Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 51 - 60)

2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình

2.2.1 Giới thiệu khái quát về các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Với quy mơ diện tích các KCN là 1.472 ha, có thể thấy KCN Ninh Bình có sự phát triển vượt trội, đã đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Theo thông tin Ban quản lý các KCN tỉnh, Ninh Bình hiện có 7 KCN, trong đó có 5 khu đã đi vào hoạt động:

Một, KCN Khánh Phú, vị trí: nằm trên địa phận xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh và Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 351 ha. Là KCN đa ngành, bao gồm cơ khí sửa chữa, lắp ráp, đóng tàu, nhà máy thép, sản xuất vật liệu cao cấp, nhà máy phân đạm, kho tàng và dịch vụ hậu cần cảng.

46

Một số dự án đã đầu tư: Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám, công suất 1.760 tấn/ngày; dự án Nhà máy may Nienhsing, công suất 24 triệu sản phẩm/năm; dự án Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao (thép dự ứng lực), công suất 1 triệu tấn/năm.

Hai, KCN Khánh Cư, vị trí: nằm trên địa phận xã Khánh Cư, huyện Yên

Khánh, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 52,11 ha. Có vị trí thuận tiện cho việc mở cảng đường thủy vận chuyển hàng hóa, là KCN đa ngành gồm: cơng nghiệp cơ khí chế tạo máy, cơ khí đóng tàu, sản xuất phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm.

Ba, KCN Phúc Sơn, vị trí: nằm trên địa phận xã Ninh Phúc và phường Ninh

Sơn, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 142 ha. Là KCN sạch, thu hút các ngành nghề thân thiện với môi trường như lắp ráp linh kiện điện tử,…Đây là một trong 5 KCN sạch dự kiến ưu tiên thành lập mới theo văn bản số 1818/TTg-KTN ngày 29/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Ninh Bình vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Trong vịng bán kính 90km dự án có thể liên hệ giao thơng rất thuận lợi với Hà Nội, Hịa Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, CCN nằm trên địa bàn các tỉnh.

Bốn, KCN Gián Khẩu, vị trí: nằm trên địa phận 3 xã Gia Tân, Gia Xuân, Gia

Viễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 162 ha, mở rộng 50 ha. Là một KCN đa ngành, tập trung ngành chính: Cơ khí chế tạo, xi măng, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, may mặc,… Những dự án lớn như Nhà máy Xi măng The Vissai, công suất 2,7 triệu tấn/năm; dự án Nhà máy ô tô Thành Công, công suất 13.000 xe/năm.

Năm, KCN Tam Điệp I, vị trí: xã Quang Sơn, phường Tây Sơn, thành phố

Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 64 ha. Là KCN đa ngành gồm: chế tạo cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản,… Những dự án lớn như Dự án nhà máy Xi măng Tam Điệp, công suất 1,4 triệu tấn/năm; dự án nhà

47

máy gia công, sản xuất giày dép xuất khẩu Adora, công suất 10 triệu sản phẩm/năm.

Sáu, KCN Tam Điệp II (chưa đi vào hoạt động), vị trí: xã Quang Sơn, phường

Tây Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 386 ha. Định hướng là KCN đa ngành, ít gây ơ nhiễm với môi trường với các loại ngành nghề thu hút đầu tư như: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, gia công chế biến nông sản, thực phẩm,…

Bảy, KCN Kim Sơn (chưa đi vào hoạt động), vị trí: nằm trên địa phận 2 xã

Kim Trung và Kim Đồng, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, quy mơ: 200 ha. Lĩnh vực thu hút đầu tư và các ngành công nghiệp của KCN Kim Sơn là: vận tải, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, năng lượng, chế biến thủy – hải sản, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ kết hợp với dịch vụ du lịch, một số loại hình cơng nghiệp khác.

2.2.2 Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2018 – 2021

Tuy được thành lập khá muộn so với cả nước, trong điều kiện xây dựng bằng vốn NSNN, song với quyết tâm của Đảng Bộ và chính quyền địa phương, các KCN của tỉnh Ninh Bình được xây dựng, phát triển khá nhanh hịa nhịp cùng cả nước trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2004, KCN Khánh Phú mở màn cho công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với diện tích 35 ha. Đến nay, tỉnh đã có 7 KCN được thành lập, trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động và 2 KCN chuẩn bị đi vào hoạt động, tổng diện tích KCN là 1.472 ha, chiếm 1,061% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tại các KCN Ninh Bình qua 4 năm 2018-2021 được thể hiện ở bảng 2.1

45

Bảng 2.1 - Giá trị sản xuất cơng nghiệp tại các KCN tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2021

