực dịch vụ ước đạt 25.119,8 tỷ đồng, chiếm 34,87%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 11.220,7 tỷ đồng, chiếm 15,58%.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực về cơ cấu thu,
tổng thu ngân sách (khơng bao gồm hồn thuế GTGT) năm 2021 ước đạt 18.896,0 tỷ đồng, vượt 1,3% dự toán năm và giảm 11,5% so với năm trước.
Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 18.059,4 tỷ đồng, vượt
17,6% so với dự toán năm HĐND tỉnh giao và bằng 80,3% năm 2020. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương thực hiện gần 16.793,9 tỷ đồng, vượt 18,6% dự toán và tăng 9,6%. Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 4.539,3 tỷ đồng, vượt 72,3% dự toán năm và giảm 45,5%; chi thường xuyên ước thực hiện 8.366,6 tỷ đồng, vượt 8,4% dự toán và tăng 19,8%. Chi thường xuyên đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ của TW và tỉnh ban hành.
Tổng vốn đầu tư và phát triển trên địa bàn toàn tỉnh năm 2021 ước đạt
26.893,6 tỷ đồng, vượt 5,5% so với kế hoạch năm và tăng 5,2% so với năm 2020. Chia ra: Vốn Nhà nước đạt 5.191,9 tỷ đồng, tăng 16,5%, vốn ngoài Nhà
40
nước đạt 20.132,5 tỷ đồng, tăng 4,0% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.569,2 tỷ đồng, giảm 11%.
Ngành thương mại, dịch vụ có sự hồi phục đáng kể đạt tốc độ tăng trưởng
khá so với cùng kì. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 một số ngành kinh doanh dịch vụ gồm hoạt động du lịch, dịch vụ không thiết yếu nhiều lần phải tạm ngừng hoạt động đến khi cho phép hoạt động trở lại thực hiện nghiêm các biện pháp về phòng chống Covid-19 theo quy định dẫn đến các ngành dịch vụ, du lịch có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên sang tháng 10, khi các địa phương trên cả nước thực hiện nghị quyết mới của Chính phủ tạm thời “Thích ứng an tồn, thích ứng, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, các biện pháp phòng chống dịch từng bước được nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ dần được hoạt động trở lại. Vì thế, tính chung cả năm 2021, ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh vẫn đạt được mức tăng trưởng khá.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa thực hiện gần 33.939,9 tỷ đồng, tăng 13,3% so
với năm 2020. Tất cả các nhóm hàng đều có tổng mức bán lẻ tăng, cụ thể: nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 10.316,6 tỷ đồng, tăng 14,8%; hàng may mặc 2.515,1 tỷ đồng, tăng 7,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 3.695,5 tỷ đồng, tăng 7,3%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục 597,1 tỷ đồng, tăng 15,1%; gỗ và vật liệu xây dựng 5.726,7 tỷ đồng, tăng 13,9%; ô tô các loại 1.731,5 tỷ đồng, tăng 15,9%; phương tiện đi lại 1.973,3 tỷ đồng, tăng 2,6%,...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt trên 4.705,9 tỷ đồng, tăng 20,1% so
với cùng kỳ (trong đó: doanh thu lưu trú 314,4 tỷ đồng, tăng 7,2%; doanh thu dịch vụ ăn uống 4.391,5 tỷ đồng, tăng 21,1%; doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt trên 3,5 tỷ đồng, giảm 47,4%; doanh thu một số ngành dịch vụ khác gần 2.887,6 tỷ đồng, tăng 16,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 tăng 0,98% so với năm trước, đây
là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2018. CPI tăng do một số nguyên nhân: giá xăng, dầu liên tục được điều chỉnh tăng trong năm kéo theo nhóm nhiên liệu tăng 31,08% so với năm 2020, giá điện sinh hoạt bình quân tăng 9,43%, giá gas
41
trong nước tăng theo đà tăng của giá gas thế giới, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng, giá dịch vụ giáo dục tăng. Bên cạnh đó có một số yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI: chăn nuôi lợn trên địa bàn từng bước được phục hồi, do ảnh hưởng của Covid-19 nên nhu cầu đi lại của người dân giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 3,95%, giá khách sạn, nhà hàng giảm 2,07%, giá cước dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,64%.
Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 2.965,6 triệu USD, tăng 9,8% so với năm 2020 và vượt 23,6% so với kế hoạch năm. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn gồm: quần áo các loại 417,1 triệu USD; camera và linh kiện điện thoại 875,9 triệu USD, linh kiện điện tử 77,4 triệu USD, linh kiện phụ tùng ô tô 46,3 triệu USD.