Năm Chỉ tiêu ĐVT 2018 2019 2020 2021 2019/2018 2020/2019 2021/2020 (+(-) % +(-) % +(-) % Tổng GTSX Công nghiệp tỷ đồng 49.200 71.830 80.814 100.105 22.630 46% 8.984 12,5% 19.291 23,87% Tổng Doanh Thu tỷ đồng 43.000 53.000 66.400 84.000 10.000 23,3% 13.400 25,3% 17.600 20,09% Nộp Ngân Sách tỷ đồng 7.000 9.000 12.585 11.980 2.000 28,6% 3.585 39,8% (0.605) (0,048%) Kim ngạch

Xuất Khẩu tỷ USD 1,2 1,65 1,472 1,85 0,45 37,5% (0,178) (10,8%) 0,378 25,67%

46

Mặc dù chịu tác động khó khăn của nền kinh tế cả nước, đặc biệt là kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhìn vào bảng 2.1 trên ta thấy, tổng giá trị sản xuất, tổng doanh thu liên tục tăng trong 4 năm 2018 - 2021, tổng doanh thu của các KCN đều tăng trên 10.000 tỷ đồng (tương đương với trên 23%). Nộp ngân sách trong 4 năm đều liên tục tăng đóng góp rất lớn cho ngân sách Ninh Bình.

Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển mình rõ nét, các nguồn lực đầu tư góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bước sang giai đoạn mới, Ninh Bình và các KCN sẵn sàng đón các làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là các nguồn vốn từ nước ngồi. Tính đến nay, tồn tỉnh có 119 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 64.130 tỷ đồng, trong đó có khoảng 30 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đầu tư đăng ký 590,44 triệu USD, 79 dự án trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 44.322 tỷ đồng. Các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình phần lớn là dự án có quy mơ vừa và lớn. Vốn đăng ký bình quân một dự án là 537 tỷ đồng, diện tích sử dụng bình qn là 5,6 ha, có 16 dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong KCN hàng năm tạo ra giá trị gia tăng lớn, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2020 bình quân mỗi hecta đất công nghiệp tạo ra: 98,85 tỷ đồng doanh thu, tạo việc làm cho trên 60 lao động, đóng góp 18,85 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước… Tính đến năm 2021, bình quân 1 dự án đạt doanh thu 558 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 12,37 triệu USD, nộp ngân sách đạt 105,7 tỷ đồng và tạo việc làm cho 338 lao động.

47

Bảng 2.2 Số dự án mới được chấp nhận GCNĐKĐT vào các KCN tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2021

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số dự án mới 04 10 06 07 Tổng vốn đăng ký đầu tư 1.112,6 tỷ đồng 6.350 tỷ đồng 1.111 tỷ đồng 1.476 tỷ đồng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý số liệu)

Qua 4 năm 2018 - 2021, có 27 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình. Năm 2018, tỉnh đã cấp mới GCNĐKĐT cho 4 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.112,6 tỷ đồng, điều chỉnh cho 29 lượt dự án, trong đó có 8 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là 3.900 tỷ đồng. Năm 2019 có 10 dự án mới và tổng số vốn lên đến 6.350 tỷ đồng, trong đó có 2 dự án FDI vốn đầu tư là 55,3 triệu USD, đồng thời cấp 23 lượt điều chỉnh GCNĐKĐT cho các dự án, trong đó có 4 lượt điều chỉnh tăng vốn với mức tăng thêm là 495,2 tỷ đồng, thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của 3 dự án. Năm 2020, Cấp mới GCNĐKĐT cho 06 dự án, trong đó có 1 dự án FDI với số vốn 2 triệu USD. Năm 2021, Ninh Bình đã thu hút được 07 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 63,76 triệu USD tương đương 1.476,21 tỷ đồng. Tỉnh tổ chức, quản lý, theo dõi việc triển khai thực hiện 04 dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài thuộc các lĩnh vực thủy lợi, y tế, đất đai với tổng mức đầu tư của các dự án trên 1.725 tỷ đồng.

Trong các KCN có 119 dự án được cấp GCNĐKĐT còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký đạt trên 64.000 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện khoảng 51.000 tỷ đồng, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao đạt trên 80%. Ninh Bình thực hiện các vấn đề liên quan đến giải ngân vốn đầu tư rất tốt, chính vì vậy tiến độ triển khai tại các KCN khá nhanh, nhanh chóng đi vào hoạt động.

48

Bảng 2.3 Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình đến hết năm 2021 Chỉ tiêu Khánh Phú Khánh Cư Phúc Sơn Gián Khẩu Tam Điệp Tổng Quy mô (ha) 351 52 142 162 64 771 Số dự án 32 8 16 45 18 119 Vốn đầu tư (tỷ đồng) 20.195 6.325 6.881 25.406 5.323 64.130

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý số liệu)

Các dự án đầu tư vào KCN Ninh Bình phần lớn là các dự án có quy mơ vừa và lớn. Vốn đầu tư đăng ký bình quân một dự án là 537 tỷ đồng/dự án, diện tích sử dụng bình qn khoảng 5,6 ha/dự án. Với hai mức vốn bình quân thì các KCN ở Ninh Bình ở mức tương đối so với mức bình quân cả nước năm 2021 là 448 tỷ đồng/dự án, trên một ha đất sử dụng 8,9 ha/dự án.

Với đặc điểm địa lý và giao thông tương đối thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều ưu đãi hấp dẫn, KCN Khánh Phú đã thu hút được nhiều nhà đầu tư uy tín trong và ngồi nước tham gia. KCN có quy mơ 351 ha, có 32 dự án đầu tư chiếm gần 27% tổng số dự án thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh, vốn đầu tư đạt 20.195 tỷ đồng. Dự án có quy mơ lớn nhất là Nhà máy Đạm Ninh Bình của tổng cơng ty Hóa chất Việt Nam có số vốn đăng ký đầu tư trên 10.670 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích hơn 53 ha tại KCN Khánh Phú, công ty TNHH Nien Hsing Ninh Bình may quần bị đạt 24 triệu sản phẩm/năm, với số vốn đầu tư trên 2.300 tỷ đồng.

49

KCN Khánh Cư với quy mô 52 ha thu hút được 8 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 6.325 tỷ đồng. Tiêu biểu là Công ty Cổ phần cơ khí lắp máy LILAMA: chế tạo thiết bị và kết cấu thép công suất 10.000 tấn/năm vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, Dự án Nhà máy Kính nổi CFG có tổng mức đầu tư 4.141 tỷ đồng.

KCN Phúc Sơn có quy mơ 162 ha, đây được quy hoạch là KCN sạch của tỉnh thu hút được 16 dự án với tổng số vốn đầu tư là 6.881 tỷ đồng. Nổi bật, Công ty TNHH MC-CNEX Vina đầu tư nhà máy sản xuất camera modul và linh kiện điện tử có tổng mức đầu tư 2.934 tỷ đồng.

Vốn đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình khơng đồng đều có sự chênh lệch rất lớn, KCN Gián Khẩu thu hút được 45 dự án với tổng số vốn đầu tư là 25.406 tỷ đồng, trong đó dự án Nhà máy ơ tơ Thành Cơng tính đến hết năm 2021 thu hút được 8 dự án với tổng số vốn đầu tư là 12.297,73 tỷ đồng, riêng năm 2020 khởi công xây dựng Nhà máy ô tô Huyndai Thành Công 2 với tổng số vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

KCN Tam Điệp II có quy mơ 64 ha thu hút được 18 dự án với tổng số vốn đầu tư 5.323 tỷ đồng, bao gồm 10 nhà máy công nghiệp tập trung và khoảng hơn 100 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thủ công, tiểu thủ công. Dự án Công ty TNHH Công nghiệp giày Aurora Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 2.321 tỷ đồng.

50

Bảng 2.4 Các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình tính đến hết năm 2021 Loại hình doanh nghiệp Số dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỉ trọng DNNN 4 2.700 4,21% Cơng ty liên doanh nước ngồi 8 26.408 41,17% Công ty TNHH 32 16.131 25,15% Công ty Cổ phần 10 4.286 6,7% DN có vốn đầu tư nước ngồi

(100%)

38 14.605 22,77%

Tổng 119 64.130 100%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và xử lý)

Các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình rất đa dạng, phong phú, bao gồm 4 Doanh nghiệp Nhà nước, 8 Công ty liên doanh nước ngồi, 32 Cơng ty TNHH, 10 Cơng ty Cổ phần, 38 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 100%. Xét về lượng vốn có thể thấy Cơng ty liên doanh nước ngồi có vốn đầu tư cao nhất chiếm 41,17% tương đương 26.408 tỷ đồng, nổi bật nhất là Dự án nhà máy ô tô Thành Công do Tập đồn Thành Cơng liên doanh với Tập đoàn Hyundai Motor (Hàn Quốc). Công ty TNHH cũng chiếm tỉ trọng đến 25,15% với tổng số vốn là 16.131. Công ty Cổ phần chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ 6,7% tương đương nguồn vốn 4.286 tỷ đồng, mặc dù vậy nhưng loại hình doanh nghiệp này cũng đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển của KCN tỉnh Ninh Bình. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỉ trọng khá cao 22,77% tương đương với 14.605 tỷ đồng vốn đầu tư.

51

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh ninh bình giai đoạn 2018 2021 (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)