Tổng giá trị nhập khẩu đạt 3.186,5 triệu USD, tăng 7,0% so với năm 2020 và vượt 2,8% so với kế hoạch năm. Trong đó, giá trị mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: linh kiện điện tử 901,5 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô các loại 1.107 triệu USD, vải và phụ liệu may mặc 178,7 triệu USD, phụ liệu sản xuất giày dép 497,1 triệu USD, phế liệu sắt thép 146,8 triệu USD, máy móc thiết bị 105 triệu USD, ô tô 63 triệu USD.
Hoạt động du lịch: mặc dù đăng cai tổ chức “Năm du lịch Quốc gia” nhưng
năm 2021 du lịch của tỉnh giảm mạnh cả về lượng khách tham quan và doanh thu. Lượng khách thăm quan, du lịch đạt gần 1.021 nghìn lượt, giảm 61,1% so với năm 2020, số lượt khách lưu trú cũng giảm 53,8% tương đương 212,7 nghìn lượt khách, số ngày khách lưu trú đạt trên 284 nghìn ngày khách, giảm 53,3%. Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2021 đạt gần 682 tỷ đồng, giảm 56,9% so với năm trước.
2.1.2.2 Một số vấn đề xã hội
Lao động và việc làm năm 2021, tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19, tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh ở miền Nam, một số lao động mất việc di chuyển về quê, đã tác động làm tăng dân số và lao động trên địa bàn tỉnh. Dân số trung bình năm 2021 tỉnh Ninh Bình sơ bộ đạt 1.007,6 nghìn người,
42
tăng 1,4% (+13,6 nghìn người) so với năm 2020. Lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên trên địa bàn tỉnh năm 2021 ước tính 568,5 nghìn người, tăng 0,9% so với năm trước, khu vực thành thị 106,8 nghìn người chiếm 21,5%, khu vực nơng thơn 791,1 nghìn người, chiếm 78,5%. Cũng trong năm 2021, tồn tỉnh đã giải quyết việc làm cho gần 19,9 nghìn lao động, trong đó xuất khẩu lao động 0,8 nghìn trường hợp, tổ chức đào tạo nghề cho 17,5 nghìn lao động, trong đó lao động dài hạn là 4,9 nghìn lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho 27,6 nghìn lao động.
Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội: Công tác giảm nghèo luôn được
quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt, các chính sách đã đến được với người dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong năm 2021, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho gần 535,1 nghìn đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội, thực hiện hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo kịp thời và đúng quy định.
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 để phù hợp, đảm bảo cơng tác phịng chống dịch và an toàn cho học sinh và giáo viên, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học. Tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục, đào tạo ổn định, vững chắc, điểm trung bình các mơn thi là 6,903 điểm, cao thứ 3 so với tồn quốc.
Trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại, ngành Y tế đã bám sát và
chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung văn bản chỉ đạo Trung ương và của tỉnh, rà sốt, kích hoạt lại phương án phịng, chống dịch ở mức cao nhất, bổ sung các tình huống phù hợp với diễn biến của dịch bệnh, cập nhật, rà soát, quản lý cách ly người đi về từ các địa phương đang có dịch, tổ chức tiêm phịng Covid-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, tính đến hết năm 2021, tồn tỉnh đã triển khai tiêm phịng vacxin Covid-19 cho nhóm đối tượng
43
trên 18 tuổi đang có mặt tại Ninh Bình, mũi 1 cho 628.606 người, tiêm mũi 2 cho 588.691 người, tiêm mũi 3 cho 6.938 người, cho nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 1 cho 81.687 người, mũi 2 cho 76.878 người.
Hoạt động văn hóa, thể thao tập trung thực hiện sâu rộng, nội dung và hình
thức đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp trong điểu kiện phòng, chống dịch Covid-19 gắn liền tuyên truyền cổ động trực quan với những sự kiện nổi bật như: Chào đón năm mới mừng Đảng, mừng Xuân, Lễ khai mạc năm du lịch Quốc gia - Lễ Hội Hoa Lư,…Trong năm, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công một số hoạt động thể thao đảm bảo trong điều kiện phòng, chống dịch, tuy nhiên trong năm một số hoạt động thể thao quần chúng phải tạm dừng tổ chức do dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng.
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội chủ động lên kế hoạch,
triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, phòng chống cháy nổ trong các kỳ nghỉ lễ, tết và đặc biệt các sự kiện quan trọng của tỉnh. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đặc biệt là quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn, công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thơng giảm đáng kể.